Mã hs trên tờ khai hải quan

Khi nhập khẩu một mặt hàng, sản phẩm nào đó thì cần phải xác định mã HS cho hàng hóa một cách nhanh chóng, chuẩn xác nhất, qua đó có thể dự trù trước mức thuế phải nộp. Tra mã HS code đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính thuế xuất nhập khẩu. Vậy mã hs code là gì? Mã hs trên tờ khai hải quan được trình bày như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây về mã hs trên tờ khai hải quan của Công ty Luật Rong Ba sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn

Mã hs code là gì?

Hs code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những thế, mã HS Code còn là cơ sở để các cơ quan của chính phủ: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay xuất một loại hàng hóa nào đó.

“HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)

Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World Customs Organization) thành lập năm 1952, có trụ sở đặt tại Brussels (Bỉ), là một tổ chức liên chính phủ độc lập với mục tiêu thúc đẩy hoạt động quản lý hải quan một cách hiệu quả. Đến nay, WCO có 183 quốc gia thành viên trên toàn cầu, chiếm tới 98% thương mại quốc tế thế giới

Là một tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề hải quan, WCO có nhiệm vụ duy trì hệ thống mã hàng hóa hài hòa quốc tế; quản lý các phương diện kỹ thuật của WTO liên quan đến Định giá hải quan và Quy tắc xuất xứ; định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ trong các vấn đề hải quan.

Khi thương mại quốc tế ra đời, các hoạt động giao lưu thương mại hàng hóa dẫn đến nhu cầu cần sử dụng danh mục nhằm xác định tên hàng và cơ cấu phân loại các mặt hàng. Ban đầu, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ đều có hệ thống phân loại riêng.

Việc áp dụng các hệ thống phân loại hàng hóa khác nhau của các quốc gia dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh các chi phí do phải mô tả lại…

Để giải quyết vấn đề này và để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, Tổ chức Hải quan thế giới đã xây dựng một hệ thống phân loại chung làm cầu nối và hài hòa các hệ thống phân loại hàng hóa khác nhau, hài hòa tên gọi cho hàng hóa, mã hóa hàng hóa bằng các con số, chuẩn hóa đơn vị định lượng đối với các nước và được gọi là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa – Công ước HS.

Công ước thông qua tại Brussel năm 1983, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước HS ngày 06/03/1998 tại quyết định số 49/QĐ-CTN 1998 của Chủ tịch nước. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2000.

Tầm quan trọng của việc xác định đúng mã HS

Các mã số của hệ thống hài hòa được gọi là mã HS. Trong lĩnh vực thương mại, khi cần khai báo nguồn gốc xuất xứ (C/O) nhằm thu được các ưu đãi về thuế quan thì đồng thời cũng ghi luôn mã HS để thuận tiện cho việc tính thuế tại các nước nhập khẩu.

Mã HS xuất hiện rất nhiều trong các chứng từ cụ thể như: mã hs trên tờ khai hải quan, mã hs trên vận đơn đường biển, trên chứng nhận xuất xứ C/O hay hóa đơn thương mại… 

Trong các FTAs, doanh nghiệp phải xác định mã HS của hàng hoá trước khi xác định liệu hàng hoá có đáp ứng tiêu chí xuất xứ và có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.

Việc ghi mã HS code chính xác hay không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tính thuế xuất khẩu của lô hàng và ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa. Có nghĩa là, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các ưu đãi của FTAs. 

Và ngược lại, việc khai báo thiếu chính xác mã HS của sản phẩm sẽ dẫn đến khả năng bị từ chối cấp C/O tại Việt Nam hoặc bị từ chối tiếp nhận C/O của hải quan nước nhập khẩu; doanh nghiệp sẽ mất thời gian, bị trì trệ trong khâu giao hàng khi phải thực hiện khai báo lại mã hs trên tờ khai hải quan khi hải quan tra cứu thấy hàng hóa không đúng với mô tả trong mã HS.

Mã hs code có chức năng nhiệm vụ ý nghĩa gì ?

Hệ thống Hs code cho phép các sản phẩm được xác định bằng cùng một mã trên toàn thế giới. Mã HS cũng đóng vai trò như một công cụ kinh tế để các nhà hoạch định chính sách áp đặt các rào cản thương mại hoặc các biện pháp khuyến khích thương mại đối với các vật phẩm hoặc hàng hóa được giao dịch. Có rất nhiều phương pháp mà một quốc gia có thể áp đặt hàng rào thương mại hoặc khuyến khích thương mại.

Các tiêu chuẩn liên quan đến việc báo cáo dữ liệu hành, chức năng chính của Hs code Hải quan thường bao gồm:

Thu ngân sách (thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt)

Bảo vệ lợi ích kinh tế (công nghiệp trong nước)

Bảo vệ xã hội (sức khỏe và an toàn)

Phát triển kinh tế (tạo thuận lợi thương mại)

Bảo mật (trên toàn bộ chuỗi cung ứng thương mại)

Ý nghĩa lớn nhất của Hệ thống hài hòa (HS) Mã được sử dụng phổ biến trong suốt quá trình xuất khẩu hàng hóa. Hệ thống hài hòa là một phương pháp số được tiêu chuẩn hóa để phân loại các sản phẩm được giao dịch. Nó được các cơ quan hải quan trên thế giới sử dụng để xác định sản phẩm khi đánh thuế và thu thập số liệu thống kê.  

HS chỉ định các mã gồm sáu chữ số cụ thể cho các phân loại và hàng hóa khác nhau. Các quốc gia được phép thêm mã dài hơn vào sáu chữ số đầu tiên để phân loại thêm. 

Hệ thống này được sử dụng bởi nhiều nền kinh tế trên thế giới như là một nền tảng cho thuế quan và để thu thập các số liệu thống kê thương mại quốc tế. Hơn 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế được phân loại theo HS.

Thông qua việc đóng góp vào việc hài hòa thủ tục hải quan và thương mại, HS code làm giảm chi phí liên quan đến thương mại quốc tế do không có người dịch cần người phiên dịch để hiểu và hiểu mã này.

Qui tắc tra cứu mã hs code

Qui tắc 1

Tên cuả các Phần, của Chương hoặc của Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

Qui tắc 2:

2a, Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như  vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

2b, Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Qui tắc 3.

Qui tắc 3

Khi áp dụng Qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

3a, Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.

3b, Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng. 

3c, Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3 (a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

Qui tắc 4 

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các Qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

Qui tắc 5 

Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây:

5a,  Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng;     

5b, Ngoài Qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.

Qui tắc 6

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan, và các Qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Qui tắc này thì các chú giải phần và chương có  liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

mã hs trên tờ khai hải quan
mã hs trên tờ khai hải quan

Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể giải thích với các bác hải quan một cách tự tin và thuyết phục. Một số tiêu chí quan trọng giúp xác định mã HS được chính xác gồm:

Tên gọi của mặt hàng

Công dụng của sản phẩm

Chất liệu cấu thành sản phẩm

Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật

Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể)

Cách tra cứu mã HS code chính xác nhất

Cách 1. Theo bộ chứng từ cũ

Dựa vào bộ chứng từ cũ đã có mã HS Code rồi, đây là cách đơn giản, chính xác. Nhưng thực hiện tra mã HS Code theo phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, không được chuyên nghiệp.

Do vậy chỉ nên áp dụng cách tra mã này ở thời gian đầu vừa bắt đầu làm việc này. Không nên quá lạm dụng bởi có thể mã HS Code trong những tờ giấy cũ sẽ khác so với hiện tại.

Cách 2. Tham khảo mã HS từ những người đã từng làm về mặt hàng đó

Cách này hiệu quả và cũng rất chính xác. Nếu bạn tra cứu trên biểu thuế XNK nhưng có quá nhiều kết quả và bạn không biết mặt hàng của bạn thuộc mã nào thì cách tốt nhất là hỏi người có kinh nghiệm và đã từng xuất nhập khẩu mặt hàng đó.

Những người làm dịch vụ hải quan, thì có đồng nghiệp, bạn bè trong nghề ở công ty khác để hỏi. Ngoài ra khi gặp những mặt hàng mới mà khó tra cứu, bạn nên tìm hỏi bạn bè cùng nghề. Tất nhiên là thỉnh thoảng cũng sẽ có người trong nghề hỏi bạn về mã HS của một số mặt hàng, khi đó bạn cũng nên sẵn sàng trả lời và gửi cho họ mã HS để họ tham khảo. Cách này dễ, nhanh, và khá hiệu quả. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi có chừng mực để tránh việc làm phiền người khác.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi HS Code ở nước xuất khẩu từ người bán phía nước ngoài. Mặc dù mã HS các quốc gia thường là không hoàn toàn giống nhau, nhưng thường có thể giống từ 4 đến 6 số đầu tiên. Như vậy cũng có thể tham khảo rồi.

Cách 3. Tra cứu Biểu thuế xuất nhập khẩu

Để tra cứu nhanh và hiệu quả, bạn nên dùng kết hợp cả file mềm (excel hoặc word), và sách biểu thuế dạng in.

Cách tra cứu trên file excel trong link 

Trước hết, mở file biểu thuế (tìm trên file mềm sẽ nhanh hơn nhiều so với tìm trên sách giấy), nhấn Ctr+F để search theo tên hàng xem có mã cụ thể đích danh cho loại hàng bạn tìm không. Nếu có, thì bạn quả là may mắn, việc tra cứu hoàn tất.

Cách 4.Tra mã HS code trực tuyến

Đây là cách tra cứu HS code trên một số trang web chuyên ngành trong lĩnh vực thủ tục hải quan xuất nhập khẩu.

Chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn một số trang khá thông dụng, mà tôi vẫn hay sử dụng khi tra mã HS code: khả năng thanh toán tức thời.

Trang Tổng cục hải quan – phần Tra cứu biểu thuế, hoặc các trang web của Cục hải quan một số tỉnh thành. Thực chất, đây chính là dữ liệu Biểu thuế suất. Chỉ khác là thay vì sách, hay file mềm, thì ở đây là trên website mà thôi. Cách tra cứu tương tự như bạn tra cứu từ quyển sách Biểu thuế Xuất nhập khẩu và căn cứ vào 6 quy tắc tra mã HS code.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về mã hs trên tờ khai hải quan. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về mã hs trên tờ khai hải quan và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin