Mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu

mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu

Bộ chuyển đổi tín hiệu là gì? Mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu là gì? Quy tắc tra mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu bao gồm những nguyên tắc nào?

Nhập khẩu thiết bị chuyển đổi tín hiệu cần giấy tờ gì? Nhập khẩu thiết bị chuyển đổi tín hiệu cần thủ tục gì? Bài viết của Công ty Rong Ba Group dưới đây sẽ trình bày cụ thể và chi tiết hơn.

Hs code là gì

Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”.

Cụm từ này theo tiếng Anh được gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding System). “HS Code” hay “Hệ thống HS” được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO.

WCO Là một tổ chức quốc tế liên quan đến các vấn đề hải quan, WCO có nhiệm vụ duy trì hệ thống mã hàng hóa hài hòa quốc tế; quản lý các phương diện kỹ thuật của WTO liên quan đến Định giá hải quan và Quy tắc xuất xứ; định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ trong các vấn đề hải quan.

Cấu trúc của mã HS Code

Cấu trúc của mã HS Code là tập hợp các chữ số được đặt liền nhau. Hiện nay Việt Nam áp dụng HS Code gồm có 8 số, tuy nhiên tại một số quốc gia có thể là 10 hoặc đến 12 chữ số.

Để đảm bảo sự hài hoà giữa các quốc gia, HS Code của các bên phải sử dụng ít nhất 4 chữ số hoặc 6 chữ số đầu tiên theo các quy tắc quốc tế

Cấu trúc mã HS Code gồm 8 chữ số, xét từ trái qua phải có thể chia thành 4 phần khác nhau, mỗi phần gồm 2 chữ số tương ứng với phần – chương – phân nhóm – phân nhóm phụ:

Phần: trong bộ mã Hs có tổng cộng 21 hoặc 22 phần, mỗi phần đều có chú giải phần

Chương (2 số đầu tiên mô tả tổng quan về hàng hoá): bao gồm 98 chương, trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương

Nhóm (2 số tiếp theo): các sản phẩm được chia thành các nhóm vì có đặc điểm chung

Phân nhóm (2 số tiếp theo): Các nhóm lớn được chia thành các nhóm nhỏ hơn theo thuộc tính riêng

Phân nhóm phụ (2 số cuối cùng): Mỗi quốc gia quy định riêng phân nhóm phụ tuỳ mức độ cụ thể của sản phẩm

Bộ chuyển đổi tín hiệu là gì

Bộ chuyển đổi tín hiệu là sự chuyển đổi một dạng tín hiệu này sang một dạng tín hiệu khác của một thiết bị. Các thiết bị đo lường, thiết bị điều khiển truyền tín hiệu về một dạng chuẩn chung.

Chúng ta gọi bên truyền tín hiệu là tín hiệu A. Tuy nhiên, hệ thống xử lý dữ liệu lại do một nhà sản xuất khác cung cấp chúng ta gọi là bên nhận tín hiệu – tín hiệu B.

Giả sử nếu tín hiệu A và tín hiệu B không cùng một chuẩn với nhau thì tín hiệu từ thiết bị đo không thể truyền về trung tâm để xử lý dữ liệu.

Vì vậy, giải pháp là dùng một bộ chuyển đổi tín hiệu phù hợp để chuyển đổi tín hiệu A sang tín hiệu B sao cho trung tâm có thể xử lý được dữ liệu một cách nhanh chóng nhất.

Các loại tín hiệu thường được chuyển đổi trong công nghiệp đó là tín hiệu Analog, tín hiệu Relay, tín hiệu Modbus RTU, RS485,… và đặc biệt với tín hiệu Analog thì 4-20ma, 0-10v, 1-5v, 2-10v là 4 trên 10 tín hiệu analog thường dùng nhiều trong nhà máy, khu công nghiệp. 4-20ma là tín hiệu gần như 90% các nhà máy đều sử dụng bởi khả năng vượt trội của mình.

Mỗi bộ chuyển đổi tín hiệu lại có những đặc trưng riêng biệt. Ta có thể lấy các ví dụ đơn giản: bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu modbus sẽ đưa các tín hiệu 4-20ma, 0-10v về dạng dòng tín hiệu modbus RTU hoặc tín hiệu modbus RS485 hay bộ chuyển đổi tín hiệu cảm biến nhiệt độ Pt100 dùng để đưa các tín hiệu nhiệt độ pt100 thành các tín hiệu 4-20ma 0-10v hoặc tín hiệu relay,…

Những bộ chuyển đổi tín hiệu:

Bộ chuyển đổi tín hiệu analog từ 4-20mA sang 0-10V hay ngược lại từ 0-10V sang 4-20mA 

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ sang 4-20mA

Chuyển đổi tín hiệu xung sang analog 4-20mA hoặc 0-10V

Bộ chuyển đổi tín hiệu Analog sang Modbus

Ngược lại, bộ chuyển đổi tín hiệu Modbus sang Analog

Bộ chuyển đổi tín hiệu Digital sang Modbus

Bộ chuyển đổi và chia tín hiệu 4-20mA

Chuyển đổi tín hiệu Loadcell sang Analog 4-20mA hoặc 0-10V

Bộ chuyển đổi tín hiệu Pt100 sang Modbus

Bộ chuyển đổi tín hiệu Thermocouple sang Modbus

Chuyển đổi tín hiệu NTC sang Modbus

Bộ chuyển đổi tín hiệu đa năng

Bộ chuyển đổi tín hiệu biến trở sang analog 4-20mA, 0-10V

Và thêm một số bộ chuyển đổi khác

Mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Thiết bị chuyển đổi tín hiệu có HS thuộc Chương:

8517

Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28.

85176269

– – – – Loại khác

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan.

Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

Theo quy định hiện hành, Thiết bị chuyển đổi tín hiệu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

Chính sách nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu

Nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu cần giấy phép gì?

Khi nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu không có chính sách gì đặc biệt

Thủ tục hải quan nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm:

Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

Bill of lading (Vận đơn)

Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)

Các chứng từ khác (nếu có)

Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu:

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

c) Xuất xứ hàng hóa;

d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Thuế khi nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu

Khi nhập khẩu Thiết bị chuyển đổi tín hiệu về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của Thiết bị chuyển đổi tín hiệu là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Thiết bị chuyển đổi tín hiệu hiện hành là 0%.

Trong trường hợp Thiết bị chuyển đổi tín hiệu được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.

Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu và chọn đơn vị vận chuyển Thiết bị chuyển đổi tín hiệu

Để dự tính giá đầu vào nhằm đưa ra quyết định kinh doanh, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?

mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu
mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, căn cứ yêu cầu về tiến độ giao hàng, chi phí vận chuyển, tính chất lô hàng mà sẽ có các phương án vận chuyển tối ưu khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau.

Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều hoặc đa phương thức: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh ….

Qui tắc tra cứu mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu

Qui tắc 1

Tên cuả các Phần, của Chương hoặc của Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.

Qui tắc 2:

2a, Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện.

Cũng phân loại như  vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.

2b, Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó.

Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Qui tắc 3.

Qui tắc 3

Khi áp dụng Qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:

3a, Những nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa.

Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.

3b, Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng. 

3c, Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3 (a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.

Qui tắc 4 

Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các Qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.

Qui tắc 5 

Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây:

5a,  Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng;     

5b, Ngoài Qui tắc 5(a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.

Qui tắc 6

Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan, và các Qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được.

Theo Qui tắc này thì các chú giải phần và chương có  liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.

Việc sử dụng quy tắc sẽ trở nên hữu hiệu khi tìm thấy nhiều mã có vẻ đúng, và cần phải cân đong đo đếm để lựa chọn. Khi đó việc áp mã một cách đúng chuẩn mực sẽ đảm bảo độ chính xác, tin cậy, và bạn có thể giải thích với các bác hải quan một cách tự tin và thuyết phục. Một số tiêu chí quan trọng giúp xác định mã HS được chính xác gồm:

Tên gọi của mặt hàng

Công dụng của sản phẩm

Chất liệu cấu thành sản phẩm

Tính chất, thành phần cấu tạo, thông số kỹ thuật

Thông số khác (tùy theo loại hàng cụ thể)

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba Group về mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về mã hs của bộ chuyển đổi tín hiệu và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba Group để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin