Làm passport có cần về quê không

Hiện nay nhiều người còn thắc mắc về thủ tục làm hộ chiếu. Vậy làm passport có cần về quê không. Bài viết về làm passport có cần về quê không của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Hộ chiếu – Passport là gì?

Hộ chiếu theo cách tiếng Việt còn có tên gọi trong tiếng Anh là Passport. Đây là một loại giấy tờ được chính phủ của một quốc gia cấp cho người dân của quốc gia đó.

Hộ chiếu thì thường sẽ chứa các thông tin sau. Gồm tên của chủ sở hữu , địa điểm và ngày tháng năm sinh , ảnh, chữ ký, quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn… và các thông tin nhận dạng.

Các loại hộ chiếu Việt Nam

Ở Việt Nam chúng ta có 3 loại hộ chiếu đó là:

Hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu công vụ

Hộ chiếu ngoại giao

Hộ chiếu phổ thông là gì?

Hộ chiếu phổ thông hay trong tiếng Anh được gọi là Popular Passport. Đây là loại hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho công dân Việt Nam hiện nay. Với thời hạn của hộ chiếu là 10 năm.

Nếu rơi vào một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 ở dưới đây thì bạn sẽ chưa được cấp hộ chiếu.

Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Đối với hộ chiếu đã được cấp có thời hạn 5 năm trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày được gia hạn một lần không quá 3 năm.

Hộ chiếu cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi (cấp riêng hoặc cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha) có thời hạn từ 2 năm đến 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.

Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 14 tuổi vào hộ chiếu đã cấp của mẹ hoặc cha thì thời hạn hộ chiếu của mẹ hoặc cha được điều chỉnh có giá trị từ 2 năm đến 5 năm tính từ ngày bổ sung trẻ em đó.

Hộ chiếu công vụ là gì?

Hộ chiếu công vụ hay còn gọi là Official Passport. Loại hộ chiếu này được cấp cho các quan chức của chính phủ khi đi  ra nước ngoài thực hiện công vụ của nhà nước giao.

Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến. Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ này cụ thể gồm những đối tượng sau:

Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.

Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương

Hộ chiếu ngoại giao là gì?

Hộ chiếu ngoại giao là một loại hộ chiếu đặc biệt. Đối tượng là những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Người cầm hộ chiếu này có quyền ưu tiên qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa nhập cảnh theo qui định của nước đến

Lưu ý

Người được cấp hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ thì không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi nước ngoài với mục đích cá nhân. Nên những ai có ý định sử dụng hộ chiếu công vụ hay ngoại giao để đi du lịch thì không được đâu nhé.

làm passport có cần về quê không
làm passport có cần về quê không

Theo quy định hiện nay làm passport có cần về quê không?

Không cần về quê để làm Căn cước công dân

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 16 địa phương trên cả nước triển khai việc cấp thẻ Căn cước công dân. Khi Chứng minh nhân dân bị hết hạn, bị mất, hỏng… không còn giá trị sử dụng, người dân ở các địa phương này sẽ được làm thủ tục cấp căn cước công dân.

Tương tự như Chứng minh nhân dân, căn cước công dân là loại giấy tờ tùy thân quan trọng, chứa các thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân, là loại giấy tờ thiếu yếu của công dân khi làm các thủ tục hành chính…

Theo Điều 26 của Luật Căn cước công dân, có 04 địa chỉ mà công dân có thể lựa chọn để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, gồm:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Căn cứ quy định nêu trên, có thể thấy pháp luật không bắt buộc công dân phải làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, mà có thể đến 01 trong 04 địa chỉ nêu trên để làm thủ tục này.

Quy định mới về làm passport có cần về quê không

Từ 01/7/2020, có thể làm hộ chiếu ở bất cứ đâu

Ngày 01/7/2020 là thời điểm có hiệu lực của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Theo, khoản 3 Điều 15 của Luật này, công dân có thể đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu tại:

– Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú;

– Trường hợp có thẻ căn cước công dân thì thực hiện tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Quy định nêu trên cho thấy, từ ngày 01/7/2020, công dân đang sử dụng chứng minh nhân dân có thể làm hộ chiếu tại công an tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nếu đã có căn cước công dân, có thể làm ở công an cấp tỉnh thuộc bất cứ địa phương nào, miễn sao thuận tiện nhất.

Như vậy, công dân không còn phải về quê (nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú) để làm thủ tục cấp hộ chiếu, mất thời gian và tốn kém chi phí như trước đây.

Hồ sơ làm hộ chiếu passport phổ thông lần đầu và từ lần thứ hai trở đi.

–  Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu TK01 (Tùy từng trường hợp mà phải khai trên giấy hoặc Đề nghị khai hộ chiếu trực tuyến)

–  02 ảnh cỡ 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.

– Bản gốc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (xuất trình để đối chiếu làm hộ chiếu);

Trường hợp cấp hộ chiếu từ lần thứ 2 (do hộ chiếu hết hạn, mất, thất lạc, hư hỏng hoặc do thông tin cá nhân, nhân thân thay đổi) thì cần bổ sung thêm 1 số tài liệu sau đây:

– Hộ chiếu phổ thông cũ cấp lần gần nhất;

– Trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất theo mẫu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền.

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất.

Nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông

–  Người sử dụng Thẻ căn cước công dân làm hộ chiếu  tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc  bất kỳ Phòng quản lý xuất nhập cảnh nào tại 63 tỉnh trên toàn quốc

Lưu ý: 

– Nộp hộ chiếu từ lần 2 thì ngoài nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc  bất kỳ Phòng quản lý xuất nhập cảnh nào tại 63 tỉnh trên toàn quốc thì người xin cấp hộ chiếu còn  Nộp hồ sơ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tại Hà Nội và TP HCM

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

Thời gian cấp hộ chiếu không quá 08 ngày Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố và không quá 5  ngày làm việc tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Người xin cấp hộ chiếu trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ hoặc nhận hộ chiếu qua đường chuyển phát nhanh/bưu điện theo yêu cầu

– Trường hợp người Việt Nam đang ở nước ngoài thì làm thủ tục xin cấp hộ chiếu tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.

Lệ phí làm hộ chiếu: 200.000 đồng (Chưa bao gồm lệ phí chuyển phát nhanh nếu người xin cấp hộ chiếu yêu cầu) theo thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

Lưu ý khi làm hộ chiếu

  • Khi làm hộ chiếu thì cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thông tin cần thiết cho bên cấp. 
  • Các loại giấy tờ phục vụ cho việc làm hộ chiếu chính là mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu, nhiều hơn hai ảnh cá nhân có kích thước 4*6 chụp phông nền trắng. Theo đó là sổ hộ khẩu và CMND gốc của người đăng ký làm hộ chiếu.
  • Lệ phí cấp hộ chiếu gồm nhiều mức khác nhau, tùy theo mỗi dịch vụ làm hộ chiếu để xác định từng mức lệ phí. Thông thường, cấp mới hộ chiếu có lệ phí là 200.000vnd, chỉnh sửa hộ chiếu 50.000vnd và lệ phí cấp lại do hư hỏng hoặc mất là 400.000vnd.
  • Một trong những điều cần được chú trọng khi làm hộ chiếu chính là chọn địa chỉ đăng ký hộ chiếu đáng tin cậy và được nhiều người đánh giá cao. Bởi điều này giúp tránh được nhiều rủi ro về thời gian cũng như tiêu chuẩn của hộ chiếu nhận được không đạt yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về làm passport có cần về quê không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về làm passport có cần về quê không và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin