Lập vi bằng tại Trà Vinh

lập vi bằng tại trà vinh

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Vậy điểm khác biệt giữa văn bản công chứng và lập vi bằng tại trà vinh được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng tại trà vinh của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Vi bằng là gì?

Vi bằng là bằng chứng về hành vi, sự việc, sự kiện do thừa phát lại (có thể gọi là chấp hành viên) thuộc Văn phòng thừa phát lại lập theo yêu cầu của khách hàng: Để ghi nhận, mô tả về việc đã tồn tại một hành vi, sự kiện nào đó.

Ví dụ: Ông A, vì thù ghét, hận tình Cô B, nên vào lúc 19h00 ngày 08/8/2018, Ông A đã đăng một bài viết trên trang Fb cá nhân, nhằm vu khống, nói xấu Cô B; Cô B muốn kiện Ông A vì đã có hành vi xúc phạm mình; Muốn thắng kiện Cô B phải trưng ra được bằng chứng.

Trong khi đó, bài viết trên trang cá nhân – Ông A có thể xóa bất kì lúc nào; Cho nên để “Có chứng cứ pháp lý” Cô B nên cần yêu cầu Văn phòng thừa phát lại lập một văn bản, trong đó ghi nhận, mô tả về sự việc Ông A đăng bài nói xấu Cô ….. Văn bản do Văn phòng thừa phát lại lập đó – Gọi là Vi bằng.

Đặc điểm lập vi bằng tại trà vinh

Do Thừa phát lại lập nên dưới hình thức là văn bản, nên không được ủy quyền hay nhờ người khác lập cũng không được nhờ người khác ký tên thay mình vào vi bằng.

Là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách trung thực, khách quan trong một văn bản do thừa phát lại lập nên.

Vi bằng ghi nhận những sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. 

Việc lập vi bằng bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản.

Vi bằng do thừa phát lại lập nên theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật và được xem là chứng cứ có giá trị chứng minh.

Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng bắt buộc phải tuân thủ những quy định về bảo mật và lưu trữ.

Giá trị pháp lý của lập vi bằng tại trà vinh

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bản chất pháp lý của Vi bằng trong sự đối sánh với Văn bản Công chứng

Bản chất pháp lý của lập vi bằng tại trà vinh

Vi bằng là văn bản do chấp hành viên thuộc Văn phòng Thừa phát lại lập theo yêu cầu của khách hàng, để ghi nhận, mô tả về một hành vi, sự việc đã, đang xảy ra.

Nhiệm vụ của chấp hành viên là ghi nhận, mô tả đầy đủ, chính xác về một hành vi, sự việc được yêu cầu lập Vi bằng. Còn nội dung (Hành vi, sự việc) đó có đúng pháp luật hay không, Chấp hành viên không cần quan tâm.

Ví dụ: Ông E muốn bán một căn nhà và đất cho Bà F, Ông E yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại lập Vi bằng cho việc mua bán này.

Thì nhiệm vụ của Chấp hành viên, chỉ đơn giản là lập Vi bằng, ghi nhận thời gian, địa điểm, sự việc Ông E có bán nhà, đất cho Bà F, Bà F đã giao tiền cho Ông E.

Còn Chấp hành viên không có nghĩa vụ phải xác định giao dịch của các bên có phù hợp và đáp ứng được các điều kiện của pháp luật hay không.

Ví dụ: Nhà, đất đã được Nhà nước cấp sổ đỏ, sổ hồng chưa. Nhà đất của một mình Ông E hay có chung với ai nữa, Ông E có được toàn quyền định đoạt không ……

lập vi bằng tại trà vinh
lập vi bằng tại trà vinh

Đó là những yếu tố mà Chấp hành viên không cần quan tâm. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa Vi bằng và Văn bản công chứng.

Bản chất pháp lý của văn bản công chứng

Văn bản công chứng là văn bản do Công chứng viên thuộc Văn phòng/Phòng công chứng lập theo yêu cầu của khách hàng nhằm chứng nhận cho giao dịch dân sự của các bên là hợp pháp.

Như vậy Văn bản công chứng ghi nhận 2 vấn đề: (i) Có tồn tại giao dịch dân sự, ví dụ mua bán nhà, vay tiền; (ii) Giao dịch mà các bên đã thiết lập là đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật.

Ví dụ: Ông E muốn bán một căn nhà và đất cho Bà F, ông E yêu cầu Công chứng viên lập Văn bản chứng nhận cho việc mua bán này.

Thì nhiệm vụ của Công chứng viên phải: + Đầu tiên kiểm trả về năng lực hành vi dân sự: Xem các bên có hoàn toàn bình thường không; Nếu bị thần kinh, tâm thần, hay đang trong tình không minh mẫn… thì xác định không đủ năng lực giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật và không công chứng được;

+ Kiểm tra về pháp lý của Nhà đất: Đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng chưa, có bị vấn đề gì không; Nếu đang có tranh chấp tại Tòa án, đang bị kê biên để thi hành án ….. thì không Công chứng được;

+ Kiểm tra về quyền của Chủ sở hữu: Ông E có phải Chủ sở hữu toàn bộ nhà đất không, nếu tạo lập trong thời kì hôn nhân thì phải có sự tham gia của cả người vợ, hoặc có văn bản ủy quyền của vợ với nội dung ủy quyền cho Ông E ký, và phải xác định chính xác người vợ hợp pháp trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu không thỏa mãn các yêu cầu đó thì không Công chứng được.

Tóm lại, Công chứng viên khi muốn chứng nhận một hợp đồng giao dịch là phải kiểm tra hết mọi thứ xem giao dịch đó có đúng với quy định của pháp luật không thì mới tiến hành lập Văn bản công chứng.

Còn Chấp hành viên thuộc Văn phòng thừa phát lại, khi lập Vi bằng, chỉ ghi nhận, mô tả có sự tồn tại sự kiện, hành vi đó mà thôi, không cần quan tâm tới những vấn đề khác.

Khi nào thì nên lập vi bằng tại trà vinh – Khi nào nên lập Văn bản Công chứng?

Đối với những Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật bắt buộc phải Công chứng như: Hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Thế chấp nhà, đất … thì buộc phải Công chứng mới có giá trị. Ví dụ các bên Mua bán nhà đất phải công chứng mới đăng ký (Sang tên đổi chủ) được, còn lập Vi bằng thì không được.

Trên thực tế tồn tại nhiều trường hợp mua bán nhà đất chưa đủ điều kiện để Công chứng (Bị Công chứng viên từ chối chứng nhận), các bên mới lựa chọn yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại lập Vi bằng, và trong trường hợp này vi bằng chỉ có một ý nghĩa chứng minh các bên có việc mua bán đó. Nếu có tranh chấp tại Tòa án, Tòa có thể tuyên giao dịch này vô hiệu về hình thức và không đủ điều kiện mua bán ……

Điều đó có nghĩa rằng Tòa vẫn thừa nhận các bên có việc mua bán này, vì đã được lập Vi bằng, không bên nào chối được là đã không tham gia giao dịch đó.

Nhưng việc mua bán đó không có giá trị pháp lý, vì sai luật. Hay nói cách khác, việc lập Vi bằng trong trường hợp này, không khác gì việc mua bán bằng giấy viết tay.

Tuy vậy, nhưng không có nghĩa là Vi bằng không có một vai trò gì trong xã hội pháp lý. Bởi lẽ, có những vấn đề mà chỉ có Vi bằng mới thực hiện được mà Văn bản Công chứng – Công chứng viên không thể làm được.

Ví dụ như việc ghi nhận hành vi đăng bài trên Facebook nói xấu ở trên, để lưu lại chứng cứ thì phải lập Vi bằng, còn Công chứng viên không có thẩm quyền chứng nhận sự kiện này.

Ví dụ để chúng ta thấy vai trò của Vi bằng:

Ngày 01/3/2018 Ông M ra Văn phòng công chứng ký hợp đồng bán một căn nhà cho Bà N. Trong Hợp đồng đã công chứng có ghi rõ: Chậm nhất đến ngày 30/3/2018, Bà N phải có mặt tại chính Văn phòng công chứng này, để giao số tiền 2 tỷ còn thiếu cho Ông M. Nếu trễ hẹn, thì Ông M có quyền hủy hợp đồng, lấy lại nhà, và toàn bộ tiền Bà N đã giao cho Ông M trước đó, thuộc về Ông M. Đến ngày cuối cùng của thời hạn là 30/3/2018, Bà N đến Văn phòng công chứng để giao tiền, nhưng Ông M không đến, vì muốn vu vạ cho Bà N là trả nợ quá hạn nhằm hủy hợp đồng.

Trong trường hợp này Bà N cần phải yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại cử chấp hành viên đến Văn phòng công chứng để lập Vi bằng, ghi nhận sự việc bà có mang tiền đến giao, nhưng ông M không đến. Và khi tranh chấp xảy ra, Vi bằng chính là chứng cứ, chứng minh bà N không vi phạm hợp đồng.

Kết luận 

Vi bằng do Chấp hành viên của Văn phòng Thừa phát lại lập và Văn bản Công chứng do Công chứng viên của Văn phòng/Phòng Công chứng lập đều có những giá trị pháp lý nhất định.

Có những quan hệ pháp luật chỉ thuộc về chức năng của Công chứng như chứng nhận Hợp đồng mua bán nhà đất; Và có những quan hệ pháp luật chỉ thuộc chức năng của Thừa phát lại như lập Vi bằng ghi nhận sự tồn tại của hành vi, sư việc, sự kiện như việc đăng tin bài vu khống, việc có mặt ở hiện trường ……

Việc xác định khi nào thuộc chức năng của ai không phải người dân nào cũng năm được quy định của pháp luật. Chính vì vậy, cần thiết đẩy mạnh công tác tuyền truyền pháp luật trong mọi hoàn cảnh (trong hoạt động của cơ quan chức năng, trong hoạt động tư vấn pháp luật của các đơn vị hành nghề luật….) để người dân có thể hiểu rõ được mà lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ theo đúng quy định pháp luật. Với bài viết này, Rong Ba mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc tuyên truyền kiến thức pháp luật nói chung và về giá trị pháp lý của vi bằng nói riêng cho quý bạn đọc trên khắp cả nước.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về những diểm khác biệt giữa văn bản công chứng và lập vi bằng tại trà vinh. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng tại trà vinh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin