Ký lại hợp đồng không xác định thời hạn

Khái niệm hợp đồng lao động đã không còn là khái niệm xa lạ đặc biệt là đối với những người đang trong độ tuổi lao động. Hợp đồng lao động ghi nhận các nội dung mà người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận, là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thực hiện hợp đồng. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về ký lại hợp đồng không xác định thời hạn, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Ai là có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định hiện nay?

Tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:

Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

“1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

4. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.”

Có được ký lại hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động lần đầu đi làm việc hay không?

Căn cứ theo Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng lao động như sau:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng lao động có 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Pháp luật không bắt buộc phải ký hợp đồng nào mà các bên có thể lựa chọn ký kết một trong 02 loại hợp đồng này (trừ một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019). Do đó, đối với người lao động mới đi làm lần đầu hay đi làm nhiều lần thì công ty bạn đều có thể thỏa thuận ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn với họ.

ký lại hợp đồng không xác định thời hạn
ký lại hợp đồng không xác định thời hạn

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn có bắt buộc phải ký kết bằng văn bản không?

Theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

3. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”

Như vậy, hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải được giao kết bằng văn bản theo quy định.

Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động không?

Theo Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 thì việc giao kết nhiều hợp đồng lao động được quy định như sau:

– Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

– Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Nội dung hợp đồng lao động cần phải đảm bảo những gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Khi nào được ký lại hợp đồng lao động không xác định thời hạn?

Thưa luật Rong Ba! Xin hỏi tôi có con được cơ quan hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế để dạy may 2 năm (mỗi năm ký hợp đồng 1 lần 12 tháng, nay được UBND huyện ký hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế thời hạn ký hợp đồng là 12 tháng (cũng ở cơ quan cũ) như vậy có đúng không? Có thể ký hợp đồng không xác định thời hạn được không?

Xin nhờ tư vấn giúp tôi xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

– Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

– Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Như vậy, với trường hợp của bạn có thể ký HĐLĐ xác định thời hạn thêm được 1 lần nữa và sau chấm dứt HĐLĐ này sẽ chuyển sang HĐLĐ không xác đinh thời hạn.

Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn?

Thưa luật Rong Ba, xin hỏi: Tôi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nhưng thời gian gần đây Công ty lấy lý do là gặp khó khăn và đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, tôi không hề bị kỷ luật hay vi phạm những nội quy của Công ty.

Xin hỏi với trường hợp của tôi như thế thì Công ty đã làm đúng hay sai?

Cảm ơn!

Luật Rong Ba tư vấn:

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thời hạn báo trước mà người sử dụng lao động phải tuân thủ tại Điều 36 như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

– Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.

– Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

– Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung ký lại hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin