Luật thừa kế tài sản khi chồng mất

Trong cuộc sống, việc sử dụng di chúc để phân chia tài sản của người mất đã trở nên ngày càng phổ biến, tuy nhiên, vẫn không thiếu trường hợp phải tiến hành thủ tục thừa kế theo pháp luật. Tài sản của người chết để lại có thể được chia theo 2 cách: một là theo di chúc người đó để lại, hai là chia theo pháp luật. Trong trường hợp nếu giữa những người liên quan đến phần di sản để lại không thoả thuận được thì cần phải có sự tham gia của Toà án. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận, phân tích về luật thừa kế tài sản khi chồng mất, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Quyền thừa kế là gì?

Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế, là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…) Vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.

Để người đọc có thể hiểu hơn về quyền thừa kế tài sản khi cha mất , luật rong ba xin đưa ra một số phân tích trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật như sau:

Thứ nhất: nếu chia theo di chúc thì đương nhiên những người liên quan đến nội dung di chúc sẽ thừa hưởng tài sản. Tuy nhiên, theo khoản 1 điều 644 bộ luật dân sự 2015 quy định, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Những người được hưởng thừa kế:

Đầu tiên để xác định việc chia tài sản theo hàng thừa kế mà người cha để lại phải xác định rằng phần tài sản đó được tạo lập trong khoảng thời gian nào, căn cứ luật hôn nhân và gia đình về tài sản chung giữa vợ và chồng, cụ thể:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

       Theo quy định tại điều 631 bộ luật dân sự năm 2015, đối với trường hợp thừa kế theo di chúc thì người được hưởng thừa kế là người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản chỉ định rõ trong di chúc.

luật thừa kế tài sản khi chồng mất
luật thừa kế tài sản khi chồng mất

Ngoài ra, điều 644 bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

“+ con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

+ con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật được quy định tại điều 651 bộ luật dân sự năm 2015 gồm:

+ hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

+ những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Trong một số trường hợp, người thuộc hàng thừa kế nhưng vẫn không được hưởng thừa kế. Cụ thể điều 621 bộ luật dân sự năm 2015 quy định về những người không được quyền hưởng di sản gồm:

“+ người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

+ người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

+ người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

+ người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.

Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Để các bạn có thể nắm rõ hơn về vấn đề này, Luật Rong Ba xin đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn có thể biết được cụ thể hơn:

Cha tôi đã mất vào năm 2006 nhưng không để lại di chúc. Hiện nay, mẹ tôi đã già yếu, tài sản của cha để lại 1500 m2. Có phải mẹ tôi được hưởng một nửa số tài sản, một nửa còn lại được chia cho các con. Vậy tôi hỏi, số tài sản của mẹ tôi có được sau khi ba tôi mất, mẹ tôi có được toàn quyền quyết định? Thủ tục phân chia tài sản này như thế nào?

 Luật Rong Ba xin được trả lời như sau:

Theo quy định của bộ luật dân sự thì đối với di sản của người đã chết để lại nếu không có di chúc thì được chia theo pháp luật. Với những dữ liệu bạn nêu ra, tôi xin phân phân tích như sau:
khi cha của bạn mất đi thì tài sản chung của cha mẹ bạn được chia đôi, mẹ bạn một nửa, còn một nửa còn lại được đem chia cho những người hưởng thừa kế. Cha bạn không để lại di chúc nên di sản để lại được chia theo hàng thừa kế.
Tại điểm a, khoản 1 điều 676 bộ luật dân sự quy định: “hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Theo đó, mẹ bạn cũng thuộc một hàng thừa kế với bạn và các anh chị bạn (giả sử cha bạn còn có những người con khác ngoài bạn), và mẹ bạn được hưởng một phần di sản của cha bạn để lại ngang bằng với phần chia cho các con. Như vậy, với với 1500m2 (bạn không nêu rõ là nhà hay đất nên tôi xin nêu hướng giải quyết chung) thì mẹ bạn được sở hữu 750m2 và được thừa kế một phần trong 750m2 còn lại chia đều cho mẹ bạnvà các con của cha bạn.
Tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
– Tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn (như đã phân tích ở trên) thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định, quyền sở hữu tài sản được nhà nước việt nam công nhận, bảo hộ.
– Thủ tục phân chia tài sản được tuân theo các quy định của bộ luật dân sự như sau:
thời điểm bố bạn mất là thời điểm mở thừa kế. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế những người được thừa kế họp mặt để thỏa thuận các việc: cử người quản lý di sản, phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của những người được hưởng thừa di sản và cách thức phân chia di sản. Những thỏa thuận này được lập thành văn băn (điều 681 bộ luật dân sự). Tài sản của bố bạn để lại được chia đều cho vợ và các con sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, ví dụ như: chi phí dành cho việc mai tang, tiền cấp dưỡng còn thiếu, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ, tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, thuế và các khoản nợ khác đối với nhà nước, tiền phạt, các khoản nợ khác…

Trên đây là toàn bộ bài phân tích, đánh giá và tư vấn của Luật Rong Ba về luật thừa kế tài sản khi chồng mất. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày vẫn còn có nhiều sai sót, thiếu chuẩn chỉnh, chính vì vậy chúng tôi hy vọng rằng sau khi đọc và nghiên cứu bài viết anh/chị có thể để lại lời nhận xét của mình để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn.

Xin cảm ơn!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin