Ý nghĩa của thừa phát lại

phân tích ý nghĩa của thừa phát lại

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chức danh nghề nghiệp trong các cơ quan nói chung và các cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng.

 Việc tìm hiểu các mối quan hệ này có tác dụng trong việc xác định rõ vai trò, vị trí, ý nghĩa của thừa phát lại, qua đó nâng cao hiệu quả công tác phối kết hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Thừa phát lại. Vậy ý nghĩa của thừa phát lại được quy định như thế nào. 

Bài viết về ý nghĩa của thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Tìm hiểu ý nghĩa của thừa phát lại

Vai trò của Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp:

Cũng như các chức danh tư pháp khác như Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên (Công tố viên), Luật sư, Chấp hành viên, Đấu giá viên, Thừa phát lại cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và kiểm soát các hoạt động tư pháp trong cơ cấu quản lý của bộ máy nhà nước; tạo sự liên hệ hỗ trợ liên kết giám sát lẫn nhau, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ trong công tác thi hành án dân sự, lập vi bằng các hoạt động dân sự theo yêu cầu, giữ vai trò hiện diện trong các phiên tào hình sự.

Trong vụ án hình sự, nếu được pháp luật cho phép, Thừa phát lại có thể trực tiếp gặp gỡ các bị cáo, tiếp cận với tiến trình phiên tòa, có thể hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong quá trình xét xử theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, tống đạt yêu cầu theo quy định của Tòa án.

Thừa phát lại hỗ trợ với tư cách người làm chứng trong các sự kiện phát sinh yêu cầu dân sự cũng như các yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Trong hoạt động dân sự, kinh tế, tài chính việc lập vi bằng làm chứng tạo căn cứ pháp luật hạn chế rủi ro, giảm tranh chấp phát sinh trong việc ký kết hợp đồng.

Hiện nay, do vấn đề khó khăn, phức tạp trong việc thi hành các bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật dẫn đến việc thi hành còn chậm thì Thừa phát lại là đầu mối có thể thúc đẩy tiến trình thực thi được nhanh chóng hơn bằng việc xác nhận thực tế các điều kiện để thi hành án.

Thừa phát lại hỗ trợ việc tống đạt các quyết định pháp luật nhằm mục tiêu điều hòa lợi ích và nghĩa vụ thực hiện.

Nhiệm vụ của Thừa phát lại chính là cầu mối “cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội, đảm bảo sự nghiêm minh và thấu hiểu”.

Vai trò của Thừa phát lại trong thực hiện dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp

Thứ nhất: Hoạt động của Thừa phát lại nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tổ chức và các cá nhân được xúc tiến thực hiện, đồng thời, song song và đúng pháp luật.

Tiến trình dân chủ hóa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh xung đột lợi ích dẫn đến khiếu kiện nhiều cấp của người dân là mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển hơn nữa hoạt động của Thừa phát lại.

Pháp luật cho phép quyền và lợi ích dân sự phải được quản lý, thừa nhận và thực hiện thông qua giám sát của các tổ chức pháp lý nhưng không phải bằng biện pháp cưỡng chế của cảnh sát “Tất cả diễn ra trong hòa bình, không có sự can thiệp của sức mạnh cưỡng chế”

Thứ hai: Thừa phát lại là chế định mới liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoạt động tư pháp.

Hoạt động của Thừa phát lại đối với xã hội chính là “Xã hội hóa hoạt động tư pháp mà chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. Với mục tiêu hướng tới người dân, việc thực hiện các hoạt động của Thừa phát lại đã tạo cơ chế để người dân tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự, hành chính. Việc lập vi bằng, tạo tính pháp lý của chứng cứ giúp người dân có cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong tố tụng và trong các giao dịch dân sự”.

Thứ ba: Thừa phát lại tạo một thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính tư pháp, bổ trợ tích cực cho cơ cấu hoạt động của ngành tư pháp đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội.

Quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức được bảo vệ trước tòa án đặt ra những yêu cầu và sự đảm bảo cho các hoạt động giao dịch dân sự, hạn chế tiêu cực, phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy các hoạt động trong công tác thi hành án dân sự.

Thứ tư: Thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ ở một phạm vi rộng của nhiều lĩnh vực trong cơ cấu hoạt động toàn xã hội như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, dân số, tố tụng, bảo hiểm, hành chính. Rất cần có sự điều chỉnh pháp luật để vai trò của Thừa phát lại phát huy hơn nữa với mục tiêu phục vụ trên cơ sở yêu cầu dịch vụ dần trở thành xã hội hóa dịch vụ công.

Nội dung ý nghĩa của thừa phát lại với các cơ quan tư pháp

Thừa phát lại và Chấp hành viên

Chấp hành viên là người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm và giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định mà theo quy định của Luật thi hành án phải được đưa ra thi hành.

Chấp hành viên là công chức, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và phải thực hiện công việc theo quy định về chế độ công chức, công vụ.

Thừa phát lại mặc dù cũng do Nhà nước bổ nhiệm và thực hiện một số công việc như chấp hành viên như: trực tiếp thi hành bản án, xác minh điều kiện thi hành án.

Tuy nhiên, Thừa phát lại không phải là công chức Nhà nước, họ làm việc và được hưởng thù lao và phí tổn theo giá biểu do Nhà nước quy định và hợp đồng ký kết với khách hàng.

Trong công việc, Thừa phát lại và Chấp hành viên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, điều này thể hiện trên một số mặt cơ bản như sau:

– Thừa phát lại hỗ trợ cơ quan thi hành án nói chung và Chấp hành viên nói riêng trong việc tống đạt các văn bản, giấy tờ, tài liệu: Theo quy định hiện nay thì “Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm:

Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự.

Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác”.

– Thừa phát lại hỗ trợ Chấp hành viên thông qua kết quả xác minh điều kiện thi hành án làm cơ sở để Chấp hành viên tổ chức thi hành bản án.

Theo quy định thì “Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó”.

Sau khi có kết quả xác minh của Thừa phát lại “Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án.

Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án”.

Ngoài ra, theo quy định thì đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Đây cũng là một sự hỗ trợ tích cực đối với Chấp hành viên.

– Thừa phát lại trực tiếp thi hành các bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự: Việc cho phép Thừa phát lại trực tiếp thi hành các bản án là nhằm giúp giảm tải công việc cho Chấp hành viên, hạn chế tình trạng án tồn đọng kéo dài không được thi hành.

Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng khi cho tiến hành thí điểm chế định Thừa phát lại.

phân tích ý nghĩa của thừa phát lại
phân tích ý nghĩa của thừa phát lại

Thừa phát lại và Kiểm sát viên

Mối quan hệ giữa Thừa phát lại và Kiểm sát viên là mối quan hệ kiểm tra – giám sát.

Theo quy định hiện hành thì “Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại có quyền kháng nghị quyết định, hành vi pháp luật của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, Thừa phát lại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm.

Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm trả lời kháng nghị và thực hiện nội dung kháng nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.”.

Việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và pháp luật về tố tụng.

Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại có quyền kháng nghị quyết định, hành vi pháp luật của Trưởng văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm.

Trưởng văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm trả lời kháng nghị trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị. Nếu chấp nhận kháng nghị, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời kháng nghị, Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải thực hiện nội dung kháng nghị.

Nếu không đồng ý với kháng nghị, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có quyền kiến nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng thừa phát lại xem xét.

Cục trưởng Cục thi hành án dân sự có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị; văn bản trả lời của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành.

Trường hợp xét thấy văn bản trả lời kháng nghị không có căn cứ thì Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét lại văn bản trả lời đã có hiệu lực thi hành của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đã trả lời kiến nghị.  

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về ý nghĩa của thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về ý nghĩa của thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin