Luật thừa kế nhà đất

Nhà đất là một trong những loại di sản thừa kế phổ biến và có giá trị cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định này theo pháp luật. Nhiều trường hợp anh em trong nhà xảy ra xô xát, bất đồng, tranh cãi trong việc hưởng di sản của người chết để lại? Vậy liệu làm như thế nào mới đúng? Không có tên trong di chúc có được hưởng phần di sản mà người quá cố để lại? Chia thừa kế nhà đất hiện nay được pháp luật quy định và điều chỉnh như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Rong Ba sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung của luật thừa kế nhà đất.

Chia thừa kế nhà đất là gì?

Pháp luật quy định người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Pháp luật cho phép lập di chúc viết tay bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Cũng theo đó, pháp luật có quy định người lập di chúc có quyền hoàn toàn trong việc phân chia di sản của mình trong trường hợp không may mất đi.

Thực tế dễ bắt gặp các bản di chúc chia thừa kế về đất đai, phân chia tài sản, quyền sử dụng đất, nhà ở của cha mẹ để lại cho các con. Người thừa kế có thể hưởng thừa kế nhà đất theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Trong thời hạn sử dụng đất.

Nếu chỉ căn cứ vào quy định trên thì nhiều người nhầm tưởng rằng phải có Giấy chứng nhận mới được chia thừa kế nhà đất. Tuy nhiên cần hiểu đúng về quy định trên áp dụng trong trường hợp nào để bảo đảm quyền của người thừa kế. Để làm rõ điều này, Luật Rong Ba đưa ra một số nhận định và căn cứ pháp lý như sau:

Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Theo đó, điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc (khi lập di chúc thì người sử dụng đất thể hiện ý chí của mình trong việc để lại di sản, trường hợp thừa kế theo pháp luật không thể hiện ý chí của người sử dụng đất).

Mặt khác, trường hợp lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận thì khi đó mới đủ điều kiện để công chứng hoặc chứng thực; trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng thì người đang sử dụng đất vẫn được thể hiện ý chí của mình là để lại quyền sử dụng đất dù không có Giấy chứng nhận.

Tóm lại, điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Còn lại khi lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.

Căn cứ Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

– Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất) mà người đó đã có Giấy chứng nhận thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

– Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

+ Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.

+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.

Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Trong trường hợp UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

– Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND theo quy định của pháp luật về đất đai.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán, khi quyền sử dụng đất được xác định là di sản thì sẽ được chia di sản thừa kế.

Xác định di sản thừa kế là nhà đất

Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế như sau:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Theo đó, phần tài sản chung của người chết trong tài sản chung với người khác chủ yếu gồm các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp 2: Nhà đất là tài sản chung của hộ gia đình sử dụng đất.

Trường hợp 3: Nhà đất của nhiều người cùng nhau góp tiền nhận chuyển nhượng mà không phải là thành viên trong hộ gia đình hoặc vợ chồng.

Chia thừa kế nhà đất theo di chúc

Theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015. Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Điều đó đồng nghĩa với việc người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp. Tuy nhiên tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định người thừa kế không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc.

Trong trường hợp bạn không có tên trong di chúc vẫn được hưởng di sản. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

Con thành niên mà không có khả năng lao động

Theo đó, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.

Tuy nhiên, quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc nêu trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản; hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Bạn đang xem bài viết: luật thừa kế nhà đất

Chia thừa kế nhà đất theo pháp luật

Trường hợp nhà đất được chia theo pháp luật thì phần di sản nhận được là bằng nhau. Căn cứ Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế. Theo đó:

– Diện thừa kế: Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng (con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi) với người để lại di sản.

– Hàng thừa kế: Quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: chỉ khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết; không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hưởng di sản; hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng thừa kế.

luật thừa kế nhà đất
luật thừa kế nhà đất

Trường hợp không được hưởng chia thừa kế nhà đất

Theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản, cũng như quyền thừa kế nhà đất, bao gồm:

Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

Trường hợp 2: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Trường hợp 4: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn để lại di chúc chia di sản cho họ thì họ vẫn được nhận phần di sản đó.

Trường hợp 5: Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về luật thừa kế nhà đất.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về luật thừa kế nhà đất và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin