Làm hộ chiếu khác tỉnh được không

Khi xuất cảnh ra nước ngoài, người dân phải có hộ chiếu thì mới được nhà nước cho phép. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp người dân không sinh sống và làm việc tại nơi đăng ký thường trú của mình. Vậy khi xin cấp hộ chiếu thì có  làm hộ chiếu khác tỉnh được không? Và những hồ sơ, giấy tờ nào cần chuẩn bị? mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.

Những thông tin về hộ chiếu

Hộ chiếu là gì?

Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

Có mấy loại hộ chiếu?

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, có 03 loại hộ chiếu gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG): Cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh; được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV): được cấp cho đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội… được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

– Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT): cấp cho công dân Việt Nam.

Về mẫu hộ chiếu, theo Điều 6 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, có 02 mẫu hộ chiếu gồm:

– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

– Hộ chiếu không gắn chíp điện tử.

Cả 02 loại này đều được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.

Riêng công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc hộ chiếu được cấp theo thủ tục rút gọn chỉ được cấp hộ chiếu không gắn chip điện tử.

Theo Thông tư 73/2021/TT-BCA, quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu như sau:

– Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;

– Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;

– Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;

– Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;

– Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;

– Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;

– Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;

– Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;

– Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;

– Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.

Làm hộ chiếu lần đầu ở đâu?

Theo khoản 3, 4 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thẩm quyền cấp hộ chiếu được quy định như sau:

– Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

– Trường hợp có thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

Đặc biệt, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:

– Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;

– Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

– Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

Như vậy, có một lưu ý quan trọng là công dân phải có thẻ căn cước công dân thì mới có thể đề nghị cấp hộ chiếu tại bất cứ cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nào thuận lợi.

Làm hộ chiếu khác tỉnh được không

Nếu người dân đã có thẻ Căn cước công dân sẽ được xin cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh của bất cứ địa phương nào.

Bởi khi đã làm căn cước công dân, các thông tin sau đây của công dân sẽ được đưa vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:

– Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch;

– Tình trạng hôn nhân; Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Tình trạng khai báo tạm vắng; Nơi ở hiện tại; Quan hệ với chủ hộ; Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình, quan hệ với chủ hộ; Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích…

làm hộ chiếu khác tỉnh được không
làm hộ chiếu khác tỉnh được không

Hồ sơ làm hộ chiếu gồm

– 01 tờ khai theo mẫu;

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng.

* Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu phải do cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, ký tên và được Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh.

– Nộp 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi.

– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, n

hập cảnh của công dân Việt Nam.

– Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 20007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.

– Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Thủ tục cho người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu

Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Nộp tờ khai đã điền đầy đủ thông tin;

– 02 ảnh chân dung

– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;

– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Nếu là bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Trong thời hạn không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trả kết quả cho người đề nghị.

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu

Hồ sơ làm hộ chiếu cho người ngoại tỉnh gồm:

  1. a) Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu:

 -01 tờ khai theo mẫu X01.

 -02 ảnh 4 × 6 cm , phông màu trắng.

– Sổ đăng ký tạm trú KT3.

Khi đi làm hồ sơ kèm theo CMND để đối chiếu (trường hợp tạm trú phải xuất trình thêm sổ tạm trú để đối chiếu, kiểm tra).

 (*) Lưu ý :

– Đối với trẻ em dưới 14 tuổi cần bổ sung thêm những giấy tờ sau:

 +) 1 bản sao giấy khai sinh. 

 +) Tờ khai do bố (mẹ) khai và kí thay.

 – Đối với trẻ dưới 9 tuổi : được cấp chung hộ chiếu với cha (mẹ) có ảnh 3×4 cm dán có chữ kí và đóng dấu giáp lai vào khung trẻ em.

Hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu:

 -Tờ khai và ảnh yêu cầu như mục a) ở trên.

 – Trường hợp :

 +) Hộ chiếu bị mất : nộp đơn trình báo ( hoặc giấy xác nhận đã bị mất).

 +) Hộ chiếu bị hỏng ( hoặc muốn cấp mới lại : nộp lại chính hộ chiếu đó.

 +) Tách trẻ ra khỏi hộ chiếu yêu cầu cần có : 1 tờ khai và 2 ảnh 4× 6 cm của trẻ để cấp lại hộ chiếu, 1 tờ khai và 2 ảnh 4×6 cm của bố (mẹ) để cấp lại hộ chiếu cho bố (mẹ) .

 +) Muốn để nguyên hộ chiếu : cần nộp tờ khai và ảnh của trẻ.

 Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung:

 – Dựa vào CMND để điều chỉnh họ – tên, ngày tháng năm sinh, noi sinh và giới tính.

 – Trường hợp bổ sung trẻ dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của bố, mẹ cần:

 +) 1 tờ khai và 1 ảnh 4×6cm của người mang hộ chiếu.

 +) 2 ảnh 3×4 cm của trẻ cần bổ sung.            

 +) 1 bản sao giấy khai sinh của trẻ.

+) Các tờ khai được xác định đóng dấu của công an xã ( phường).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về làm hộ chiếu khác tỉnh được không. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu làm hộ chiếu khác tỉnh được không và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin