Phân tích tội tham ô tài sản

Tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng thường thấy. Vậy tham ô tài sản là gì? Hình phạt của tội tham ô tài sản được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Rong Ba đi vào phân tích tội tham ô tài sản qua bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Tham ô tài sản là gì?

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người thực hiện hành vi tham ô phải là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chức nước ngoài.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi tham ô tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

– Phạt vi phạm hành chính được áp dụng khi thực hiện hành vi tham ô nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Trách nhiệm kỷ luật được áp dụng tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Trong đó, người thực hiện hành vi vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Hạ ngạch; Cách chức; Buộc thôi việc.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng với hành vi tham ô được cho là nguy hiểm cho xã hội với giá trị tài sản tham ô trên 02 triệu hoặc dưới 02 triệu nhưng đã từng bị xử lý kỷ luật về vi phạm này, đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng.

Những phân tích tội tham ô tài sản về cấu thành tội phạm

Chủ thể.

Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

Khách thể

Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.

Mặt chủ quan.

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Mặt khách quan.

Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý cấu thành tội tham ô có một trong những dấu hiệu sau:

+Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên.

+Gây hậu quả nghiêm trọng;

+Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm

+Đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI “Bộ luật hình sự 2015”, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Những phân tích tội tham ô tài sản về hình phạt áp dụng

Xử phạt hành chính về hành vi tham ô tài sản

Đối với hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Mức phạt vi phạm hành chính với hành vi tham ô tài sản công sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 63 về hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền là từ 01 – 05 triệu đồng.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi tham ô tài sản công dưới 02 triệu thì bị phạt tiền từ 01 – 05 triệu đồng.

Ngoài bị xử phạt hành chính, người tham ô còn bị áp dung các biện pháp khắc phục hậu quả là:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

– Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

Người tham ô tài sản trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không áp dụng mức phạt của Nghị định 63. Tuy nhiên, theo khoản Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người thực hiện hành vi tham ô có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Mức phạt với tội tham ô tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 353 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm nếu trị giá tài sản từ 02 đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về một trong các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

phân tích tội tham ô tài sản
phân tích tội tham ô tài sản

Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Phạm tội có tổ chức;

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100 đến dưới 500 triệu đồng;

– Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 01 đến dưới 03 tỷ đồng;

– Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạt tù từ 15 – 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500 triệu đến dưới 01 tỷ đồng;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 03 đến dưới 05 tỷ đồng;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi tài sản chiếm đoạt trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 05 tỷ đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Lưu ý:

– Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội tham ô tài sản thuộc một trong hai trường hợp: Phạt tù từ 15 – 20 năm; Phạt tù từ từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình (khoản 3 Điều 28 Bộ luật Hình sự);

– Có thể không thi hành án tử hình với người phạm tội tham ô tài sản nếu sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (điểm c khoản 3 Điều 40).

Bên cạnh đó, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 353 như trên.

Như vậy, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đồng thời, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhẩt định đến 05 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức tham ô tài sản

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức phạm tội tham ô bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về phân tích tội tham ô tài sản. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về phân tích tội tham ô tài sản và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CỦA LUẬT RONG BA

Công ty luật Rong Ba tự hào là Hãng Luật chuyên sâu về tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chúng tôi đi tiên phong cung cấp DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ nhằm giải đáp và hướng dẫn ứng xử pháp luật một cách kịp thời cho đông đảo khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức khác.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý liên quan đến chứng nhận quốc tế, pháp luật dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xuất nhập khẩu, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giao thông, vận tải, xử phạt hành chính, hợp đồng và các lĩnh vực khác… hãy gọi tel:0347362775.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG DỊCH VỤ LUẬT SƯ VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

Dịch vụ luật sư tư vấn luật qua tổng đài trực tuyến của Công ty luật Rong Ba giúp khách hàng:

  • Tiết kiệm thời gian do không phải lịch hẹn tư vấn và không tốn thời gian đi lại
  • Tiết kiệm được chi phí vì tư vấn luật qua tổng đài của Công ty Luật Rong Balà miễn phí
  • Được tư vấn luật và hỗ trợ pháp lý mọi lúc, mọi nơi, miễn là trên lãnh thổ Việt Nam
  • Mọi vấn đề vướng mắc pháp luật của khách hàng sẽ được giải đáp, hỗ trợ kịp thời
  • Chất lượng dịch vụ tư vấn luật qua tổng đài được đảm bảo bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn luật giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Rong Ba
  • Mọi thông tin về khách hàng và vụ việc được bảo mật
Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin