Không gian phòng bếp

Bạn đang tìm giải pháp cải tạo lại không gian bếp chúng cư của mình trở nên rộng rãi hơn? Một không gian phòng bếp đẹp là một trong những thiết kế chú trọng đẹp mắt nhất và đảm bảo tiện nghi hiện nay rất được quan tâm. Làm thế nào để có một gian bếp ưng ý cả về chất lượng, hãy đọc những quy tắc vàng ở bài viết dưới đây nhé!

Những lưu ý để thiết kế không gian phòng bếp đẹp

Bố trí đồ đạc đảm bảo ngăn nắp, đúng vị trí

Phòng bếp thường là nơi các thành viên trong gia đình tụ họp, do đó phòng bếp phải đảm bảo không gian cho các thành viên trong gia đình. Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích nhỏ, giống như thiết kế không gian phòng bếp tại các chung cư mini, hay những mẫu biệt thự 2 tầng ở phố với diện tích hạn hẹp thì tốt nhất bạn nên thiết kế phòng bếp mở và nối liền với không gian phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung của gia đình, điều này sẽ có lợi về mặt diện tích hơn. Còn đối với những căn bếp lớn, bạn cũng nên sắp xếp 1 đảo bếp hoặc một quầy bar để có không gian cho các thành viên giao tiếp trong khi nấu ăn. Một căn bếp như vậy mới thể hiện sự ấm cúng trong gia đình chứ không phải là không gian hoàn toàn tách biệt như phòng ngủ.

Sắp xếp bếp đảm bảo nguyên tắc tam giác vàng

Tam giác vàng hay còn gọi là tam giác làm việc trong phòng bếp chính là tam giác được hình thành từ 3 điểm là 3 góc quan trọng thường xuyên được sử dụng nhất trong khu bếp: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Một phòng bếp hoàn hảo phải đảm bảo cho bạn được phép di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí này.

Bạn cần quan tâm tới độ lớn của tam giác làm việc trong thiết kế căn phòng bếp. Tam giác này được thiết kế theo nguyên tắc “Ngón tay cái”. Tổng của các cạnh của tam giác làm việc cần đảm bảo con số lớn hơn hoặc bằng 3.6m, và nhỏ hơn hoặc bằng 8m. Mỗi cạnh của tam giác có độ dài đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1.2m nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.7m. Đảm bảo kích thước như trên cùng với việc thiết kế lưu thông tới các điểm trong tam giác được thuận tiện, bạn sẽ có được một không gian bếp hoàn hảo và thuận tiện nhất.

Tam giác làm việc của phòng bếp là tam giác được tạo nên từ 3 điểm: bếp, bồn rửa, tủ lạnh, là 3 khu vực được sử dụng nhiều nhất trong phòng bếp

Nhà thiết kế nội thất Jacqui Hargrove cho rằng “Không có một hình dáng tủ bếp lý tưởng”, một mẫu tủ lý tưởng cho dù hình dáng gì (U, I, L) thì cần đảm bảo khoảng cách của các chức năng thường sử dụng đó là bồn rửa, tủ lạnh và bếp ăn để tạo thành hình tam giác với khoảng cách hợp lý nhất là 1.8m”.

Khi bố trí các thiết bị gia dụng trong không gian phòng bếp, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Vị trí bếp nấu cách chậu rửa bát ít nhất 60cm
  • Khoảng cách giữa 2 bếp ít nhất là 30m để tay cầm không đụng nhau
  • Không bố trí bếp gần vị trí cửa mở hoặc dưới cửa sổ hay những vật dụng lớn
  • Máy rửa bát nên đặt ở gần chậu rửa để tiện sử dụng
  • Tránh đặt thiết bị gia dụng ở góc bếp
  • Đối với tủ chén bát và cửa giàn bát cần dễ mở và tiếp cận, đặc biệt là khi bố trí chúng tại các góc bếp

Tủ chén bát phải dễ mở và dễ lấy để đảm bảo thuận tiện trong quá trình sử dụng

  • Đặt chậu rửa dưới cửa sổ để lấy ánh sáng, và tiện sử dụng nhất
  • Kiểm tra vật liệu tường để có thể mua tủ chén gắn tường phù hợp
  • Đo chiều cao cửa sổ để đồ đạc khớp với không gian bên dưới cửa sổ
  • Bố trí quạt hút gió ở trên tường bên ngoài, cao hơn mặt bếp ít nhất 75cm để căn bếp trở nên thông thoáng hơn, dù cho nhà bạn là nhà phố, nhà ống.
  • Đánh dấu nơi bạn muốn đặt bình cứu hỏa hoặc ổ điện trong bếp
  • Đảm bảo ổ điện cách mặt bếp ít nhất 15cm

Tận dụng không gian trống để tăng không gian lưu trữ cho phòng

Sử dụng mọi không gian ngóc ngách của căn bếp, tận dụng làm tủ cao sát trần nhà thay vì chừa ra một khoảng trống để bụi bẩn bám vào sẽ giúp bạn có thêm không gian lưu trữ cho phòng. Thêm vào đó, các văn kéo của tủ nên được thiết kế sâu hơn và sát với tường để tăng thêm không gian lưu giữ đồ đạc cho căn bếp.

Ánh sáng trong phòng bếp khi trang trí nội thất nhà đẹp

Phòng bếp là nơi cần rất nhiều ánh sáng. Ánh sáng quyết định nhiều tới quá trình nấu ăn và giúp bạn nấu ăn ngon hơn. Trong quá trình nấu, chắc chắn bạn không muốn ảnh hưởng bởi chính cái bóng của mình. Vì thế, hãy lắp đặt hệ thống chiếu sáng chiếu vào trước mặt người nấu. Tốt nhất là lắp các hệ thống đèn chiếu sáng ngay dưới hệ thống tủ bếp để có nguồn ánh sáng hoàn hỏa khi nấu ăn.

Nếu có đủ không gian trống, hãy để căn bếp có một cửa sổ ở bồn rửa. Cửa sổ sẽ giúp phòng bếp thoáng hơn mà lại hứng được ánh sáng tự nhiên vào trong, giúp không gian bếp luôn sáng sủa, tươi mới.

Trang trí nội thất nhà đẹp cần đảm bảo đủ năng lượng điện

Để tránh việc sau khi xây dựng xong bếp, bạn lại phải mua thêm thiết bị mới hay lắp đặt thêm các ổ điện vì quá trình sử dụng, tốt nhất bạn nên lắp đặt thêm một số ổ cắm điện dự phòng cho bếp để khắc phục điều này. Chú ý vị trí của ổ cắm nên cách mặt bếp ít nhất 15cm và không nên đặt ở điện ở khu vực gần chậu rửa vì nước ở bồn rửa có thể bắn vào gây chập ổ.

Lưu ý khi lựa chọn bề mặt bàn chế biến thức ăn

Bàn để chế biến không nên làm quá nhỏ hay quá lớn. Hãy thiết kế vừa tầm tay và nhu cầu sử dụng của bạn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn một chất liệu dễ dàng vệ sinh cho bàn bếp, tốt nhất là mặt đá hoặc thép không gỉ.

Đặt vấn đề an toàn và đảm bảo vệ sinh lên hàng đầu

Phòng bếp là nơi chứa rất nhiều đồ đạc cũng là nơi dễ xảy ra các sự cố nhà ở như hỏa hoạn, hở khí ga… Đồng thời đây là nơi chế biến thức ăn cho cả gia đình nên cần đảm bảo vệ sinh. Chính vì thế, bất kì gia đình nào cũng phải lưu tâm tới vấn đề an toàn của phòng bếp. Những vấn đề này bao gồm:

  • Độ cao trần phòng bếp cần đảm bảo tối thiểu trên 3 mét để không gian thông thoáng, thoát mùi tốt khi đun nấu. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng căn bếp về lâu dài vì trần thấp không khí đối lưu không tốt, mùi thắc ăn khó bay ra ngoài hay hút qua ống khói, mỗi khi nấu nướng khói và mùi thức ăn sẽ bao trùm cả căn nhà
  • Không thiết kế trần bếp bằng thạch cao thông thường vì bụi khói dễ bám vào trần loại này và rất khó vệ sinh. Tốt nhất bạn nên sơn trần bếp bằng loại sơn bóng dễ lau chùi, vừa đảm bỏa vệ sinh lại giúp hắt sáng tốt hơn cho căn bếp
  • Lựa chọn chất liệu cho bàn ăn, bàn bếp là chất liệu dễ vệ sinh, có khả năng chống cháy
  • Bàn đá cũng có tính âm mát, cân bằng khí nóng trong bếp, mang lại sự thoải mái cho người nội trợ. Tuy nhiên, khi sử dụng mặt bàn đá cần mài tròn cạnh để tránh trẻ em va đập vào.
  • Bồn rửa bát hoặc rửa rau nên chia làm hai ngăn. Ngăn rửa rau nhỏ hơn 1 chút, đáy thấp hơn, kích thước ngăn rửa rau tối thiểu là 30x30cm để rửa thoải mái, rau không bị rập và tiết kiệm nước.
  • Nếu phòng có quá nhiều đồ có thể sử dụng 2 hệ thống tủ là tủ treo và bếp đựng để cất giữ. Hạn chế sử dụng chất liệu kính cho tủ bếp để đảm bảo an toàn. Tủ nên nhỏ gọn, vừa phải và thoáng. Tủ có kích thước quá lớn sẽ gây cảm giác khó chịu, ngột ngạt. Vị trí tủ treo nằm song song với bồn rửa sẽ giúp tiết kiệm diện tích.

Sử dụng 2 hệ thống tủ bếp để cất giữ đồ đạc giúp không gian phòng bếp lưu trữ tốt và tận dụng được nhiều hơn

  • Không trổ cửa sổ gần bếp nấu ăn
  • Không treo mà cửa ở khu vực cửa sổ phòng bếp. Nếu phòng bếp bị nắng chiếu thì tốt nhất nên sử dụng miếng dán kính chống nắng cách nhiệt.
  • Lắp đặt máy hút mùi để làm sạch không khí phòng bếp
  • Đảm bảo có ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong phòng bếp tốt
  • Có đèn chiếu sáng ở những nơi bạn phải làm việc trong phòng bếp
  • Không gian lưu trữ phòng bếp đầy đủ và dễ sử dụng
  • Lắp đặt các thiết bị cần thiết và không gây ra những chi tiết như
  • Vị trí ổ căm cách xa đường nước, bồn rửa và bình gas
  • Nếu có điều kiện hãy thiết kế vị trí bếp để có thể dễ dàng trông chừng bọn trẻ hay nhà ở trong khi đang nấu nướng. Một thiết kế phòng bếp mở và có thể quan sát xung quanh sẽ giúp bạn rất nhiều việc.
  • Nếu phòng bếp mở trực tiếp ra ngoài trời thì nên xem xét cả việc bảo vệ không gian lưu trữ nếu trời mưa
  • Đảm bảo sàn nhà bếp có khả năng chống trơn trượt vì trong quá trình chế biến thức ăn không trash khỏi nước rơi vãi. Cùng với đó, sàn cần đảm bảo dễ lau chùi, sửa chữa.
  • Có nhiều công trình nhà bếp thường bỏ qua thiết kế khu vực để rác. Bạn cần lựa chọn vị trí thích hợp để cất giữ rác trong quá trình nấu nước cũng như các hộp thức ăn đựng đồ. Tốt nhất, nên đặt thùng rác tại 1 không gian sau cánh tủ để đảm bảo vệ sinh. Thùng rác cũng nên có nắp đậy sẽ an toàn và vệ sinh hơn.

Những lưu ý khi thiết kế không gian phòng bếp đẹp về mặt phong thủy

Thủy khắc hỏa, bếp và chậu rửa không cạnh nhau

Điều này có nghĩ là bếp nấu ăn không được đặt quá gần với khu vực chứa nước (chậu rửa, bồn rửa, vòi rửa, bế nước…) do đó bạn nên thiết kế một bàn bếp rộng để ngăn cách giữa khu chứa nước và bếp. Theo chúng tôi, quý khách có thể sử dụng khu vực này làm nơi chế biến thức ăn là hữu ích nhất. Theo hình phía trên quý khách cũng thấy được việc thiết kế tủ bếp đồng bộ hợp phong thủy sẽ rất hữu ích trong quá trình sử dụng. Với rất nhiều mẫu tủ bếp đẹp phù hợp với kinh phí của từng khách hàng

Nhà bếp phải tránh được gió

Theo phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nên tránh gió để được tụ khí. Nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính (việc này theo phong thủy xưa sẽ khiến cho “tài phú đa hao”.) hoặc phía sau bếp có cửa sổ là không tốt. Bếp không nên đặt lộ liễu và rất kỵ đặt ngay cửa chính. Đặt tựa vào tường chứ không nên đặt ngay trước cửa sổ. Bởi vì những luồng khí từ ngoài sẽ lùa thẳng vào bếp làm mất mát ngọn lửa – một thứ quý giá trong cuộc sống con người. Điều này cũng có cơ sở khoa học, hợp lý bởi nếu bếp đặt ở nơi có nhiều gió sẽ làm cho lửa bếp không ổn định, khó cháy hoặc thậm chí nguy hiểm do hoả hoạn.

Cửa bếp cần tránh hướng vào cửa nhà vệ sinh

Cửa bếp và cửa nhà vệ sinh không nên đối diện nhau, đây là 1 trong những điều tối kị nhât khi xây nhà ở. Sắp xếp bếp đối diện cửa vệ sinh không đảm bảo về mặt an toàn thực phẩm vì phòng vệ sinh là nơi có nhiều uế khí, nhiều vi khuẩn, dễ phát tán.

Cửa bếp tránh đối diện với phòng ngủ

Cửa bếp cũng nên tránh đối diện với cửa phòng ngủ, dù là cách 1 bức tường. Bếp là nơi nóng bức, nhiều khói và mùi thức ăn nên nếu để quá gần nơi nghỉ ngơi của ngon người sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, quá trình hô hấp của thành viên đó. Phòng ngủ cũng có những điều kiêng kỵ riêng mà bạn nên lưu tâm như phòng ngủ nên có mấy cửa sổ, phong thủy treo gương trong phòng ngủ…

Kiêng đặt bếp ngược hướng nhà

Nếu nhà ở đẹp hướng với gia chủ thì bếp chỉ việc theo hướng nhà hoặc đặt bếp ở hướng đẹp với gia chủ. Tránh đặt bếp ở hướng ngược hướng nhà (nghĩa là quay lưng về hướng cửa). Bếp nấu nên đặt ở hướng không tốt với gia chủ để đốt cháy những điều không tốt. Ngoài ra không nên đặt bếp trên rãnh mương, trên đường nước hay bể nước vì lửa và nước kỵ nhau, khiến gia đình không hòa thuận. Cũng lưu ý không đặt bếp ở nơi có xà ngang đè bên trên và không để góc nhọn chĩa thẳng vào bếp.

Trên đây chỉ là những điểm cần lưu ý khi thiết kế không gian phòng bếp đẹp, tại Rong Ba Group, các nhà thiết kế của chúng tôi có thể giúp bạn có được một phòng bếp tiêu chuẩn, hiện đại, hợp lí nhất, để cho việc nấu nướng của bạn sẽ trở thành một niềm vui mỗi ngày, biến căn bếp trong mơ của bạn trở thành hiện thực.