Lập vi bằng tại Hải Dương

lập vi bằng tại hải dương

Có đôi khi một số sự kiện hành vi đã diễn ra trước đó và hiện các bên đang thực hiện các cam kết, thỏa thuận chẳng may xảy ra xung đột về lợi ích, về các quyền và nghĩa vụ của các bên phải thực hiện.

Do đó, một trong các bên có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi lại các hành vi trong quá khứ làm bằng chứng để các bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. 

Vậy nội dung việc lập vi bằng tại hải dương ghi nhận hành vi, sự kiện trong quá khứ được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng tại hải dương của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Vi bằng và giá trị của vi bằng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

Có thể hiểu rằng, vi bằng là một văn bản ghi nhận, mô tả lại một sự kiện hoặc hành vi đang xảy ra với sự chứng kiến của thừa phát lại. Vi bằng như một biên bản thể hiện đầy đủ sự kiện, hành vi giữa các bên với “người làm chứng” là thừa phát lại.

Chính vì sự kiện, hành vi trong vi bằng được thừa phát lại chứng kiến nên vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Đặc biệt, cần lưu ý rằng, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Đặc điểm của vi bằng

Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Những thủ tục liên quan đến vụ án sẽ rất mất thời gian, do đó, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng tại thời điểm giao dịch. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng.

Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản.

Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;

Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Các trường hợp nên lập vi bằng tại hải dương

Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.

Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.

Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.

Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.

Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.

Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.

Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.

Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.

Lưu ý về vi bằng

Nhiều người đã lạm dụng Vi bằng trong việc “làm chứng” các hợp đồng mua bán, đặc biệt là mua bán đất khi không có giấy tờ, sổ đỏ. Điều này là sai quy định pháp luật. Bản chất thì vi bằng chỉ ghi nhận việc:

Bên A giao tiền cho bên B

Bên B giao giấy tờ cho bên A

Hiện nay, nhiều người mua nhà bị nhầm tưởng vi bằng thừa phát lại có thể thay công chứng. Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những nét giống với hoạt động công chứng, tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng. 

lập vi bằng tại hải dương
lập vi bằng tại hải dương

Một số vi bằng điển hình ghi nhận sự việc các bên xác nhận các sự kiện hành vi trong quá khứ

– Ghi nhận sự kiện hành vi các bên xác nhận có việc đứng tên hộ trên giấy tờ, văn bản (Việt kiều nhờ người trong nước đứng tên hộ mua nhà đất, đứng tên hộ trên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, đứng tên hộ trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu…);

– Ghi nhận sự kiện hành vi các bên xác nhận đã thực hiện một giao dịch trong quá khứ (mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, trao đổi…);

– Ghi nhận sự kiện hành vi các bên xác nhận việc đã giao nhận tiền trong các giao dịch trước đó;

– Ghi nhận sự kiện hành vi các bên xác nhận việc đã nhận quyền lợi liên quan đến việc thừa kế (có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm kê khai di sản thừa kế);

– Ghi nhận sự kiện hành vi các bên xác nhận về việc đã bàn giao, nhận bàn giao tài sản đúng đối tượng, điều kiện đã giao dịch (bàn giao nhà trong hợp đồng thi công, bàn giao tài sản trong hợp đồng mua bán, cho thuê…).

– Ghi nhận lại các hành vi trái pháp luật, có thể nảy sinh tranh chấp như: va chạm giao thông, gây thiệt hại cho tài sản của người khác,…

– Các bên xác nhận, khẳng định lại việc đã giao nhận tiền trong các giao dịch ;

– Các bên xác nhận, khẳng định lại đã thực hiện 1 giao dịch trong quá khứ (mua bán, chuyển nhượng, tặng cho ,trao đổi …);

– Các bên xác nhận, khẳng định lại về việc đã bàn giao, nhận bàn giao tài sản đúng đối tượng, điều kiện đã giao dịch (bàn giao nhà trong hợp đồng thi công, bàn giao tài sản trong hợp đồng mua bán, cho thuê …);

– Các bên xác nhận, khẳng định lại việc đã đứng tên hộ trên giấy tờ, văn bản (Việt kiều nhờ người trong nước đứng tên hộ mua nhà đất, đứng tên hộ trên hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, đứng tên hộ trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu …);

– Các bên xác nhận, khẳng định lại việc đã nhận quyền lợi liên quan đến việc thừa kế (có thể xảy ra trước hoặc sau thời điểm kê khai di sản thừa kế).

– Các bên xác nhận, khẳng định lại trong quá khứ đã hứa thưởng cho nhau khi làm hoàn thành một việc gì đó;

Hoặc còn nhiều sự kiện, hành vi trong đời sống cộng đồng đã xảy ra trong quá khứ mà đến thời điểm hiện tại những người đó có thể ngồi để xác nhận và khẳng định lại rằng trong quá khứ họ đã thực hiện việc đó và nay vẫn công nhận nó là có thật.

Trình tự thủ tục lập vi bằng tại hải dương ghi nhận các hành vi trong quá khứ

Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại có thể tiếp nhận nhu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu này.

Bước 2: Thỏa thuận

Khách hàng sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng, văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung sau:

Nội dung cần làm vi bằng;

Địa điểm, thời gian;

Chi phí;

Các thỏa thuận khác, nếu có.

Sau khi lập xong thỏa thuận, người có yêu cầu sẽ đóng chi phí làm vi bằng cho Thừa phát lại theo như thỏa thuận của hai bên.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng tại hải dương

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;

– Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;

-Người tham gia khác (nếu có);

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;

– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

– Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc làm vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này.

Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về nội dung quy định lập vi bằng tại hải dương ghi nhận hành vi, sự kiện trong quá khứ. 

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng tại hải dương và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin