Lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề

Theo quy định của pháp luật, một số ngành nghề nhất định buộc phải làm lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề. Vậy lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề là gì? Những ngành nghề nào cần phải làm lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Tại sao cần xin lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề?

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Còn giấy chứng chỉ hành nghề là một văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người lao động có đủ các điều kiện để được phép hoạt động, làm việc một cách công khai, hợp pháp trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. 

Xin lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề với mục đích chứng minh cho cơ quan cấp giấy phép hành nghề về bản thân có hay không có án tích theo quy định của pháp luật. Đồng thời còn giúp nhà tuyển dụng sàng lọc các ứng viên phù hợp với tính chất cũng như đặc thù của công việc phải có lý lịch trong sạch, không có tiền án, tiền sự, không bị cấm đảm nhiệm chức vụ,…

Có phải tất cả ngành nghề đều cần lý lịch tư pháp?

Theo Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp tính đến thời điểm hiện tại chưa có một quy định cụ thể nào về việc hành nghề trong lĩnh vực nào cần phải có Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, đơn vị công tác khác nhau, tùy theo tính chất công việc, lĩnh vực làm việc sẽ có những yêu cầu về việc xin lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề khác nhau. 

Điển hình như: Người được bổ nhiệm làm công chứng viên hoặc được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, người có nhu cầu được cấp chứng chỉ hành nghề dược sĩ bắt buộc phải có phiếu lý lịch tư pháp nhằm chứng minh bản thân có hay không có án tích theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tùy vào nhà tuyển dụng muốn sàng lọc, tuyển chọn ứng viên phù hợp với công việc, lý lịch trong sạch, không có án tích thì sẽ yêu cầu ứng viên, người lao động cung cấp phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đăng ký hành nghề của mình.

Hành nghề gì cần xin cấp lý lịch tư pháp?

Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp không có một quy định cụ thể nào về việc hành nghề trong lĩnh vực nào cần phải có Phiếu lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên, nếu xét theo những văn bản pháp luật khác có liên quan hoặc quy định cụ thể của từng ngành nghề, đơn vị công tác khác nhau mà tùy theo tính chất, lĩnh vực làm việc sẽ có những yêu cầu về phiếu lý lịch tư pháp là khác nhau. Ví dụ một vài ngành nghề cụ thể như:

Tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng năm 2014 quy định về hồ sơ khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên hoặc tại khoản 8 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 về việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì theo đó; người được bổ nhiệm làm công chứng viên hoặc được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư đều cần có Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ của mình để chứng minh bản thân có hay không có án tích theo quy định của pháp luật.

Hoặc tại, Điều 24 Luật Dược năm 2016, người có nhu cầu được cấp chứng chỉ hành nghề dược sĩ bắt buộc phải có phiếu lý lịch tư pháp.

Trên thực tế, việc yêu cầu cá nhân phải có phiếu lý lịch tư pháp trong thành phần hồ sơ để được hành nghề trong một lĩnh vực cụ thể không phải lúc nào cũng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Những quy định này có thể được đặt ra bởi các đơn vị công tác, nhà tuyển dụng để sàng lọc các ứng viên phù hợp với tính chất cũng như đặc thù của công việc yêu cầu người hoạt động trong lĩnh vực đó phải có lý lịch trong sạch, không có tiền án, tiền sự, không bị cấm đảm nhiệm chức vụ,…

Thời hạn lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề là bao lâu?

Vì một cá nhân có thể rõ ràng về tội danh hoặc án tích ngày hôm nay, nhưng cũng có thể bị bắt và buộc tội vào ngày mai. Vì vậy tính hợp lệ của Lý lịch tư pháp chỉ có giá trị tại thời điểm cấp.

  • 3 – 6 tháng là thời hạn thông thường của lý lịch tư pháp tính từ thời điểm cấp.
  • 6 tháng đối với yêu cầu cấp chứng chỉ của nhiều ngành nghề.

Thực tế, cơ quan cấp lý lịch tư pháp không xác định rõ thời hạn sử dụng của phiếu lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề trên giấy. Vì vậy thời hạn của giấy tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề cho bạn.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, hầu hết các cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề sẽ yêu cầu thời hạn lý lịch tư pháp từ 3 – 6 tháng. Nếu cũ hơn chắc chắn bạn sẽ phải xin cấp phiếu mới. Tóm lại, cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề sẽ quyết định thời hạn sử dụng giấy này.

Chú ý:

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp không đảm bảo tính hợp lệ của giấy này ngoài ngày được cấp, và các án tích gần đây nhất có thể không được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu tư pháp quốc gia tại thời điểm cấp.
  • Vì vậy bạn nên chấp nhận xin cấp mới nếu cơ quán cấp chứng chỉ hành nghề yêu cầu.

Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề

Nếu nhà tuyển dụng, đào tạo yêu cầu bạn phải có lý lịch tư pháp để làm chứng chỉ hành nghề thì trong bộ hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp số 1, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết sau:

Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin)

Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu

Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú

Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp:

Nếu là công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước thì cần có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã nơi bạn đang cư trú. 

Nếu là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (trừ trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu LLTP là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp) thì cần có chứng nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài. 

Bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Xuất trình các giấy tờ để chứng minh (Thẻ sinh viên, giấy khai sinh, giấy xác nhận hộ nghèo, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc đối tượng cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, là đồng bào dân tộc thiểu số, giấy tờ xác nhận thân nhân liệt sĩ,…) với trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí. 

Trình tự, thủ tục xin lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề

Hiện nay, đa phần các lĩnh vực, ngành nghề người hoạt động muốn được cấp giấy phép hành nghề đều cần xin lý lịch tư pháp. Hôm nay, Việt Uy Tín xin đưa ra một trường hợp cụ thể về trình tự xin cấp phiếu lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề dược để quý khách hàng dễ dàng nắm rõ hơn nhé.

Chuẩn bị hồ sơ  

Cá nhân hoạt động trong nghề dược muốn xin lý lịch tư pháp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với những giấy tờ đã nêu bên trên.

Nộp hồ sơ xin lên cơ quan chức năng

Tùy theo từng trường cụ thể mà người có nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp sẽ nộp tại cơ quan có thẩm quyền như sau:

Đối tượng là công dân Việt nam, người nước ngoài sống tại Việt Nam thì nộp lên cho Sở tư pháp nơi đăng ký địa chỉ thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp cá nhân hiện đang cư trú ở nước ngoài thì nộp cho Sở Tư pháp nơi cư trú trong thời gian trước xuất cảnh.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú, hoặc đối tượng đã không còn cư trú ở Việt Nam thì nộp hồ sơ cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Cơ quan thẩm quyền tiến hành tiếp nhận hồ sơ và gửi phiếu hẹn trả kết quả phiếu lý lịch tư pháp đến người có yêu cầu.

Nhận kết quả phiếu lý lịch tư pháp

Sau khi nhận đủ hồ sơ và các chứng từ, tài liệu hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ tiến hành xem xét tính hợp lệ, sự minh bạch về các thông tin. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan sẽ tiến hành cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người có yêu cầu.

lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề
lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề

Cơ quan thẩm quyền cấp phiếu LLTP làm chứng chỉ hành nghề

Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp quy định như sau:

  1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ Tư Pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

– Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

  1. Sở Tư Pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

– Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước.

– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.

– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Nhờ người thân làm LLTP có được không?

Theo luật lý lịch tư pháp quy định. Khi cá nhân thực hiện nhờ một ai đó làm hộ; hoặc lấy hộ phiếu LLTP thì cần phải có văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực tại văn phòng công chứng; hoặc tại Cơ quan là UBND xã hoặc phường để chứng thực chữ ký trong văn bản. Và chỉ được ủy quyền trong trường hợp làm phiếu LLTP số 1. Phiếu LLTP số 2 không được ủy quyền

Trả lời câu hỏi nhiều người quan tâm

Lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề có thời hạn sử dụng không?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, lý lịch tư pháp có thời hạn từ 3 – 6 tháng và gần như chắc chắn bạn phải xin cấp mới nếu ngày cấp của giấy cũ là hơn 1 năm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng hoàn toàn do cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định.

Làm thế nào để biết thời hạn của lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề?

Thông tin án tích của một người có thể thay đổi từng ngày, vì vậy lý lịch tư pháp chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian tại thời điểm cấp. Để biết thời hạn sử dụng của lý lịch tư pháp đã được cấp, hãy trực tiếp hỏi về yêu cầu đối với giấy này của cơ quan, đơn vị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lý lịch tư pháp làm chứng chỉ hành nghề và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin