Lập vi bằng tại Hải Phòng

lập vi bằng tại hải phòng

Khi tham gia các giao dịch đã có nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản ghi nhận giá trị chứng cứ giúp các bên giảm được rủi ro của hợp đồng.

Vậy công chứng vi bằng là gì? công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì? Thủ tục công chứng vi bằng?Vậy nội dung lập vi bằng tại hải phòng về công chứng vi bằng được quy định như thế nào. 

Bài viết về lập vi bằng tại hải phòng của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái quát về lập vi bằng tại hải phòng

Vi bằng được định nghĩa như thế nào?

Vi bằng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này

Do đó, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập để ghi lại những sự kiện, hành vi có thật mà mình chứng kiến khi được cá nhân, tổ chức yêu cầu.

Cũng tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08/2020 này, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung sau đây:

– Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại – người lập vi bằng;

– Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;

– Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này;

– Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại;

– Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…

Trong văn bản vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.

Đặc biệt, vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập cũng như Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Công chứng vi bằng là gì?

Vi bằng chính là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này (quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại).

Vi bằng do văn phòng thừa phát lại lập ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Công chứng vi bằng chính là văn bản bằng thừa phát lại, giấy tay, hợp đồng giao dịch, được công chứng viên chứng nhận, làm chứng cứ.

Bởi vì nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận theo quy định của Luật Công chứng 2014.

Công chứng vi bằng đó có giá trị pháp lý không?

Cụ thể, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng do thừa phát lại lập như sau:

“Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập”.

Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản.

Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản.

Tuy nhiên, việc lập vi bằng đối với việc mua bán căn nhà được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận có giao kết về việc mua bán giữa hai bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Việc mua bán vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý nên người dân cần cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền.

Công chứng vi bằng cần những giấy tờ gì?

Công chứng vi bằng sẽ là bằng chứng mạnh mẽ để bảo vệ cho cả hai bên chống lại những nguy cơ pháp lý có rủi ro diễn ra. Nếu các bên tranh chấp, kiện tụng thì tài liệu này sẽ có giá trị và dùng như chứng cứ trước tòa án.

Theo Điều 39 nghị định số 08/2020/NĐ-CP nghị định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định về thủ tục lập vi bằng như sau: Phiếu yêu cầu lập vi bằng, Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi băng, chi phí lập vi bằng… đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng; Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng.

Sau khi tiến hành lập xong vi bằng thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng; thừa phát lại có thể cấp bản sao vi bằng trong trường hợp: trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp bản sao vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng; hoặc theo nhu cầu của bên yêu cầu lập vi bằng và bên có liên quan.

lập vi bằng tại hải phòng
lập vi bằng tại hải phòng

Chi phí công chứng vi bằng bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về chi phí lập vi bằng như sau:

“ 1. Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.

Trên cơ sở khung giá đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác, nếu có.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên ta có thể thấy rằng hiện nay pháp luật không quy định công chứng vi bằng hết bao nhiêu tiền.

Tuy nhiên, pháp luật quy định: Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng, việc quy định về công khai và niêm yết mức giá lập vi bằng giúp cho người có nhu cầu lập vi bằng nắm rõ để cân nhắc lựa chọn có lập vi bằng không?

Trên cơ sở mức giá đã được niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh

Công chứng vi bằng hết bao nhiêu tiền sẽ do từng văn phòng thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá, do đó người có nhu cầu lập vi bằng cần tham khảo khung giá tại văn phòng thừa phát lại nơi định lập vi bằng, trên cơ sở đó khung giá đó thì bạn có thể thỏa thuận lại về chi phí lập vi bằng.

Nội dung của lập vi bằng tại hải phòng

Thủ tục công chứng vi bằng

Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại có thể tiếp nhận nhu cầu của khách hàng nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Bước 2: Thỏa thuận

Khách hàng sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng, văn bằng thỏa thuận làm vi bằng, văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung như: Nội dung cần làm vi bằng; Địa điểm, thời gian; Chi phí; Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận làm vi bằng sẽ được lập thành 02 bản, người có yêu cầu sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng cũng như chứng kiến nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Nội dung chủ yếu của vi bằng:

Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;

Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;

Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu, 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

Vi bằng có thay thế được văn bản công chứng không?

Vi bằng và văn bản công chứng là hai loại văn bản khác nhau về cả bản chất và giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, có khá nhiều người nhầm lẫn hai loại giấy tờ này và thậm chí, nhiều người còn xem hai loại giấy tờ, tài liệu này là một.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định:

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác

Như vậy, vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau, có nhiệm vụ và công dụng hoàn toàn khác nhau.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về quy định về nội dung lập vi bằng tại hải phòng được công chứng vi bằng như thế nào.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng tại hải phòng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin