Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Do đó, nhu cầu tạo lập hợp đồng mua bán hàng hóa cũng đang ngày càng gia tăng. Vậy mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Có đặc điểm thế nào? Bài viết về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ có bản chất chung của hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ vào Điều 24 Luật thương mại năm thì:

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Nội dung mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cần có?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, tức là mỗi bên trong quan hệ mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Như vậy trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.

Ngoài ra, nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nên đối mua bán hàng hóa thì nội dung của hợp đồng là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

Luật thương mại 2005 không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

Ngoài việc giao đúng đối tượng và chất lượng hàng hóa, bên mua còn có nghĩa vụ giao đúng số lượng hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp bàn giao số lượng ít hơn, bên mua có quyền hoặc chấp nhận số lượng ít hơn đó, hoặc yêu cầu bàn giao nốt phần còn lại (có thể kèm theo yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại), hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng (có thể kèm theo đòi bồi thường thiệt hại).

Việc bên mua tiếp nhận tài sản với số lượng ít hơn mà không có ý kiến khiếu nại gì thì được coi là đã chấp nhận việc sửa đổi số lượng hàng hóa trong hợp đồng. Trong trường hợp bên bán giao hàng với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, bên bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Nếu bên bán nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận.

Quy định mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý như thế nào?

“Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên xác lập hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bến bán, nhà hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

Như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị pháp lý để làm căn cứ cho hoạt động chuyển giao hàng hóa mua bán và thanh toán tiền mua hàng. Kèm theo đó các bên được quyền thỏa thuận trong hợp đồng các điều khoản để bảo vệ quyền lợi cho mình.

 Đây cũng là ưu điểm của việc mua bán có hợp đồng và mua bán không lập hợp đồng trên thực tế.

mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

Quy định về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———–

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Số:        /20…/HĐMB

– Căn cứ luật thương mại năm 2005

– Căn cứ bộ luật dân sự năm 2015.

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày      tháng      năm 20…, tại                      

Chúng tôi gồm có:

BÊN MUA: CÔNG TY

Địa chỉ:                     

Mã số doanh nghiệp                       

Đại diện bởi: Ông NGUYỄN VĂN A      Chức vụ: Giám đốc

Mã số thuế:              

Tài khoản số:           

Ngân hàng

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

BÊN BÁN: CÔNG TY

Địa chỉ:                     

Mã số doanh nghiệp                       

Đại diện bởi: Ông  TRẦN VĂN B      Chức vụ: Giám đốc

Mã số thuế:              

Tài khoản số:           

Ngân hàng

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Hai bên A và B thống nhất thoả thuận nội dung Hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ GIÁ CẢ

✔  Tên hàng hoá; Đơn vị; Số lượng; Đơn giá; (VNĐ); Thành tiền; (VNĐ)
✔  Hàng hoá do Bên Bán cung cấp phải đảm bảo đúng chất lượng (Có Giấy chứng nhẫn hàng hoá cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)

✔  Giá cả trên chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng.

ĐIỀU 2: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG

Thời hạn Hợp đồng là: 12 tháng kể từ ngày 11/03/20… đến hết ngày  11/03/20…             .               

ĐIỀU 3: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

3.1 Tổng số tiền Bên Mua phải Thanh toán cho Bên Bán chưa bao gồm 10% VAT là: 1.000.000.000 đồng/ lô hàng

 (Bằng chữ:  Một tỷ đồng Việt Nam)

3.2 Thời hạn thanh toán:

Mỗi một lô hàng khi Bên B xuất ra Bên A sẽ thanh toán làm hai lần:

Lần 1: 50% tổng giá trị lô hàng, ngay sau khi Bên B giao hàng.

Lần 2: 50% giá trị còn lại, sau 05 ngày kể từ ngày Bên B giao hàng.

(Ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngày tết – Hoặc các bên có thể định nghĩa lại ngày áp dụng)

3.3 Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Khi Bên A thanh toán tiền hàng theo các lần thanh toán, Bên B có nghĩa vụ ghi hoá đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên A theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 4: THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM CHUYỂN GIAO TÀI SẢN:

Bên bán chuyển giao tài sản cho Bên mua tại … (Thỏa thuận địa điểm giao hành rất quan trọng trong việc miễn nghĩa vụ của bên bán) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng;

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN

5.1 Bên Bán chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng đối với toàn bộ các sản phẩm do Bên Bán cung cấp cho tới khi hàng đến …

5.2 Bên Bán có nghĩa vụ giao hàng cho Bên mua tại …

5.3 Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng này cho Bên mua.

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ CỦA BÊN MUA

6.1 Bên mua có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển từ  kho xưởng của mình đến 6.2 Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm cho từng lô hàng.

6.2 Thanh toán theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.

6.3 Chịu chi phí bốc dỡ từ xe xuống khi Bên Bán vận chuyển hàng hoá đến địa điểm giao nhận tại Điều 4.

ĐIỀU 7: THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Sau …………. ngày kể từ ngày hai Bên đã thực hiện đầy đủ và nghiểm chỉnh các Điều khoản trong Hợp đồng này, mà không có vướng mắc gì thì Hợp đồng coi như đã được thanh lý.

ĐIỀU 8: PHẠT HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1 Đối với Bên Bán:

– Nếu Bên Bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

– Nếu Bên Bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.

8.2 Đối với bên mua:

– Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại  Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

– Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,05% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

ĐIỀU 9: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, Bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì có quyền khởi kiện tranh chấp ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

ĐIỀU 10: CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi các Bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.

– Khi một Bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía Bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các Bên.

ĐIỀU 12: HIỆU LỰC THI HÀNH

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, và chỉ được coi là kết thúc khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng. Trong trường hợp một Bên muốn sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng thì phải thông báo cho Bên kia biết trước ít nhất là 03 ngày và cùng nhau thoả thuận lại những điểm cần thay đổi với sự đồng ý của hai Bên.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi Bên giữ 01 bản, các bản có giá trị  pháp lý như nhau.

(Phần ký và đóng dấu của các bên)

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin