Khái niệm thừa phát lại

Khái niệm thừa phát lại

Thừa phát lại là gì? Trong giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch liên quan đến nhà đất, bất động sản, khái niệm thừa phát lại được nhắc đến nhiều trong khi ý nghĩa thực sự của nó thì không phải ai cũng hiểu đúng mức. 

Vậy khái niệm thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về khái niệm thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Quy định khái niệm thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại

TPL là một nghề có truyền thống lâu đời trên thế giới như bao nghề khác như luật sư, giáo viên, thợ may, làm bánh. TPL ở Việt Nam được biết đến là một nghề xuất hiện từ thời Pháp thuộc và khi đó, miền Bắc gọi là Chưởng Tòa, miền Trung gọi là Mõ Tòa và miền Nam gọi là Thừa phát lại, sau khi đất nước thống nhất, chế định Thừa phát lại không còn duy trì nữa.

Tuy nhiên hiện nay, sau thời gian thực hiện thí điểm với cơ sở pháp lý được hình thành tương đối đầy đủ, Thừa Phát Lại được nhắc đến nhiều trong các giao dịch dân sự.

Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại được thành lập và hoạt động trên cơ sở Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 61/2009/NĐ-CP dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Một số nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động Thừa phát lại được quy định cụ thể.

Như vậy, Thừa phát lại được hiểu là một chức danh trong văn phòng thừa phát lại. Giống như Trưởng phòng luật sư của văn phòng luật sư, trưởng đại diện của một văn phòng đại diện, trưởng bộ phận của một bộ phận kinh doanh.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan tổ chức.

Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại (là người) có quyền lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi xảy ra theo yêu cầu của đương sự.  Vi bằng là văn bản được dùng làm chứng cứ để tòa án xem xét, giải quyết vụ án và dùng làm căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Do vậy, bất kỳ một giao dịch, một hoạt động kinh doanh, một sự kiện mà cá nhân, tổ chức thấy cần phải lưu giữ để làm chứng cứ pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai thì họ có thể sử dụng đến dịch vụ lập vi bằng của thừa phát lại.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Ở đây, xin lưu ý một chi tiết vô cùng quan trọng mà nhiều người không để ý hoặc hiểu ở mức độ chưa đúng. Đó là: Vì bằng chỉ ghi nhận sự kiện, hành vi chứ không đảm bảo sự kiện và hành vi đó đúng luật hay sai luật, hay nói cách khác, vi bằng chỉ phản ánh hiện tượng, không bao quát được bản chất của hiện tượng.

Lấy một ví dụ nôm na như sau: bạn là người lễ tân khách sạn, bạn ghi nhận sự việc có một đôi nam nữ đi cùng nhau vào thuê chung một phòng khách sạn.

Bạn chứng kiến việc đó và làm thủ tục để họ thuê phòng. Như vậy, bạn (giống như một thừa phát lại) làm thủ tục để khách nhận phòng (lập vi bằng) tại khách sạn bạn đang làm việc (giống như một văn phòng thừa phát lại).

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu sự việc chỉ dừng lại ở đó. Bây giờ đặt ra trường hợp sau: hai người không là vợ chồng hợp pháp. Khi đó, việc ở chung phòng không được coi là hợp pháp! Vì vậy, vi bằng không xác nhận tính trung thực và tính hợp pháp của sự việc, chỉ ghi nhận sự việc.  Tương tự với giao dịch mua bán nhà đất, vi bằng chỉ ghi nhân sự việc là có việc mua và bán đất của hai chủ thể, không đảm bảo việc mua bán đó là hợp pháp. 

Điều kiện trở thành Thừa phát lại là gì?

Việc bổ nhiệm Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP gồm:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có độ tuổi không quá 65, chấp hành Hiến pháp, pháp luật và có đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học/sau đại học chuyên ngành Luật.

– Công tác pháp luật từ 03 năm trở lên sau khi có bằng chuyên ngành Luật nêu trên.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo bồi dưỡng nghề Thừa phát tại Học viện Tư pháp hoặc công nhận tương đương với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Trong đó, có một số trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại nêu tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP nếu có các giấy tờ gồm:

– Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều trai viên… kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm các chức vụ này từ 05 năm trở lên…

– Thẻ luật sư, thẻ công chứng viên kèm theo gian đã hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên…

– Quyết định bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư ngành luật, Bằng tiến sĩ Luật…

Như vậy, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên và nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự thì sẽ được Sở Tư pháp đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại. Nếu bị từ chối sẽ được thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Khái niệm thừa phát lại
Khái niệm thừa phát lại

Chế định khái niệm thừa phát lại ở Việt Nam.

Mặc dù đến thời gian gần đây, các văn phòng thừa phát lại mới phát triển mạnh và chế định này được nhiều người chú ý hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thừa phát lại đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc, miền Bắc gọi là Chưởng tòa, miền Trung gọi là Mõ tòa, miền Nam là Thừa phát lại.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chế định Thừa phát lại tồn tại đến năm 1950 đối với miền Bắc, còn miền Nam nó tiếp tục phát triển đến năm 1975.

Sau nhiều năm không xuất hiện trong các văn bản pháp luật và cả thực tiễn áp dụng, nhà nước đã ban hành nhiều nghị định mới về Thừa phát lại, bắt đầu từ nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội khóa 12 ban hành Nghị quyết số 24/2008 cho thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23-11-2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết số 36/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Và đến ngày 25-11-2015 thì thông qua Nghị quyết số 107/2015, chính thức cho thực hiện chế định thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc kể từ ngày 1-1-2016. Có thể thấy, nhà nước đang dần mở rộng sự tham gia của yếu tố tư nhân vào các công việc thuộc thẩm quyền của mình, trong đó có lĩnh vực Thừa phát lại.

Chế định này ban đầu được đưa trở lại thực thi thí điểm tại các thành phố lớn, nay đã được phổ biến trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Đạt được điều này, một phần là nhờ cơ chế của nhà nước và cũng phản ảnh nhu cầu thực tế của người dân đối với chế định Thừa phát lại.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm thừa phát lại.

Về bổ nhiệm thừa phát lại, người được bổ nhiệm phải là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

Bên cạnh đó, để phù hợp với tính chất công việc, Thừa phát lại phải có nền tảng chuyên môn, nghiệp vụ nhất định, cụ thể: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật; Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại. Người đạt đủ các điều kiện nói trên có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký tập sự .

Về miễn nhiệm, Thừa phát lại được bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ như một số chức danh của cơ quan nhà nước, một người đã được bổ nhiệm chỉ bị bãi nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc thuộc vào một trong các điểm tại khoản 2, điều 13 nghị định 08/2020. Trường hợp miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sơ Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.

Quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại.

Các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại có thể chia làm một số nhóm cụ thể như sau:

Các quyền và nghĩa vụ khi hành nghề:

Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức nghề nghiệp:

Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về khái niệm thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về khái niệm thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin