1. Dàn ý phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải
A. Mở bài
+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
+ Giới thiệu tác phẩm: đoạn trích từ truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.
B. Thân bài
* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải:
– Sống với Kiều được nửa năm thì nghĩ tới việc lớn
– “Động lòng bốn phương” – chí lớn của nam nhi
– “Trượng phu” chỉ người đàn ông có chí khí, một bậc anh hùng với ý nghĩa khâm phục, ca ngợi.
– “thoắt” diễn tả sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.
=> Từ Hải thoát khỏi tình cảm cá nhân, mong muốn làm lên nghiệp lớn.
– “mênh mang” diễn tả độ rộng và cao của đất trời, làm nổi bật tư thế của Từ Hải.
– “trông vời” thể hiện một cái nhìn rộng lớn, sáng suốt
– Từ Hải một mình cưỡi ngựa trên đường thẳng rong, diễn tả ý chí quyết thâm và bản lĩnh của người anh hùng.
– Từ Hải ra đi không lưu luyến, bị rịn, chàng coi Thuý Kiều là tri kỉ của mình nhưng không vì thế mà để tình cảm cá nhân ảnh hưởng tới nghiệp lớn.
* Lời hứa của Từ Hải với Thuý Kiều
+ Từ Hải hưa với Thuý Kiều kh nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “làm cho rõ mặt phi thường”, có sự nghiệp sẽ trở về cưới nàng, cho nàng một cuộc sống hạnh phúc ấm no.
+ Sư tự tin của Từ Hải về chiến thắng
* Sự dứt khoát của Từ Hải
“dứt”, “quyết khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải
* Nghệ thuật: tính chất ước lệ tượng trưng của văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.
C. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của đoạn trích, chí khí của Từ Hải.
2. Mẫu bài văn phân tích Chí khí anh hùng hay nhất
Belinxki từ nói:
“Bất kì thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là khí quan, là đại biểu của xã hội, của thời địa và của nhân loại”.
Nguyễn Du chính là thi sĩ vĩ đại của văn học Việt Nam. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm hay và có giá trị, nổi bật trong đó là tác phẩm Truyện Kiều. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã miêu tả chân dung khát vọng làm nên sự nghiệp của Từ Hải.
Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình quý tộc thời Lê – Trịnh ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông được tôn vinh là đại thi hào dân tộc, ông đã để lại nhiều áng thơ ca chữ Nôm và chữ Hán như Truyện Kiều, Văn Chiêu hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc thành tạp lục….
Tác phẩm Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị. Tác phẩm được đại thi hào dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tác.. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm ở phần Gia biến và lưu lạc từ câu 2213 đến câu 2230. Khi đó Thuý Kiều đang chìm trong cuộc sống đau khổ ê chề nơi chốn lầu xanh thì Từ Hải xuất hiện và cứu nàng ra khỏi chốn nhơ nhớp ấy. Nhờ có Từ Hải mà nàn đã được báo ân báo oán, được hưởng hạnh phúc vợ chồng như bao người phụ nữ khác.
Nhưng tình yêu của Từ Hải và Thuý Kiều vẫn không thể cản được hoài bãi gây dựng một sự nghiệp lớn lao của Từ Hải. Đó lí do khiến mối tình, niềm hạnh phúc của họ chỉ kéo dài được “nửa năm”, Từ Hải với khát khao cháy bỏng muốn chinh phục sự nghiệp, chàng đã lên đường chinh chiến.
“Chí khí anh hùng” chính là đoạn miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thuý Kiều để ra đi. Nếu như đối với bản gốc của Thanh Tâm Tài nhân, miêu tả cảnh chia li này chỉ với một câu ngắn “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi”. Thì Nguyễn Du với ngòi bút xuất sắc đã dựng lên cảnh li biệt giữa đôi trai gái, gác lại tình cảm cá nhân, hoàn thành giấc mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”.
” Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trong vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng khi đặt chàng trai trong hai khoảng không gian đối lập nhau. Một bên là không gian khuê phòng với “hương lửa đương nồng” với tình cảm lứa đôi mặn nồng, ngược lại một bên là không gian bao la, có sức vẫy gọi. Nửa năm chính là khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống, lúc này Từ Hải được đặt trong hoàn cảnh thử thách chí lớn, một bên bên là hạnh phúc gia đình viên mãn, một bên là sự nghiệp lớn lao.
Là một đấng trượng phu, chàng không một chút do dự, khẳng khái đưa ra quyết định của chính mình. Những từ ngữ diễn tả quyết định một cách nhanh chóng, dứt khoát bừng lên ý chí “thoắt”, “động lòng bốn phương”. Câu thơ thể hiện được ý chí mạnh mẽ, tấm lòng quyết tâm làm lên nghiệp lớn của người an hùng. Nguyễn Du tinh tế khi diễn tả tráng khí của Từ Hải “động lòng bốn phương” thể hiện tầm vóc lớn lao trong ý chí của nhân vật, khát khao làm chủ một phương. Hai từ “trượng phu” càng thể hiện lí tưởng của một người anh hùng thời đại, hội tụ những phẩm chất tốt đẹp.
Tầm nhìn rộng lớn đầy hoài bão của Từ Hải còn được thể hiện qua câu thơ:
“Trông vời trời bể mênh mang”
Khi chàng dõi mắt nhìn về phía khoảng không gian rộng lớn mà bậc hào kiệt thoả sức vẫy vùng. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” tái hiện hình ảnh con người ngạo nghễ, mạnh mẽ thể hiện tâm thế tự tin vào việc làm lên nghiệp lớn của mình. Trước khi gặp gỡ Thuý Kiều, Từ Hải vốn đã “dọc ngang nào viết trên đầu có ai” hay “nghênh ngang một cõi biên thuỳ”. Chí khí ấy không có gì cản được bước chân chàng.
Cuộc chia li nào cũng có nước mắt, câu chuyện của Thuý Kiều và Từ Hải cũng vậy:
“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
Nàng không muốn xa cách Từ Hải – người chồng hiện tại, đồng thời cũng là ân nhân cứu mạng của mình. Thuý Kiều một lòng một dạ muốn theo chàng. Thuý kiều muốn thực hiện trọn đạo tam tòng “xuất giá tòng phu”, đây là ước nguyện hoàn toàn chính đáng của nàng, nàng muốn đi cùng để giúp đỡ, chung vai gánh vác, chia sẻ những khó khăn với chồng. Đó là tình yêu, sự cảm thông, là đức hi sinh thuỷ chung son sắt với chồng của nàng Kiều.
“Từ rằng: tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”
“Tâm phúc tương tri” có nghĩa là hai người đã hiều nhau sâu sắc, chàng coi Thuý Kiều là tri kỉ. Từ Hải trách Thuý Kiều vẫn chưa thoát khỏi những thói thường của nữ nhi, nhưng đó cũng là lời động viên nàng hãy vượt lên những tình cảm ấy, điều này cho thấy sự tự tin của Từ Hải khi đặt mình lên trên thiên hạ, nên cũng cần vị hôn thê của mình cũng hơn người thường. Từ Hải đã vẽ ra viễn cảnh tương lai cùng sự tự tin ngạo nghễ của người anh hùng:
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
Bút pháp ước lệ tượng trưng kết hợp cùng những hình ảnh được phóng đại “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh” và biện pháp hoán dụ “mặt phi thường” đã khắc hoạ lên sự kì vĩ, vang dội của những chiến công với chân dung người anh hùng tài năng xuất chúng. Chúng ta có thể thấy Từ Hải như đang sống trong những ngày chiến thắng, chàng muốn khẳng định với Thuý Kiều khi có vinh hoa phú quý, sẽ về đón nàng, đó là chí khí anh hùng gắn liền với tình yêu thương, coi trọng Kiều. Từ Hải là một người “trong ấm ngoài lạnh”, chàng vẫn kín đáo thể hiện sự quan tâm, lo lắng của mình:
“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”
Chàng không muốn cho Kiều đi theo vì không muốn vợ mình phải chịu khổ cực, vất vả. Từ Hải biết rằng con đường mình đi “bốn bể không nhà”, màn trời chiếu đất, nhưng chàng vẫn quyết tâm dứt áo ra đi. Chàng mong nang Kiều thấu hiểu, cảm thông cho nỗi khổ tâm của mình. Việc gây dựng sự nghiệp không phải chỉ là ngày một ngày hai nên Từ Hải không muốn tình cảm ảnh hưởng tới chuyện lớn, nếu Kiều đi theo sẽ không chăm sóc được cho nàng. Từ Hải là một người chồng tâm lí, người anh hùng nhưng rất chân thực, đời thường, có khát vọng lớn lao, tin tưởng vào tương lai đem lại hạnh phúc cho Kiều.
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Nhịp thơ 2-2-2 cùng với các động từ mạnh liên tiếp “quyết”, “dứt”, “ra đi” đã lột tả sự dứt khoát, mạnh mẽ của Từ Hải. Chàng không một chút băn khoăn, do dự, dứt khoát trong mọi hành động. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng điển tích điển cố “chim bằng” kết hợp cùng những hình ảnh ẩn dụ, đại thi hào càng tô đậm sự kì vĩ, phi thường, tư thế của Từ Hải giữa thiên nhiên. Đây là cái nhìn đầy lạc quan, lãng mạn của tác giả.
Hình tượng người anh hùng Từ Hải là một sáng tại đặc sắc của Nguyễn du về cảm hứng và miêu tả, qua đó thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong việc diễn tả chí khí anh hùng, khát vọng tự do của Từ Hải.
Có lẽ Từ Hải chính là ước mơ công lí trong cảnh tù túng của xã hội mục nát phong kiến, Từ Hải ra đi để thoả mãn chí làm trai, tung hoành bốn bể.
Nguyễn Du đã thành công trong việc lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả lí tưởng hoá, biến Từ Hải thành hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ. Nhà văn Hoài Thanh viết: “thực suốt cả quyển Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều không có chỗ nào ngòi bút Nguyễn Du hân hoan bằng những khi Từ Hải hay nói đến Từ Hải. Biết đâu Từ Hải là cái mộng tưởng lớn nhất của Nguyễn Du“. Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du là một anh hùng toàn vẹn.
Với đoạn trích “chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng được một hình tượng người anh hùng lí tưởng hoàn toàn mới. Nhờ đó mà nhân vật Từ Hải đã để lại ấn tượng sâu trong lòng độc giả
Trên đây là mẫu phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” hay nhất mà Rong Ba Bakery muốn gửi tới bạn đọc. Chúc các bạn học tốt. a