Lập vi bằng tại Quảng Nam

lập vi bằng tại quảng nam

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định. 

Vậy những nội dung về lập vi bằng tại quảng nam được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng tại quảng nam của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái quát về lập vi bằng tại quảng nam

Vi bằng là gì?

Vi bằng là thuật ngữ được nhiều người dân biết đến, nhất là vi bằng liên quan đến nhà đất. Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định rõ về vi bằng như sau:

“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

Vi bằng do Thừa phát lại lập để ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Ngoài việc xác định Vi bằng có tác dụng gì thì giá trị pháp lý của vi bằng cũng hết sức quan trọng. Khi tham gia vào các giao dịch hoặc khi các sự kiện xảy ra mà có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của mình, chủ thể nên lập vi bằng để có căn cứ hợp pháp trước tòa án. Không những thế, vi bằng cũng mang lại giá trị cho việc thực hiện các giao dịch theo đúng quy định pháp luật.

Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có) ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận.

Ngoài ra thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Do đó chủ thể cần lựa chọn văn phòng Thừa phát lại đúng phạm vi.

Vi bằng cần được đăng ký tại Sở Tư pháp đảm bảo giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng…

Vi bằng bị từ chối sẽ không có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; không là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Hình thức, nội dung vi bằng

– Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

+ Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

+ Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

+ Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

+ Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

+ Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

+ Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

– Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

(Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

lập vi bằng tại quảng nam
lập vi bằng tại quảng nam

Mẫu vi bằng mới nhất hiện nay

Mẫu vi bằng là Mẫu TP-TPL-N-05 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
………………………………….. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/(năm)/VB-TPL

 

VI BẰNG

Vào hồi……….. giờ…………. ngày…….. tháng…… năm…….., tại………….

Chúng tôi gồm: (1)

Ông (bà):     , chức vụ: Thừa phát lại,

Người yêu cầu lập vi bằng:

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:       

Địa chỉ:      

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:        

Người tham gia lập vi bằng (nếu có):

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:       

Địa chỉ:      

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:        

Người chứng kiến (nếu có):

Ông (bà):    

Địa chỉ:      

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:    

Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)

Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)

Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…

Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

1)     

2)

Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

THƯ KÝ NGHIỆP VỤ                (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

THỪA PHÁT LẠI
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI THAM GIA
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Tùy từng trường hợp cụ thể, Thừa phát lại có thể bổ sung thành phần tham gia vào vi bằng, bổ sung nội dung ghi nhận phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.

Vi bằng có tác dụng gì?

Thực tế hiện nay ngày càng nhiều người lựa chọn lập vi bằng để bảo vệ và giảm thiểu rủi ro khi tham gia các giao dịch, ký kết hợp đồng,.. bởi vi bằng có nhiều ý nghĩa qua trọng và tác dụng thiết thực. Một số tác dụng cụ thể của vi bằng như sau:

Vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng phạm vi rộng hơn. Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vi bằng ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể, không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội, chỉ ghi nhận những gì có thật, đã xảy ra trên thực tế.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Thông thường, những thủ tục liên quan đến vụ án sẽ rất mất thời gian, do đó, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

Quy định của pháp luật về chi phí lập vi bằng tại quảng nam 

Vấn đề chi phí lập vi bằng được khá nhiều người quan tâm, tuy nhiên pháp luật chưa có quy định rõ ràng mà chỉ khái quát tại Điều 64 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau:

“1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính”

Theo quy định trên, không có bảng giá chung cho chi phí lập vi bằng, các văn phòng thừa phát lại tự quyết định phí dịch vụ và tiến hành niêm yết công khai.

Tuy nhiên, để đưa ra được mức chi phí lập vi bằng hợp lý, các văn phòng Thừa phát lại cũng cần căn cứ trên những cơ sở theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

Nội dung công việc khách hàng yêu cầu lập vi bằng Thừa phát lại: Chi phí lập vi bằng không áp dụng theo cách tính dựa trên giá trị tài sản liên quan đến quá trình lập vi bằng như thủ tục công chứng nhưng tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc cần lập mà chi phí này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức niêm yết.

Thời gian, công sức Thừa phát lại bỏ ra để hoàn thiện một vi bằng có độ dài 10 trang sẽ khác với những vi bằng hàng trăm trang.

Mặt khác, một số loại vi bằng đặc thù (hoặc theo sự yêu cầu của khách hàng) cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng như ghi hình, đo đạc… cần công cụ hỗ trợ cũng làm tăng chi phí lập vi bằng so với các vụ việc thông thường.

Giờ làm việc của văn phòng Thừa phát lại: Tùy thuộc quy định của từng văn phòng mà giờ làm việc sẽ có sự thay đổi nhưng đều giao động quanh giờ làm việc hành chính của cơ quan nhà nước.

Do đó, nếu khách hàng vì lý do công việc hoặc lý do các nhân khác có nhu cầu lập vi bằng ngoài giờ hành chính hoặc lập vi bằng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì chi phí lập vi bằng sẽ tăng thêm.

Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình lập vi bằng: Phát sinh trong quá trình lập vi bằng chủ yếu đến từ các yếu tố như chi phí đi lại, chi phí cho người làm chứng, chi phí phải nộp cho cơ quan nhà nước (Nếu cần thu thập thông tin)…

Trên đây là các quy định của pháp luật về chi phí lập vi bằng Thừa phát lại được chúng tôi đưa ra và phân tích. Nếu cần nắm rõ hơn về chi phí lập vi bằng đối với các trường hợp cụ thể, kính mời bạn đọc tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết phí lập vi bằng hết bao nhiêu tiền.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về nội dung về quy định lập vi bằng tại quảng nam. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng tại quảng nam và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin