Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì

Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì

Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên có thể thấy hiện nay ở nước ta, nhu cầu lập vi bằng và sử dụng các dịch vụ của thừa phát lại đang ngày càng tăng.

Do đó các văn phòng thừa phát lại xuất hiện nhiều hơn. Vậy văn phòng thừa phát lại có chức năng gì. Bài viết về văn phòng thừa phát lại có chức năng gì của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thừa phát lại là gì?

Tên gọi “thừa phát lại” là một thuật ngữ có gốc Hán – Việt và có tính lịch sử, nó được tồn tại ở miền nam Việt Nam trong thời kỳ trước năm 1975.

Nghĩa của thừa phát lại chỉ một người công lại (một người không phải nhân viên nhà nước nhưng lại mang trong mình quyền lực nhà nước vì người đó được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm).

Trong vốn từ ngữ Việt Nam hiện nay, cũng có người đề xuất có tên khác như: thừa hành viên, ở các tỉnh phía Bắc cũng có thời kỳ có các nhân vật “mõ tòa”. Nhưng xét về tổng thể, thừa phát lại không chỉ là thừa hành viên, thừa phát lại cũng không chỉ là mõ tòa.

Quyền và các chức năng của Thừa phát lại là gì?

So với thi hành án, Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án, trong đó có chức năng lập vi bằng, giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, chỉ với một chức năng này thôi của thừa phát lại, nó đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, nó vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp.

Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại.

Theo quy định tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ, thì thừa phát lại hiện nay có các quyền: thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự; lập vi bằng (lập các biên bản có giá trị pháp lý như: biên bản xác minh tài sản, biên bản hiện trạng nhà…); xác minh điều kiện thi hành án; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định liên quan đến thu tiền, tài sản cho ngân sách nhà nước).

Trong các quyền của thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn.

Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Giá trị thứ hai của thừa phát lại là thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của tòa án, đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự.

Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn.

Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa.

Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự.

Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, tạo lập nề nếp, có ý nghĩa rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai TPL trở lên).

Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Điều 16 Nghị định 61/2009 về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức bộ máy. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Đặc biệt, Văn phòng Thừa phát lại phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM.

Quy định văn phòng thừa phát lại có chức năng gì

Theo quy định trước đây, Thừa phát lại có nhiệm vụ tống đạt các văn bản, quyết định cho Tòa án và các cơ quan Thi hành án. Tuy nhiên, Nghị định số của Chính phủ bổ sung những dịch vụ mà Thừa phát lại được quyền cấp cho dân như sau:

Lập vi bằng theo yêu cầu

Vi bằng là những văn bản có giá trị bằng chứng để tòa án xem xét giải quyết tranh chấp hay các vụ án. Loại giấy tờ này cũng là căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại giúp bổ sung nguồn chứng cứ, tạo thêm công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp tài sản, đất đai.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

Việc xác minh bao gồm:

Truy tìm tài sản của người phải thi hành án bao gồm: bất động sản, tài sản đang do người thứ ba giữ.

Xác minh tài khoản tiền gửi tại kho bạc, ngân hàng, các tổ chức tín dụng

Tìm các nguồn thu khác của người phải thi hành án

Theo đó, người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh mà Thừa phát lại cung cấp để yêu cầu thi hành án tại Cơ quan thi hành án dân sự, hoặc tại Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền.

Trực tiếp tổ chức thi hành án

Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền như Chấp hành viên có thể trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Đồng thời có quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên đối với các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng, thì Cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án.

Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì
Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì

Nội dung văn phòng thừa phát lại có chức năng gì

Để trả lời câu hỏi Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì thì căn cứ theo quy định pháp luật tại điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, có thể thấy văn phòng thừa phát lại có các chức năng như sau:

Thứ nhất, văn phòng thừa phát lại thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo.

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.

Thứ hai, lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy việc lập vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động Công chứng, nhưng rộng hơn so với hoạt động công chứng.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn; trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…..

Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm một số trường điển hình như: Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền; Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc; Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật; Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật.

Thứ ba, chức năng xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu của khách hàng.

Thứ tư, thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. 

Khi tổ chức thực hiện thi hành án, Thừa phát lại có thẩm quyền như một chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự.

Lệ phí của văn phòng thừa phát lại

Phí tống đạt theo quy định của pháp luật.

Phí xác minh điều kiện thi hành án dựa trên thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại với người yêu cầu xác minh.

Lệ phí lập vi bằng dựa trên thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại với người yêu cầu lập vi bằng.

Lệ phí thi hành án được dựa theo quy định pháp luật và thỏa thuận giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại có chức năng gì. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại có chức năng gì và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin