Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

Vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng là gì? Làm sao có thể soạn thảo và chuẩn bị một hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng đầy đủ nội dung và đảm bảo tính pháp lý. Đây luôn là những vấn đề mà các khách hàng có nhu cầu luôn quan tâm. Bài viết về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng là gì?

Hiện nay việc hợp tác kinh doanh nhà hàng hay ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh quán ăn đang ngày một phổ biến. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng là việc có tổ chức hoặc cá nhân nào đó ký kết hợp đồng với nhau nhằm mục đích kinh doanh để cùng phân chia lợi nhuận. 

Tuy nhiên đối với việc thực hiện hoạt động này, các bên phải tiến hành mở một cơ sở để tiến hành hoạt động kinh doanh. 

Hình thức thực hiện mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng có thể được ký kết dưới những hình thức sau:

(1) Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(2) Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa các các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật đầu tư

Lưu ý: Các bên tham gia hợp đồng  có thể  thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Một số nội dung quan trọng trong mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

Bước 1: Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh và lựa chọn đối tác cá nhân

Bước 2: Soạn thảo các nội dung trong hợp đồng:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Ghi đầy đủ tên, và thông tin của tổ chức cá nhân và địa điểm thực hiện hoạt động kinh doanh;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh: Kinh doanh với ý định gì, phạm vi về ngành nghề kinh doanh, phạm vi về không gian và thời gian: Ghi đầy

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên: góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh là vô cùng quan trọng, do đó cần rõ ràng tỷ lệ vốn góp của các bên là bao nhiêu, tỉ lệ phân chia lợi nhuận là bao nhiêu?

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng: ghi rõ thời hạn hợp đồng là năm, hoặc tháng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng: liệt kê đầy đủ các quyền và nghĩa vụ các bên.

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng: lý do sửa đổi, chuyển nhượng chấm dứt và hình thức thực hiện;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp: trách nhiệm cụ thể như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm; phương thức giải quyết có thể là trọng tài hoặc tòa án.

Bước 3: Kiểm tra lại nội dung hợp đồng và ký kết vào hợp đồng (nếu cần có thể công chứng để đảm bảo tính pháp lý)

Chuẩn bị ít nhất 2 bản hợp đồng, nếu hợp tác với đối tác nước ngoài phải chuẩn bị hợp đồng song ngữ hoặc hợp đồng cả tiếng anh lẫn tiếng việt.

Quy định mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

                       ——————-

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …../HDHTKD

–    Căn cứ Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

–   Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.

–   Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.

Chúng tôi gồm có:

  1. ………………………………..   (gọi tắt là Bên A)         

Trụ sở: …….

GCNĐKKD số: ………. cấp ngày: ……..;

Tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ……..

Số tài khoản: ……….

Điện thoại:   ………..

Người đại diện: …………..

Chức vụ: Giám đốc

  1. ………………………………..    (gọi tắt là Bên A)

Trụ sở: ……………..

GCNĐKKD số: ………. cấp ngày: ……..;

Tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ……..

Số tài khoản: …….. tại Ngân hàng ………..

Điện thoại:   ………….                     Fax: ……..

Người đại diện: …………

Chức vụ:  Quyền Tổng giám đốc

Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số:                    ngày    tháng    năm

Và ông/bà

………………………………..    

Địa chỉ: ……………..

CMND số: ……… do Công an tỉnh ……..  cấp ngày: ………

Số tài khoản: …….. tại Ngân hàng ………..

Điện thoại:   ………….                     Fax: ……..

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1.  Mục tiêu và phạm vi  hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác ……………………………

Điều 2.  Thời hạn hợp đồng.

Thời hạn hợp tác là 05 (năm) năm bắt đầu kể từ ngày … tháng … năm  ……… đến hết ngày … tháng … năm …………….

Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

Điều 3.  Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng ………………………………………………………………………… Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để ………………………………………..

Bên B góp vốn bằng ………………………………………………………………

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động …………………………

Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ:

  • Bên A được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với  Nhà nước
  • Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với  Nhà nước

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày… tháng … năm …

3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:             

Lương nhân viên                 

Chi phí điện, nước

Khấu hao tài sản

Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng

Chi phí khác…

mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng
mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng

Điều 4.   Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban  điều hành hoạt động kinh doanh

Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử  01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.

Đại diện của Bên A là:  Bà ………. – Phó giám đốc

Đại diện của Bên B là:  Ông ……… – Tổng giám đốc

Bà ……… – Phó giám đốc                                         

Trụ sở của ban điều hành đặt tại: …………….

Điều 6.  Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu ………………………………………

6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

6.3 Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ  liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.

6.4 Được hưởng ……………………..% lợi nhuận sau thuế.

Điều 7.  Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

7.3  Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

7.6 Được hưởng ……………………………………………………% lợi nhuận sau thuế.

7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy             

Điều 8.  Điều khoản chung          

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.

Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục hợp đồng là phần không tách rời của hợp đồng.

8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9.  Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.

9.2. Hợp đồng này gồm 04 (bốn) trang không thể tách rời nhau, được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A

Đại diện bên B

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin