Nội thất phòng ngủ trẻ em

Để giúp  con tự lập sớm, ba mẹ cần lưu ý cho con tập thói quen ngủ và sinh hoạt riêng. Điều bạn quan tâm nhất lúc này là mang đến cho con không gian bình yên và ấm áp để con dễ dàng thích nghi với cuộc sống tự lập. Vậy thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em cần lưu ý những gì? Rong Ba Group sẽ giúp bạn có được câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

Tại sao phải thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em?

Theo các chuyên gia, trẻ em từ 3 tuổi nên tập ngủ riêng để bé có được giấc ngủ sâu hơn. Thiết kế nội thất phòng trẻ em để khuyến khích bé ngủ riêng, tốt cho sự phát triển của trẻ, phòng ngủ riêng giúp trẻ em hình thành tính cách tự lập từ nhỏ, không phụ thuộc và dựa dẫm vào bố mẹ.

Thiết kế phòng ngủ cho trẻ em còn tạo cho bé không gian riêng giúp rèn luyện tính ngăn nắp, tinh thần tự giác. Ngoài ra thiết kế phòng ngủ trẻ em theo sở thích và cá tính, còn giúp bé tăng khả năng sáng tạo và tư duy cao.

Thiết kế phòng trẻ nhỏ nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để có một không gian các thiên thần nhỏ vừa có thể vui chơi giải trí thỏa thích lại vừa có thể học bài, phát triển tư duy, vừa có những giấc mộng thần tiên là một điều vô cùng khó khăn đối với các kiến trúc sư.

Từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên, ở mỗi lứa tuổi khác nhau các em luôn cần những không gian khác nhau để phù hợp với sở thích, mong muốn của trẻ. Và họ phải hiểu được tâm lý trẻ nhỏ, biết được các thiên thần muốn gì, thích gì. Nên việc thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em đẹp thì đội ngũ kỹ sư của Rong Ba Group đều thực hiện được.

Vai trò của không gian nội thất phòng ngủ trẻ em

Nghỉ ngơi

Chắc hẳn bạn biết rằng giấc ngủ có ý quan trọng như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của bé? Vâng, đúng với tên gọi của nó, giường ngủ có chức năng mang đến không gian nghỉ ngơi và những giấc ngủ cần thiết trong cuộc đời mỗi trẻ nhỏ. Một phòng ngủ đẹp đẽ, ấm áp sẽ giúp các bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn để nạp đủ năng lượng cho ngày mới hào hứng, sôi động.

Vui chơi

Không chỉ đơn thuần là nơi để ngủ, trong mắt trẻ phòng ngủ chính là thế giới thu nhỏ và tất nhiên rằng thế giới ấy luôn luôn sở hữu một không gian vui chơi lý tưởng. Vì thế mà bố mẹ thường sắm cho con những món đồ chơi mà con yêu thích, kích thích óc sáng tạo để con được thỏa sức khám phá mỗi ngày.

Học tập

Đối với gia đình Việt, thường thì bé bắt đầu ra ngủ riêng ở độ tuổi 6-8 tuổi. Đây cũng là giai đoạn mà bé phải dành nhiều thời gian cho việc học hơn là thời điểm trước đó. Do vậy, góc học tập luôn trở thành một phần quan trọng trong thiết kế nội thất phòng ngủ cho trẻ em. Không hề khó để trang trí cho con không gian học tập lý tưởng với những phụ kiện đơn giản như khung ảnh để bàn, lọ để bút ngộ nghĩnh hay những câu danh ngôn khích lệ tinh thần tích cực. Điều đó chắc chắn sẽ giúp con có thêm động lực, hăng say học tập.

Thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em cần đảm bảo những yếu tố nào?

Thẩm mỹ

Chắc chắn rồi! Trẻ em cũng yêu cái đẹp giống như chúng ta vậy. Phòng ngủ đẹp sẽ giúp các con yêu thế giới riêng của mình hơn, trân trọng không gian nhỏ bé ấy hơn, đồng thời cũng có ý thức chăm chút, giữ gìn những gì thuộc về mình hơn.

Tiện ích

Đối với bất cứ không gian sống nào đẹp thôi chưa đủ. Nó còn cần phải mang tính tiện ích cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thiết yếu của người sử dụng. Phòng ngủ cho trẻ em cũng vậy, ngoài giá trị thẩm mỹ còn cần khai thác hiệu quả công năng, phục vụ mọi hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi giải trí của bé.

An toàn

Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mà bố mẹ không được bỏ qua trong quá trình thiết kế phòng ngủ cho con. Bạn phải chắc chắn rằng sẽ không có bất cứ nguy hiểm nào có thể xảy ra với bé như là đường điện, các vật sắc nhọn, nội thất không chắc chắn,…. Bởi bạn biết đấy, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ở bên theo dõi, nhắc nhở bé được.

Các lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em

Chú trọng ánh sáng tự nhiên và hướng gió

Đối với mỗi căn phòng nói chung và đặc biệt với phòng bé nói riêng thì yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đó chính là hướng gió và ánh sáng. Khi thiết kế nội thất phòng ngủ cho bé cần lựa chọn những hướng thông gió, căn phòng nghỉ ngơi và thư giãn đảm bảo sự mát mẻ, thoáng đãng để không khí được lưu thông tốt cho sức khỏe của bé.

Ngoài ra, ánh sáng đầy đủ chính là yếu tố quan trọng giúp bé tránh được các vấn đề về thị lực. Hệ thống đèn chiếu sáng cần phải được thiết kế hợp lý, khoa học. Ưu tiên thiết kế cửa sổ để đón gió và không khí trong lành.

Một cửa sổ lý tưởng cho phòng ngủ của bé nên nằm ở khoảng cách 1m – 1m2 từ nền nhà. Đây là độ cao phù hợp với cả phòng ngủ cho người lớn để vừa đảm bảo được sự riêng tư, vừa tránh được các tai nạn đáng tiếc. Nếu gia đình bạn ở chung cư, hãy trang bị thêm song sắt bảo vệ.

Ngoài vị trí thích hợp, kích thước cửa sổ cần đủ lớn để trẻ cảm nhận được ánh nắng tự nhiên, hít thở bầu không khí trong lành mỗi sáng. Những ngày thời tiết quá nắng nóng, bạn sử dụng rèm chống nắng để đảm bảo điều tiết ánh sáng và gió cho căn phòng. Rèm cửa cũng là lựa chọn vừa tiện dụng vừa đẹp mắt cho mọi phòng ngủ.

Lựa chọn giường ngủ phù hợp

Giường ngủ dành cho bé không nên quá cứng hoặc quá mềm. Bởi trong quá trình hình thành và phát triển thể chất cho bé, kết cấu giường có ảnh hưởng rất lớn. Giường ngủ chính là đồ nội thất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương sống trong quá trình nằm ngủ của bé. Không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn giúp bé phát triển cơ xương bình thường, hạn chế các vấn đề tiêu cực về sức khỏe.

Một chiếc giường phù hợp chỉ cần có màu sắc nhẹ nhàng và đệm thật êm, bé sẽ an tâm ngủ ngon. Ngoài ra, chiều cao của giường cũng nên ở mức 40-50cm và không nên có gầm thấp bởi đây là nơi khó vệ sinh, dễ khiến bụi bẩn tích tụ và lây lan trong không khí.

Những thiết kế giường nhiều màu sắc hay có hình động vật ngộ nghĩnh, đáng tiếc, lại không phải là kiểu đồ nội thất các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ. Theo các nghiên cứu khoa học, loại sơn màu dùng trong trang trí nội thất, có thể gây dị ứng trên da hoặc không khí khi gặp điều kiện đặc biệt như độ ẩm hoặc nhiệt độ cao.

Một chiếc giường phù hợp chỉ cần có màu sắc nhẹ nhàng và đệm thật êm, bé sẽ an tâm ngủ ngon tới sáng. Ngoài ra, chiều cao của giường cũng nên ở mức 40-50cm và không nên có gầm thấp bởi đây là nơi khó vệ sinh, dễ khiến bụi bẩn tích tụ và lây lan trong không khí

Đối với vật liệu nội thất

Khâu lựa chọn chất liệu đồ nội thất cho bé nên đặc biệt quan tâm. Chất liệu nội thất nên chọn loại tự nhiên, không có hóa chất tẩm độc hay đồ dùng không có xuất xứ.  Đây chắc chắn là yếu tố cần được lưu ý hàng đầu. Các loại vật liệu khối lượng nặng hoặc không chắc chắn rất dễ gây ra tai nạn cho trẻ. Hiện nay, gỗ là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất do giá thành tiết kiệm, dễ gia công và khá nhẹ.

Đối với kiểu dáng và mẫu mã, các bé còn nhỏ nên sử dụng những đồ nội thất có kết cấu chắc chắn, bền chắc, mẫu mã đơn giản, kích thước phù hợp. Các thiết kế đồ nội thất cũng cần hạn chế các góc nhọn hoặc có chiều cao không phù hợp. Trẻ cần có bộ bàn ghế hay tủ sách tí hon của riêng mình để ý thức hơn việc bảo vệ và chăm sóc phòng ngủ riêng.

Sàn nhà nên được lắp đặt bằng sàn gỗ để dễ dàng vệ sinh và tạo ra một không gian ấm áp, thân thiện. Ngoài ra, sàn nhà không chỉ là sàn nhà mà còn là sân chơi của chúng, vì vậy trong phòng của bé, bạn nên chọn những nội thất nhỏ gọn, có bánh xe để dễ di chuyển và dễ gấp gọn. Điều này có nghĩa là sau khi học, bé chỉ cần gấp gọn chiếc bàn, hoặc di chuyển chiếc ghế là đã có ngay không gian rộng mở để vui chơi.

Chú ý vị trí ổ cắm điện và các đồ nội thất khác

Ổ cắm điện trong phòng trẻ tuyệt đối cần được đặt ở những nơi ngoài tầm với hoặc khuất sau đồ nội thất bởi trẻ hay tò mò, rất dễ tìm cách nghịch dây điện hoặc tiếp xúc tay với ổ cắm.

Các đồ nội thất như tủ sách hay lều ngủ… cần nằm ở góc phù hợp, tránh xa giường ngủ bởi những tác động vật lý bất ngờ có thể khiến sách hoặc các đồ vật khác rơi vào người trẻ trong điều kiện trẻ chưa có phản xạ tự bảo vệ.

Có thể nói, tùy thuộc vào diện tích của mỗi căn phòng mà các gia đình có thể có cách bài trí khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo không gian vui chơi, hoạt động thoải mái và vừa đảm bảo an toàn cho bé thì tiêu chí đầu tiên đó là thiết kế thật đơn giản, màu sắc hài hòa, bởi màu sắc là môt trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển trí óc cũng như kích thích tư duy sáng tạo cho bé.

Màu sắc và tranh ảnh trang trí

Khi bắt tay vào bài trí nội thất phòng trẻ em, ngoài sự tư vấn từ văn phòng thiết kế, đừng quên dành thời gian ngồi nói chuyện với bé để biết được sở thích và để bé tự lựa chọn những bức tranh hay đồ chơi được bày trong phòng. Nếu các yêu cầu quá khó khăn, hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu điều kiện của gia đình. Con sẽ rất vui và cảm thấy được tin tưởng.

Các sắc màu nổi bật như hồng đậm hay xanh lam là đặc trưng phòng cho trẻ nhỏ nhưng chúng chỉ nên giới hạn ở các chi tiết trang trí. Những khoảng màu lớn như tường hay sàn nhà nên theo dải màu pastel hoặc vân gỗ tự nhiên.

Khu vực lưu trữ

Bố mẹ, ngay từ những năm đầu đời, nên dạy bé có ý thức sắp xếp gọn gàng và khoa học đồ dùng cá nhân. Đây là thói quen tốt có thể hữu ích ngay cả khi trẻ đã lớn. Hãy khoanh vùng khu vực con có thể bày đồ chơi, khu vực cất sách vở và đồ dùng học tập hay tủ quần áo.

Các khu vực lưu trữ cũng nên được sắp xếp hợp lý như tủ sách gần với bàn học, khu vực cất đồ chơi nên xa giường trẻ để bé có thể tập trung trước khi đi ngủ.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em. Hy vọng rằng với những chia sẻ hữu ích đó, Rong Ba Group có thể giúp bạn thực hiện ý tưởng thiết kế phòng ngủ cho con yêu một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Chúc bạn và gia đình thật nhiều hạnh phúc!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin