Kinh nghiệm xin visa

Xin được visa đi nứic ngoài là một điều không hề dễ dàng, vì nó còn phụ thuộc vào chính sách, quy định pháp luật của mỗi quốc gia về hồ sơ, giấy tờ, thủ tục như thế nào.

Để giúp cho bạn đọc có thể có một cái nhìn tổng quan và tránh được những lỗi sai trong quá trình xin visa, Luật Rong Ba sẽ chia sẻ kinh nghiệm xin visa trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Kinh nghiệm xin visa của freelancer

Mục đích chuyến đi

Mục quan trọng thứ hai mà bạn phải chuẩn bị thật kỹ là các giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi. Bạn phải chứng minh cho người xét hồ sơ rằng bạn sang nước họ để du lịch chứ không vì mục đích nào khác.

Thông thường, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau để làm mạnh hồ sơ:

– Lịch trình chuyến đi: Chi tiết từng giờ, phút: ăn gì, ngủ ở đâu, tham quan cái gì…

– Vé máy bay khứ hồi: Nhiều du khách chỉ đặt chỗ trước, trả tiền sau phòng trường hợp bị từ chối visa. Theo kinh nghiệm của Thành Cơ và Xuân Hòa là nộp vé máy bay đã trả tiền. Để có giá rẻ, bạn cần mua sớm, có thể trước một năm.

– Đặt phòng khách sạn: Có thể đặt trên Booking hoặc Agoda, dạng thanh toán sau và có thể hủy miễn phí.

– Bảo hiểm du lịch: Bạn bắt buộc phải mua bảo hiểm du lịch cho tất cả các ngày tương ứng với lịch trình chuyến đi.

– Bảng kinh phí dự trù cho chuyến đi: Một bảng Excel, liệt kê tất cả các chi phí phát sinh trong chuyến đi. Đây là giấy tờ không bắt buộc, song với freelancer thì được khuyên làm.

– Giấy tờ khác: Xác nhận đặt landtour, vé tham quan các điểm du lịch nổi tiếng qua mạng…

Chứng minh tài chính

Mục quan trọng thứ ba là chứng minh tài chính. Bạn cần chứng minh mình là freelancer nhưng có thu nhập ổn định để chi trả cho chuyến đi và cuộc sống của bạn ở Việt Nam. Các giấy tờ cần thiết gồm:

– Sổ tiết kiệm: Không có quy định chính xác nhưng lời khuyên là số tiền gửi phải nhiều hơn 1,5 đến 2 lần số tiền cần thiết cho chuyến đi mà bạn đã ghi trong bảng kinh phí dự trù. Nói chung, bạn cần có sổ tiết kiệm khoảng 150-200 triệu đồng.

– Sao kê ngân hàng: Sao kê tài khoản ngân hàng 3-6 tháng gần nhất (tốt nhất nên sao kê 6 tháng). Giấy tờ này chứng minh việc chi tiêu của bạn. Bạn nên dùng bút màu khoanh những khoản thu nhập được trả lương.

– Thẻ tín dụng: Nếu dùng thẻ tín dụng thì nên xin xác nhận hạn mức tín dụng.

– Giấy tờ nhà đất, sổ đỏ, giấy tờ xe, xác nhận số dư tài khoản chứng khoán: Đây là các giấy tờ không bắt buộc nhưng giúp tăng khả năng đậu visa.

Trường hợp số dư tài khoản ngân hàng của bạn trên 150 triệu đồng, bạn có thể không cần sổ tiết kiệm. Xuân Hòa từng nhiều lần chỉ nộp Sao kê tài khoản ngân hàng với số dư trên 150 triệu đồng mà không nộp sổ tiết kiệm.

Bạn không nên “khoe” sổ tiết kiệm nhiều tỷ vì phải chứng minh được nguồn gốc số tiền đó. Nếu bạn có rất nhiều tiền mà không có đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc thì hoàn toàn có thể bị từ chối cấp visa. Ngoài ra, nhân viên xét hồ sơ sẽ nghĩ bạn có thể ở lại nước họ để sinh sống, hưởng thụ cuộc sống.

Mỗi nước có một yêu cầu khác nhau về thời gian mở sổ tiết kiệm và thời hạn của khoản tiết kiệm. Nhiều nước không coi trọng thời gian mở sổ tiết kiệm nhưng có quốc gia đòi hỏi sổ tiết kiệm phải được mở tối thiểu 3 hoặc 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa. Bạn nên đọc kỹ yêu cầu này.

Thư giải trình

Ngoài các mục trên thì bạn cần chuẩn bị thư giải trình, đặc biệt quan trọng với freelancer. Trong thư, bạn cần trình bày những nội dung sau:

– Giới thiệu bản thân: Bạn đang làm những công việc tự do nào, thu nhập bao nhiêu tiền một tháng, thu nhập này nhận bằng tiền mặt hay chuyển khoảng, chứng từ…

– Sở thích du lịch: Trình bày sở thích du lịch, số quốc gia đã tới.

– Lý do đến nước sở tại: Trình bày lý do muốn đến du lịch nước mà bạn xin visa, thời gian lưu trú, lịch trình đi tới những đâu, phương tiện đi lại và khách sạn bạn chọn lưu trú.

– Ràng buộc ở Việt nam: Giải thích các mối quan hệ ở Việt Nam như gia đình, bố mẹ, nhà cửa… để chứng minh kết thúc chuyến đi bạn sẽ quay

trở lại Việt Nam chứ không trốn lại nước họ.

– Mong muốn được cấp visa: Cuối thư, bạn trình bày mong muốn được cấp visa để thực hiện ước mơ đến tham quan đất nước xinh đẹp mà mình muốn đến. Đồng thời, hứa tuân thủ mọi luật lệ nước sở tại cũng như các quy định về visa và xuất nhập cảnh.

Không nên để passport trắng

Là một trong quốc gia mọi người được tự do đi lại, Canada khá khó tính trong việc xét duyệt Visa ban đầu. Nếu bạn chưa từng du lịch nước ngoài lần nào, để sổ hộ chiếu trắng trơn thì đây có lẽ là điểm trừ rất lớn. Hồ sơ xin Visa của bạn có thể đánh trượt đến 90%.

Điểm cộng với hồ sơ Visa của bạn là việc bạn đã từng đến các nước phát triển như Mỹ, Úc, Châu Âu, Nhật, Hàn…

Tuy nhiên, nếu bạn đến Canada để thăm thân hoặc công tác thì không phải lo lắng về điều này. Chúng tôi đã giúp rất nhiều người có visa dù hộ chiếu trắng và khó chứng minh tài chính như học sinh, nội trợ, những người kinh doanh tự do.

Bạn chỉ cần gọi điện thoại/zalo Luật Rong Ba sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí để giúp bạn yên tâm trước khi nộp hồ sơ xin visa Canada tự túc.

Sắp xếp hồ sơ xin Visa một cách khoa học

Người xét hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn vì phải xem rất nhiều bộ hồ sơ mỗi ngày, mỗi bộ hồ sơ lại có hàng trăm trang tài liệu.

Vì vậy hồ sơ của bạn có thể sẽ dễ bị từ chối nếu như không biết cách sắp xếp rõ ràng, để ghi điểm với người xét.

Trong quá trình làm việc, chúng tôi đã giúp rất nhiều người bị từ chối được cấp visa mà chỉ cần nộp lại toàn bộ hồ sơ lần trước mà chỉ thay đổi cách sắp xếp tài liệu.

Bố trí tài liệu theo nhóm, theo đề mục hoặc theo một thứ tự một các khoa học hợp lý giúp bạn có được cảm tình và có tỉ lệ cấp Visa cao hơn và nhanh hơn so với những hồ sơ khác.

Kinh nghiệm xin visa Nhật Bản

Bạn nên đến Đại Sứ Quán (ĐSQ) và Tổng Lãnh Sự Quán (TLS) khoảng 30 – 60 phút trước giờ làm việc để xếp hàng.

Đến giờ làm việc thì nhân viên của ĐSQ và TLS sẽ ra phát số cho người xin visa theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Lưu ý điểm này để xếp cho đúng hàng nhé.

Có một vài trường hợp sẽ được ưu tiên nhận số để làm thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản là công dân Nhật, người trên 60 tuổi và phụ nữ đi kèm trẻ nhỏ.

Bên trong khu vực làm hồ sơ có để sẵn viết nhưng thường sẽ không đủ. Bạn nên mang theo viết mực phòng trường hợp cần bổ sung thông tin. Nhớ mang theo cả hồ/keo nữa để dán ảnh thẻ (nếu cần).

Thời gian xét duyệt và trả kết quả xin visa là khoảng 8-10 ngày làm việc. Kết quả sẽ được thông báo qua điện thoại nên bạn lưu ý chờ cuộc gọi sau thời gian này nhé.

Nếu bạn làm thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản theo nhóm thì chỉ có ngày đi nộp hồ sơ là cần có mặt đầy đủ. Vào ngày nhận visa thì chỉ cần một người đại diện đi lấy là được.

Hồ sơ xin visa không được nộp qua đường bưu điện, email hay Fax…

Trừ trường hợp khẩn cấp mang tính nhân đạo, visa không được cấp sớm.

kinh nghiệm xin visa

kinh nghiệm xin visa

Visa Ngắn Hạn Mục Đích Thăm Người Thân & Cần Bảo Lãnh

Đối Với Người Xin Visa

Hộ chiếu (bản chính): có thời hạn tối thiểu 6 tháng.

01 ảnh kích thước 4.5cm x 4.5cm

01 đơn xin visa. Bạn có thể tải mẫu đơn xin visa dành cho thị thực ngắn hạn ở  trang web của Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Tp. HCM.

01 bản sao hộ khẩu thường trú

01 bản sao giấy khai sinh.

Giấy tờ chứng minh quan hệ với người mời. Hãy in các đoạn chat/email/fax/ảnh chụp chung… với người mời và để vào hồ sơ.

Trong trường hợp người xin visa và người mời có quan hệ huyết thống thì bạn chỉ việc nộp bản sao giấy khai sinh của cả hai và bản sao hộ khẩu thường trú là được.

Đối Với Người Mời

Giấy bảo lãnh và danh sách người xin visa du lịch Nhật Bản (từ 2 người trở lên)

Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh (nếu là doanh nghiệp tư nhân thì giấy phép kinh doanh, hoặc tờ khai nộp thuế)

Giấy chứng minh thu nhập: giấy nộp thuế, tờ khai nộp thuế có dấu đóng của cơ quan thuế Nhật Bản hoặc giấy chứng nhận thu nhập cấp bởi cơ quan hành chính Nhật Bản

Giấy cư trú

Riêng đối với người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản: Giấy cư trú, photo hai mặt Thẻ Cư trú, và photo hộ chiếu.

Giấy lý do mời: bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh.

Lịch trình lưu trú và chi tiết chuyến đi có đóng dấu của người mời. Chương trình lưu trú này bạn nên tự làm, vừa để tìm kiếm thông tin, vừa để nắm rõ là bạn muốn đi đâu.

Làm xong thì email qua cho người mời để họ đóng dấu (ở Nhật mỗi người có con dấu riêng để thay chữ ký) và gửi bản chính về Việt Nam qua đường bưu điện chung với giấy lý do mời, hộ chiếu và thông tin thẻ cư trú của họ. Bạn có thể tải mẫu đơn lịch trình bằng tiếng anh ở đây.

Vé máy bay khứ hồi bản sao (nếu có)

Thông tin đặt phòng khách sạn bản sao (nếu có)

Bảo hiểm du lịch bản sao

(*) Klook sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về hồ sơ xin visa Nhật bản cho nhiều loại visa khác trong bài viết này. Bạn hãy thường xuyên nhấn F5 để được cập nhật nhanh nhất nhé.

Visa Quá Cảnh Ở Nhật Bản

Người Việt Nam khi quá cảnh ở Nhật Bản thì có cần visa không? Câu trả lời là Có.

Thị thực quá cảnh ở Nhật Bản dùng cho du khách Việt Nam cần lưu trú lại Nhật trong thời gian ngắn trước khi đến thăm nước thứ ba.

Với loại visa này, bạn có thể đi tham quan, du lịch, giải trí, nghỉ ngơi… và không được thăm thân, thăm bạn bè, người quen….

Hồ Sơ Xin Visa Quá Cảnh Nhật Bản

Hộ chiếu (bản gốc)

Tờ khai xin visa có dán sẵn ảnh thẻ 4.5 x 4.5, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên. Lưu ý là ở phần cuối của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống với chữ ký trên hộ chiếu. 

Thông tin vé máy bay & vé tàu ở cả Nhật Bản và nước thứ ba. Nếu được, bạn nên nộp luôn cả lịch trình để xác nhận số lần, số ngày quá cảnh vào Nhật.

Bản photocopy visa hoặc tài liệu chứng minh việc tái nhập cảnh vào nước đến. Ví dụ như bạn quá cảnh ở Nhật để đi Mỹ thì cần trình bản gốc và nộp bản photocopy visa Mỹ.

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về kinh nghiệm xin visa. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về kinh nghiệm xin visa, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin