Lập vi bằng tại Khánh Hòa

lập vi bằng tại khánh hòa

Khi giao nhận hàng hóa mà 1 trong hai bên cần xác nhận tình trạng và tính chất hàng hóa thì có thể lựa chọn hình thức lập vi bằng giao nhận hàng hóa.

Để xác nhận việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại, hay để chứng minh hàng hóa sản phẩm bày bán. 

Vậy nội dung lập vi bằng tại khánh hòa giao nhận hàng hóa được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng tại khánh hòa của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Cơ sở pháp lý

– Luật Thương mại 2005

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Vi bằng là gì?

Vi bằng và lập vi bằng gắn liền với hoạt động của Thừa phát lại. Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,…

Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan. Pháp luật hiện hành quy định:

“Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.

Với cách định nghĩa này, vi bằng được lập dùng làm chứng cứ cho tổ chức, cá nhân sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác và việc lập vi bằng của Thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau:

– Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính Thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;

– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;

– Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do Thừa phát lại lập;

– Vi bằng do Thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được dùng làm chứng cứ và có giá trị chứng minh;

– Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Cơ sở pháp lý lập vi bằng căn cứ quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của thừa phát lại.

Thực tiễn cho thấy, trong các lĩnh vực hoạt động của Thừa phát lại, việc lập vi bằng mang lại hiệu quả tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu rất lớn, phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của người dân và có vị trí quan trọng trong các hoạt động dân sự, sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Trong đó, nổi bật nhất là việc lập vi bằng đối với bất động sản do các hoạt động liên quan đến bất động sản, gắn liền với hầu hết các quan hệ pháp lý trong đời sống kinh tế-xã hội và rất được dư luận quan tâm.

Mặt khác, hơn 10 năm được tổ chức thực hiện thí điểm trên cả nước, hoạt động Thừa phát lại đã có những đóng góp mang tính tất yếu trong một nền tư pháp phát triển, lấy chứng cứ khách quan làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp hoặc làm bằng chứng để chứng minh các sự kiện hành vi đã diễn ra.

Do vậy, dù có những quan điểm trái chiều thì kết quả hoạt động của Thừa phát lại trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực đối với hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Giao nhận hàng hóa là gì? 

Giao nhận hàng hóa là một quá trình thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng.

Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và chịu trách nhiệm về:

• Giao hàng không đúng chỉ dẫn.

• Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.

• Thiếu sót khi làm thủ tục hải quan

• Chở hàng đến sai nơi quy định.

• Giao hàng không đúng người nhận hàng.

• Những thiệt hại về tài sản và người do người giao nhận gây nên.

• Tái xuất không theo thủ tục cần thiết hoặc không hoàn thuế.

lập vi bằng tại khánh hòa
lập vi bằng tại khánh hòa

Khi người giao nhận là người chuyên chở thì người giao nhận đóng vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

Người giao nhận đóng vai trò là người vận chuyển hàng hóa không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình mà trong trường hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình.

Người giao nhận đồng thời là nhà vận chuyển có trách nhiệm cung cấp và đảm bảo các dịch vụ liên quan đến việc vận tải. Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm mất mát hu hỏng hàng hóa phát sinh trong các trường hợp sau

• Khách hàng đóng gói và ghi ký hiệu mã không phù hợp.

• Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa.

• Do chiến tranh , đình công

• Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy thác.

• Do các trường hợp bất khả kháng.

Quy định lập vi bằng tại khánh hòa giao nhận hàng hóa

Để xác nhận việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại, hay để chứng minh hàng hóa sản phẩm bày bán.

Khi giao nhận hàng hóa mà 1 trong hai bên cần xác nhận tình trạng và tính chất hàng hóa thì có thể lựa chọn hình thức lập vi bằng giao nhận hàng hóa.

Văn phòng thừa phát lại sẽ tiến hành lập vi bằng ghi nhận lại hiện trạng hàng hóa cũng như xác nhận giao dịch giao nhận hàng hóa mà hai bên giao nhận cần chuyển giao.

Thừa phát lại sẽ lập vi bằng ghi nhận lại những thiệt hại hư hỏng trong quá trình bên giao vận chuyển từ đó đưa ra những kết luận thực tế về tổn thất thực tế bận nhận phải chịu, đảm bảo quyền lợi cho bên giao nhận hàng hóa….

Cùng với đó hướng dẫn bên thiệt hại về thủ tục, trình tự làm việc với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Từ đó có thể giúp cho bên thệt hại được bồi thường một cách hợp lý về cả vật chất và xử lý hàng hóa bị hư hỏng của mình trong thời gian xảy ra sự việc.

Khái niệm lập vi bằng tại khánh hòa kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật là gì?

Có thể hiểu đơn giản “Kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật” là việc của chủ sở hữu hoặc các bên trong hợp đồng hoặc có thể là một bên thứ ba tiến hành việc kiểm tra về số lượng, đánh giá chất lượng và giá trị tài sản tại một thời điểm nhất định để làm căn cứ trước khi giao kết hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng.

Việc lập vi bằng hiểu một cách đơn giản là việc mô tả chính xác những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy,… Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan.

Lập vi bằng kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật là việc Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận lại hiện trạng tài sản, hiện vật trước khi tiến hành một giao dịch hoặc hợp đồng nào đó.

Vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận việc kiểm kê, tài sản, vật dụng khi bàn giao để làm chứng cứ. Vi bằng sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể: chủng loại, số lượng, hiện trạng sử dụng của tài sản…

Đồng thời, kèm theo Vi bằng là hình ảnh tài sản, đoạn phim ghi hình quá trình kiểm kê và biên bản kiểm kê. Vi bằng được lập trong trường hợp này là một tài liệu quan trọng giúp chứng minh cho yêu cầu của bạn đối với bên đối lập tại cơ quan nhà nước khi giải quyết tranh chấp.

Lý do nên lập vi bằng kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật?

Việc kiểm kê tài sản có thế do chủ sở hữu hoặc các bên của hợp đồng tự thực hiện, tuy nhiên tính khách quan trong trường hợp này không cao.

Trong những trường hợp xảy ra tranh chấp về tài sản, hiện vật thì tại thời điểm chuẩn bị hoặc bắt đầu xảy ra tranh chấp, để đảm bảo tính khách quan các bên đã tiến hành niêm phong tài sản nhưng trong trường hợp này, các bên không thể tự mình kiểm kê tài sản được.

Do đó, lúc này rất cần vai trò của một bên thứ 3 tham gia vào quá trình kiểm kê tài sản đó chính là Thừa phát lại.

Để có cơ sở giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan tài sản trong hợp đồng, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận việc kiểm kê tài sản, có thể là kiểm kê tài sản trong nhà hoặc hàng hóa trong kho, hàng hóa vận chuyển,… khi bàn giao để làm chứng cứ.

Vi bằng của Thừa phát lại trong trường hợp này sẽ ghi nhận, mô tả một cách chi tiết, cụ thể: chủng loại, số lượng, hiện trạng sử dụng của tài sản… Đồng thời, kèm theo Vi bằng là hình ảnh tài sản, đoạn phim ghi hình quá trình kiểm kê và biên bản kiểm kê.

Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, vi bằng này sẽ là chứng cứ hợp pháp, có giá trị chứng cứ cao trước Tòa nếu được lập theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Vì vậy trước khi tiến hành giao kết (thanh lý) hợp đồng hoặc bắt đầu giao dịch các bên nên tiến hành lập vi bằng kiểm kê, thống kê tài sản sớm để tránh những rủi ro tranh chấp sau này.

Các trường hợp nên lập vi bằng tại khánh hòa kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật

Một số trường hợp lập vi bằng kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật phổ biến hiện nay như:

– Ghi nhận việc kiểm kê, kiểm tra tài sản trước khi hợp nhất, giải thể doanh nghiệp.

– Ghi nhận việc kiểm kê tài sản đối với việc cho thuê nhà;

– Ghi nhận việc kiểm kê tài hàng hóa, hàng tồn kho;

– Ghi nhận việc giao nhận hàng hóa, máy móc,….

Trên thực tế còn rất nhiều trường hợp khác các bên có thể tiến hành lập vi bằng kiểm kê, thống kê tài sản, hiện vật để lưu giữ chứng cứ khi giải quyết tranh chấp chỉ cần đáp ứng điều kiện không vi phạm trường hợp bị cấm lập vi bằng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về nội dung quy định lập vi bằng tại khánh hòa giao nhận hàng hóa. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng tại khánh hòa và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin