Lập vi bằng tại Hà Nam

lập vi bằng tại hà nam

Trong các bài viết trước, Văn phòng Thừa phát lại đã đề cập nhiều đến các vấn đề khi ly hôn như lập vi bằng phân chia tài sản chung, phân chia việc nuôi con, thỏa thuận chu cấp cho con…

Ở bài viết này, Văn phòng Thừa phát lại sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trường hợp khác khi ly hôn là việc lập vi bằng giao nhận tiền để nhận tài sản và thực hiện nghĩa vụ 2 bên đã thỏa thuận. 

Vậy nội dung lập vi bằng tại hà nam về giao nhận tài sản và nghĩa vụ khi ly hôn được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng tại hà nam của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Tại sao cần lập vi bằng tại hà nam thỏa thuận giao nhận tiền để nhận tài sản và nghĩa vụ khi ly hôn

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và tạo lập. Vi bằng này có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết các vụ việc dân sự.

Trên thực tế, trong quá trình tố tụng, chứng cứ được đưa ra sẽ không nghiễm nhiên được chấp nhận mà phải được xác minh, làm rõ. Điều này có thể gây khó khăn cho các bên và mất rất nhiều thời gian.

Giải quyết vấn đề đó, pháp luật quy định vi bằng có giá trị là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét giải quyết, trong đó thừa phát lại là người có thẩm quyền lập vi bằng.

Mặc dù không giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước nhưng thừa phát lại được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và trao quyền để tiến hành lập vi bằng và các nhiệm vụ liên quan. Vì vậy, vi bằng do thừa phát lại tạo lập có giá trị rất lớn khi tham gia vào quá trình tố tụng.

Trường hợp lập vi bằng tại hà nam thỏa thuận giao nhận tiền để nhận tài sản và nghĩa vụ khi ly hôn

Anh Vũ Ngọc B và chị Nguyễn Thu N đồng thuận ly hôn. Trong quá trình chung sống, anh chị có 1 con là cháu H (8 tuổi) và có tài sản chung là 1 căn nhà. 2 anh chị đã thỏa thuận xong về việc nuôi con và phân chia tài sản.

Theo đó, chị N sẽ nuôi cháu H và anh B sẽ chu cấp cho con 5 triệu/tháng. Tiền cấp dưỡng sẽ được anh B giao 1 lần cho chị N, là số tiền anh cấp dưỡng cho con trong 1 năm. Về tài sản chung là căn nhà đang ở, anh chị thống nhất chia đôi, tuy nhiên thay vì bán căn nhà đó thì chị N sẽ giao cho anh B một số tiền tương ứng với một nửa căn nhà anh nhận được theo thỏa thuận.

Vì vậy, 2 anh chị đã đến Văn phòng Thừa phát lại  và yêu cầu lập vi bằng về việc chị N giao tiền cho anh B để nhận tài sản là căn nhà. Đồng thời lập vi bằng về việc anh B giao cho chị N số tiền cấp dưỡng cho con trong 1 năm.

Thừa phát lại thẩm định, đánh giá yêu cầu và tiến hành lập vi bằng thỏa thuận giao nhận tiền để nhận tài sản và nghĩa vụ theo thủ tục.

Thủ tục lập vi bằng tại hà nam thỏa thuận giao nhận tiền để nhận tài sản và nghĩa vụ khi ly hôn  

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng

Khách hàng có nhu cầu lập vi bằng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại  nêu yêu cầu và cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc lập vi bằng như giấy tờ tùy thân, đăng ký kết hôn, giấy tờ chứng minh tài sản…

Thừa phát lại sẽ kiểm tra phạm vi, thẩm quyền của việc lập vi bằng và tư vấn chi tiết cho khách hàng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Khách hàng và thừa phát lại thỏa thuận về các vấn đề lập vi bằng sau:

Nội dung lập vi bằng: thỏa thuận giao nhận tiền để nhận tài sản và nghĩa vụ

Thời gian, địa điểm lập vi bằng: do các bên tự thỏa thuận

Chi phí: tự thỏa thuận

Thỏa thuận khác (nếu có)

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại sẽ tiến hành lập vi bằng theo thỏa thuận với khách hàng. Khác với việc lập vi bằng hiện trạng nhà đất phải đến tận nơi có nhà đất, thì lập vi bằng thỏa thuận giao nhận tiền để nhận tài sản và nghĩa vụ thì thừa phát lại và khách hàng có thể tự thỏa thuận lập ở bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam sao cho việc thỏa thuận được thuận tiện nhất.

Việc lập vi bằng có thể thực hiện tại chính Văn phòng Thừa phát lại  hoặc nơi khác do khách hàng yêu cầu. Thời gian lập vi bằng do các bên thỏa thuận sắp xếp.

Thừa phát lại sẽ mô tả lại chính xác, khách quan sự kiện thỏa thuận của các bên mà không tham gia vào việc thỏa thuận.

lập vi bằng tại hà nam
lập vi bằng tại hà nam

Nếu cần thiết thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình để đính kèm hoặc mời thêm người làm chứng tham gia để tăng tính khách quan.

Việc lập vi bằng được hoàn thành khi thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp hoặc cập nhật lên cơ sở dữ liệu về vi bằng.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Khi việc đăng ký vi bằng hoàn thành, thừa phát lại trao 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Quy định pháp luật về việc nuôi con khi ly hôn

Pháp luật quy định cụ thể về việc nuôi con tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, khi cha mẹ không cùng chung sống và có mong muốn phân chia việc nuôi con thì pháp luật sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của cha mẹ.

Việc cha mẹ tự thỏa thuận việc nuôi con sẽ tạo thuận lợi nhất khi giải quyết việc ly hôn. Với trường hợp con đủ 7 tuổi trở lên cần phải hỏi ý kiến con để xem xét nguyện vọng.

Riêng với con dưới 36 tháng tuổi pháp luật sẽ ưu tiên giao cho mẹ nuôi nếu người mẹ đủ điều kiện nuôi dưỡng, hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con sẽ được chấp nhận.

Trường hợp lập vi bằng tại hà nam phân chia việc nuôi con khi ly hôn

Anh X và chị N kết hôn tháng 8 năm 2015, có 2 con chung là cháu H (5 tuổi) và cháu K (3 tuổi). Anh X và chị N cùng đồng ý ly hôn. 2 anh chị muốn thỏa thuận rõ việc nuôi con, chu cấp hàng tháng và quyền thăm nuôi sau ly hôn. Vì vậy anh chị quyết định liên hệ Văn phòng Thừa phát lại  để tiến hành lập vi bằng.

Sau khi nhận được yêu cầu lập vi bằng về việc nuôi con khi ly hôn, thừa phát lại đã tư vấn cho anh chị các lợi ích khi lập vi bằng và giải thích vi bằng không thay thế cho vi bằng công chứng, chứng thực.

Đây sẽ là căn cứ để tòa án xem xét việc giải quyết ly hôn của anh X và chị N. Đồng thời vi bằng cũng sẽ là bằng chứng thỏa thuận giữa cha mẹ để giải quyết tranh chấp trong tương lai nếu một trong 2 bên không thực hiện đúng thỏa thuận.

Ai có quyền lập vi bằng tại hà nam phân chia việc nuôi con khi ly hôn

Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020 quy định thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc, vì vậy thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng phân chia việc nuôi con. Tuy nhiên với các trường hợp sau thừa phát lại không được phép lập vi bằng:

Nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu vềan ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.

Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về nội dung quy định lập vi bằng tại hà nam giao nhận tài sản và nghĩa vụ khi ly hôn. 

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng tại hà nam và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin