Trong cấu tạo của một chiếc tủ bếp hoàn thiện sẽ bao gồm cả tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Mỗi phần đều phải tuân thủ những quy chuẩn nhất định về kích thước. Do đó, để biết rõ kích thước tủ bếp dưới như thế nào là chuẩn và cái chuẩn đó có phù hợp với mọi đối tượng hay không, hãy cùng Rong Ba Group xem nội dung bài viết dưới đây.
Những chức năng chính của tủ bếp gia đình cần phải có
Thông thường một gian bếp phải sử dụng được khoảng 20 năm và người làm bếp có thể sẽ phải di chuyển 1 quãng đường khoảng 1000km trong thời gian đó.
Để việc di chuyển thuận tiện và rút ngắn khoảng cách di chuyển thì cách tốt nhất đó là phải hệ thống và sắp xếp lại công năng sử dụng cho từng khu vực của gian bếp. Chúng tôi luôn cố gắng mang lại sự chuyển động hoàn hảo cho gian bếp của bạn với 5 khu vực chính sau:
Khu vực cất đồ
Đây là nơi cất giữ thực phẩm khô như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp,… được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn quan sát và cất giữ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả. Khu vực này gồm: tủ đồ khô và tủ lạnh.
Mở rộng không gian lưu trữ: các nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các gia đình khi đặt mua tủ bếp mới đều mong muốn mở rộng không gian cất giữ thực phẩm. Đó là lý do tại sao mà việc xác định nhu cầu lưu trữ trong giai đoạn lập kế hoạch thiết kế tủ bếp gia đình là rất quan trọng.
Khu vực cất giữ chén đĩa- đồ dùng
Nơi cất giữ bát, dĩa, ly tách, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những hộc tủ hoặc ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng
Khu vực yêu cầu sự tiện nghi, thoải mái
Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp. Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất. Và đương nhiên, phần kế tiếp khu vực này sẽ là khu vực chậu rửa, vì như thế sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian khi sử dụng – rửa sạch rồi cất chúng vào trong tủ.
Khu vực rửa
Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong tủ bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải.
Tận dụng không gian lưu trữ.
Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này.
Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.
Khu vực chuẩn bị nấu ăn – soạn
Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn.
Đủ chỗ cho việc chuẩn bị. Khu vực chuẩn bị là nơi dành cho hoạt động chính trong bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Khu vực này nên đặt giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất. Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.
Khu vực nấu ăn – nấu nướng
Đây là trái tim của mỗi gian bếp. Xung quanh khu vực này để các bếp ga, bếp lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây.
Việc sắp xếp ngay tầm tay: Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác nấu nướng được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo cũng nên cất giữ ở đây.
Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp dưới như thế nào?
Với chiều cao khá khiêm tốn của đa phần người châu Á (nhất là người Việt Nam – đặc biệt là nữ giới) thì kích thước tủ bếp nói chung và kích thước tủ bếp dưới nói riêng phải phù hợp là điều vô cùng quan trọng bởi vì nếu kích thước tủ bếp, kích thước bếp và tiêu chuẩn bếp không phù hợp sẽ khiến không gian phòng bếp mất đi vẻ đẹp của không gian.
Không những thế mọi hoạt động nội trợ bị ảnh hưởng rất nhiều, thiếu thuận tiện, thiếu thẩm mỹ và phạm phải sai lầm phong thủy không đáng có.
Hiệp hội các nhà sản xuất tủ bếp của Mỹ đã đưa ra kích thước cơ bản của hệ thống tủ bếp (kích thước bên ngoài), tuy nhiên quyết định của kích thước này sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn đựng gì trong đó.
Chiều cao của tủ bếp dưới là độ cao của tủ cộng với độ dày của mặt bàn.
Kích thước tiêu chuẩn (tính theo kích thước bên ngoài, tính cả độ dày của nguyên vật liệu làm tủ) cụ thể như sau:
Chiều cao từ sàn nên mặt tủ bếp: 82 -> 92cm ( thấp hơn khửu tay người đứng nấu ~10cm). Thông thường là 82cm với khoảng không lắp máy rửa bát.
Chiều sâu (đo trên mặt bàn bếp): 60cm -> 76cm
Chiều sâu chân tủ: 4->7cm
Chiều cao chân tủ: 10cm
Kích thước các khoang tủ bếp dưới (không tính bàn, mặt trên cùng của tủ)
Chiều sâu hông tủ + cánh tủ: 58 -> 61cm
Cũng có nhiều tủ bếp được thiết kế sâu hơn, nếu phần tủ này thiết kế làm ô đặt tủ lạnh thì độ sâu nên là: 92cm
Một số modul tủ bếp thiết kế đặc biệt với độ sâu 35cm. Kích thước này phù hợp nếu modul tủ bếp cao bằng tủ trên.
Chiều rộng của các modul tủ bếp sẽ khác nhau với các thiết bị, phụ kiện khác nhau, theo từng không gian nhà bếp khác nhau. Các kích thước chiều rộng module tủ bếp thường được chọn là: (25,30, 40, 50, 60, 80,90 cm).
Trong trường hợp này, phải kiểm tra chiều rộng của tủ lạnh của gia đình hoặc tủ lạnh bạn đang có ý định mua.
Với các vật dụng, thiết bị bếp có hình khối cố định, bạn cần phải có kích thước chuẩn của nó để thiết kế tủ bếp sao cho phù hợp.
Kích thước chân tủ
Thiết kế chân tủ luôn thụt sâu vào một chút (so với thân tủ) để người đứng làm việc với bàn tủ được thoải mái.
- Chiều cao chân tủ lý tưởng là: 10cm
- Chiều sâu phần chân tủ lý tưởng là: 7cm
Kích thước bên trong tủ bếp
Thiết kế bên trong tủ bếp sẽ quyết định việc để đồ của thuận tiện và hợp lý hay không. Tùy vào mục đích của gia chủ mà thiết kế bên trong tủ như nào (kích thước và chia ngăn).
Một số vấn đề phong thủy cần lưu ý khi đặt tủ bếp
Bên cạnh yếu tố kích thước tủ bếp dưới thì vấn đề phong thủy cũng rất quan trọng. Do vậy, chúng ta cần nhớ những lưu ý sau:
Theo hướng cửa nhà
Hướng tủ bếp theo phong thủy nhất định phải hợp với hướng nhà. Ví dụ nhà hướng Đông Nam thì bếp có thể cùng hướng Đông Nam hoặc hướng Đông. Tuyệt đối không để hướng tủ bếp ngược với hướng nhà có thể gây mất lộc, hao tài tốn của, gia đình xô xát.
Ngoài ra nên đặt hướng của tủ bếp trùng với hướng bếp là tốt nhất, theo nguyên tắc tọa hung hướng cát, nên để tủ bếp dựa vào tường và hướng ra nơi hứng được nhiều may mắn, tốt lành.
Sau tủ bếp không nên là khoảng trống mà nên là tường vững chãi. Nếu đặt tủ bếp trên tường bằng kính cũng không tốt vì mang lại cảm giác chênh vênh, không chắc chắn.
Theo cung mệnh của chủ nhà
Cần nghiên cứu tương sinh tương khắc để phán đoán tủ bếp có bàn thờ ông táo hướng nào thì phù hợp với người mệnh đấy.
Trong thuyết ngũ hành, tương sinh nghĩa là chủ thể này nuôi dưỡng cho chủ thể khác được phát triển, sinh sôi vào tạo nên một vòng tương sinh gọi là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa , Hỏa sinh Thổ , Thổ sinh Kim , Kim sinh Thủy.
Ngược lại, tương khắc là sự kiềm chế, cản trở mọi sự phát triển, làm vạn vật đến gần sự suy vong. Thổ khắc Thủy , Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Thủy khắc Hỏa, Kim khắc Mộc.
Chính vì thế việc chọn hướng của tủ bếp theo cung mệnh của gia chủ là rất quan trọng. Nên đặt tủ bếp theo những hướng sau sẽ rất hợp:
- Gia chủ mệnh Thổ: Tủ bếp nên hướng về phía Đông Nam hoặc Tây Bắc. Điều này sẽ giúp cho tài khí của gia chủ sinh sôi.
- Gia chủ mệnh Kim: để đem lại nhiều bình an, nên đặt tủ bếp có bàn thờ ông táo hướng về phía Tây.
- Gia chủ mệnh Mộc: tủ bếp được bố trí theo hướng Đông, Đông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất. Cách bố trí này sẽ mang đến nhiều tài lộc hơn.
- Gia chủ mệnh Thủy: nên xoay tủ bếp theo hướng Bắc hoặc Tây Bắc.
- Gia chủ mệnh Hỏa: hướng Tây Nam và Đông Bắc chính là hướng thuận nhất cho gia chủ.
Theo tuổi chủ nhà
Ngoài mệnh ra, khi thiết kế và lắp đặt tủ bếp có bàn thờ ông táo không được quên tính toán đến tuổi của gia chủ. Nếu khi xây nhà, tính hướng nhà dựa trên tuổi của chủ nhà nam để giúp gia đình bình an, gặp nhiều tài lộc, thì khi tính hướng của tủ bếp, cũng cần xét đến yếu tố tuổi của nam nhân, nhằm giúp cho vượng khí và tài lộc đó được phát triển hơn nữa.
Xét trên bát trạch, cần tránh các hướng đặt tủ bếp sau, sẽ gây hại cho gia đình.
– Tủ bếp hướng Thiên Y: hại cho sức khỏe của gia chủ.
– Tủ bếp hướng Sinh Khí: Không có lợi cho con cái.
– Tủ bếp hướng Diên Niên: vợ chồng hay cãi vã, dễ chết yểu.
Ngược lại đặt hướng tủ bếp như sau sẽ tốt:
– Đặt tủ bếp hướng Họa Hại: tránh mất tiền, hao hại đến các thành viên trong gia đình
– Đặt tủ bếp hướng Lục sát: có được cuộc sống an vui, yên ổn.
– Đặt tủ bếp hướng Tuyệt mệnh: tài lộc tăng cao, sức khỏe dồi dào
– Đặt tủ bếp hướng Ngũ Quỷ: không gặp tai họa.
Ngoài ra, nếu gia chủ thuộc tây tứ mệnh nên đặt tủ bếp theo các hướng như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây hoặc Tây Nam. Người thuộc Đông tứ mệnh tốt nhất đặt tủ theo hướng Bắc, Đông Nam, Đông, Nam.
Ngoài ra, có thể coi việc lắp đặt một chiếc tủ bếp có bàn thờ ông táo như một phòng thờ bếp, do đó có một số lưu ý khi chọn hướng tủ. Đó là:
Tránh đặt tủ bếp hướng chính diện cửa ra vào, nên đặt theo hướng vuông góc hoặc ngược lại. Hướng tốt nhất đặt bếp là hướng Đông Bắc, Tây Nam ,hướng Tây và hướng Nam.
Các hướng này theo dân gian là hướng đón ông Táo, Thần Tài rước lộc vào nhà vì thế tủ bếp có bàn thờ ông táo phải được đặt ở hướng tốt nhất, tránh đặt gần nhà vệ sinh.
Nên đặt tủ bếp theo hướng đón nắng, tránh ẩm mốc cho các vật dụng trong tủ, không đặt nơi tối tăm ẩm ốc, vừa không có lợi cho sức khỏe, vừa không tốt cho phong thủy.
Trên đây là bài chia sẻ của chúng tôi về kích thước tủ bếp dưới cũng như một số lưu ý về cách đặt kê tủ bếp sao cho khoa học và tránh phạm phải đại kỵ để cuộc sống gia đình sung túc, đón tài lộc. Hãy liên hệ với Rong Ba Group để được tư vấn miễn phí về kiến thức nội thất nhé.