Mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm mở quán cơn là gì? Mở một quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn. Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người trong thời gian gần đây. Trong bài viết hôm nay Thiết kế xây dựng Pro xin chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết. Mời bạn cùng tham khảo qua.
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân
Hãy cùng Thiết kế xây dựng Pro lưu lại những thông tin, chia sẻ về việc: chuẩn bị vốn, mặt bằng, nhân lực, menu, kế hoạch quảng cáo… vô cùng hữu ích dưới đây để tự tin kinh doanh thành công nhé!
Nghiên cứu thị trường
Đây là một bước quan trọng trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào. Bạn cần xem đối thủ nằm ở khu vực đó hay không? Nếu có thì chất lượng, khách hàng ra sao? Có gì thu hút khách hàng? Nếu đối thủ bị đóng cửa cũng cần xem xét nguyên nhân tại sao?
Nghiên cứu thị trường
Bên cạnh đó bạn cũng cần nhận định địa điểm kinh doanh có gần với trường học, khu công nghiệp, hay văn phòng không để xác định rõ rõ hướng đi của mình là hướng đến đối tượng khách hàng nào từ đó lên thực đơn hay trang trí quán cũng trở nên dễ dàng hơn.
Nghiên cứu thị trường
Địa điểm mở quán
Có thể nói chọn địa điểm mở quán cơm bình dân quyết định đến 50% sự thành công khi kinh doanh. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ địa điểm thuê mở quán, tránh những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Tính toán cẩn thận lưu lượng người di chuyển ngang khu vực bạn kinh doanh trong những khung giờ 6 – 7h sáng (nếu bạn muốn bán thêm sáng), 11 – 13h (khung giờ vàng với dân văn phòng), 6 – 8h (khung giờ vàng ở khu sinh viên).
Địa điểm mở quán
Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác như tình hình dân cư xung quanh, thu nhập bình quân khách hàng, địa điểm thuê có chỗ để xe, các hàng quán xung quanh
Địa điểm mở quán
Chuẩn bị vốn
Vốn được xem là yếu tố trọng yếu cần chuẩn bị đầu tiên khi bạn có ý tưởng kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. Vậy mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn? Để ước chừng số vốn cần có, bạn hãy vạch ra những khoản cần đầu tư cụ thể gồm các khoản như: Thuê mặt bằng và tu sửa, trang trí quán. Mua nguyên vật liệu, bàn ghế, công cụ, dụng cụ ăn uống, nấu nướng.
Vốn được xem là yếu tố trọng yếu cần chuẩn bị đầu tiên
Thuê đầu bếp hay tự nấu? Chi cho việc marketing, quảng cáo Bạn càng lập bảng chi phí kỹ lưỡng càng dễ tính số vốn cần chuẩn bị và dễ quản lý cũng như sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên chuẩn bị một số vốn đủ cho quán cơm hoạt động ít nhất là trong 3 tháng để dự trù cho trường hợp rủi ro, vắng khách.
Vốn được xem là yếu tố trọng yếu cần chuẩn bị đầu tiên
Tìm và lực chọn nguồn nguyên liệu
Trong lĩnh vực ăn uống thì yếu tố chất lượng là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng bởi đây là yếu tố giữ chân khách hàng lâu dài. Bạn nên cẩn thận lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn có thể tự mình đi chợ đầu mối và tự lựa chọn nguyên liệu và nên lựa chọn hàng tươi ngon, tránh hàng ôi thiu, dập nát.
Tìm và lực chọn nguồn nguyên liệu
Có thể dự trù những mặt hàng mua được số lượng nhiều như : gạo, các loại gia vị, dầu ăn,… Và nếu như bạn có thể liên hệ với những người bán ở chợ gần nhất, kêu họ bỏ mối, cuối tuần tính tiền luôn một lần thì càng tốt.
Tìm và lực chọn nguồn nguyên liệu
Tạo thực đơn
Việc lên thực đơn cho quán cơm bình dân là điều tất yếu, bởi vì mỗi khách hàng thì có một khẩu vị khác nhau, chính vì vậy việc tạo ra các món hài hòa, phù hợp với khẩu vị nhiều người là nhiệm vụ của một đầu bếp.
Việc lên thực đơn cho quán cơm bình dân là điều tất yếu
Nên chú trọng những món rẻ tiền nhưng lạ và ngon miệng đi kèm với những món ăn phụ khác để suất cơm đó trông được nhiều hơn, dày đặc hơn và cũng không tốn quá nhiều chi phí.
Việc lên thực đơn cho quán cơm bình dân là điều tất yếu
Món ăn cũng nên đa dạng và luôn luôn được cải tiến, phải được biến đổi theo thời tiết. Nếu thời tiết nóng, oi bức thì các bạn nên ưu tiên các món canh cá, canh chua,…còn thời tiết lạnh thì ưu tiên cho các món xào, rán, nướng
Định giá bán suất cơm
Để có một đơn giá hợp lý bạn cũng cần có những tính toán chính xác. Bạn phải cân nhắc giữa giá thực phẩm, vận chuyển, tiền công cho nhân viên… để đưa ra lượng đồ ăn phù hợp với từng đơn giá.
Để có một đơn giá hợp lý bạn cũng cần có những tính toán chính xác
Chú ý giá cả nên hợp lý, tránh đắt quá hoặc rẻ quá, khách sẽ không đến quán bạn nữa.
Chuẩn bị nguồn nhân lực
Mở quán cơm tấm, quán cơm bình dân hay mở quán cơm văn phòng không cần phải có quá nhiều nhân viên. Tuy nhiên, tùy vào quy mô quán của bạn lớn hay nhỏ mà bạn sắp xếp cho phù hợp các vị trí như: người đứng bếp nấu chính, người phục vụ, người làm tạp vụ, thu ngân, người trông xe… Trong thời kỳ khởi nghiệp, bạn cũng có thể tận dụng sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè nếu có thể để tiết kiệm bớt chi phí.
Mở quán cơm tấm, quán cơm bình dân hay mở quán cơm văn phòng không cần phải có quá nhiều nhân viên
Cách thức phục vụ
Cách phục vụ món ăn ở nhà hàng, quán ăn hiện rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số hình thức dưới đây để áp dụng cho cửa hàng của mình:
Cách phục vụ món ăn ở nhà hàng
– Tự phục vụ: Khách hàng gọi món và thanh toán tiền tại quầy. Khi phần ăn chuẩn bị xong sẽ có thông báo, người mua tự lấy và phục vụ. Cách này giúp tiết kiệm tiền thuê nhân viên nhưng chỉ phù hợp với mô hình quán cơm văn phòng.
– Bán theo suất: Có hàng loạt suất ăn mặc định cho khách chọn. Vì vậy, thực đơn không được phong phú nhưng giúp đầu bếp tập trung vào làm tốt các món ăn ở cửa hàng hơn.
– Tự chọn: Đây là cách bán hàng phổ biến nhất, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, thời gian bán hàng cho một vị khách sẽ kéo dài hơn, vào những khung giờ cao điểm sẽ rất khó khăn.
Thủ tục pháp lý
Để quán cơm bình dân của bạn hoạt động ổn định, hãy chuẩn bị đầy đủ về mặt pháp lý với các giấy tờ đầy đủ. Trước khi mở quán cơm bình dân, bạn nên liên hệ với Phòng Kinh tế – UBND nơi bạn sẽ mở quán để xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để quán cơm bình dân của bạn hoạt động ổn định, hãy chuẩn bị đầy đủ về mặt pháp lý với các giấy tờ đầy đủ
Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ các khoản thuế như: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân… để việc kinh doanh được thuận lợi.
Chiến dịch Marketing
Bạn có thể sử dụng các kênh mạng xã hội như: facebook, zalo… để giới thiệu, quảng cáo cho quán cơm của mình. Có thể marketing thêm bằng các chương trình khuyến mãi, chiến dịch giảm giá, dùng băng rôn, phát tờ rơi, nhờ những người thân quen giới thiệu… để thu hút thực khách.
Bạn có thể sử dụng các kênh mạng xã hội như: facebook, zalo…
Có thể marketing cho quán bạn với nhiều cách khác nhau như : chiến dịch giảm giá, khuyến mại, băng rôn và phát tờ rơi, có thể nhờ những người thân quen giới thiệu cho quán của bạn,…
Bạn có thể marketing cho quán bạn với nhiều cách khác nhau
Thiết kế xây dựng Pro hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn mở quán cơm bình dân được thành công và thuận lợi. Ngoài ra, để quán cơm của bạn kinh doanh hiệu quả hơn bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế không gian quán ăn phù hợp nhất.