Hợp đồng mua bán máy móc

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các đơn vị doanh nghiệp đôi khi sẽ không thể tự tạo ra các máy móc, trang thiết bị nên việc phải mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất là không thể thiếu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nội dung hợp đồng mua bán máy móc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hợp đồng là gì

Căn cứ điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rõ:

“Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Theo định nghĩa này, khi giữa hai hay nhiều chủ thể có sự thỏa thuận với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, trong đó thể hiện những quy định nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt chúng thì có nghĩa các bên đã có sự giao kết hợp đồng với nhau. 

Hợp đồng mua bán tài sản là gì

Hàng hoá có thể thoả mãn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của con người và thông qua việc trao đổi, con người có thể thoả mãn những nhu cầu trên. 

Mua bán là một quan hệ pháp luật mà người mua và người bán có những quyền và nghĩa vụ nhất định, thông qua việc mua bán làm phát sinh, chấm dứt quyền tài sản của người mua và người bán.

Việc mua bán làm chấm dứt quyền sở hữu của người bán đối với vật đem bán đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của người mua đối với vật đó.

Căn cứ điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rõ:

  • Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
  • Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Hợp đồng mua bán máy móc là gì

Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán máy móc nói riêng là thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên bán thực hiện nghĩa vụ giao máy móc thiết bị và bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán để trở thành chủ sở hữu của tái sản máy móc thiết bị ấy.

Ngoài ra, hợp đồng mua bán máy móc là hợp đồng có đối tượng là máy móc thiết bị. Một số máy móc thiết bị phổ biến có thể là đối tượng bao gồm:

Máy móc thiết bị điện lạnh (tủ lạnh, trữ đông…);

Máy móc thiết bị điện tử (máy vi tính, điện thoại,…);

Máy móc thiết bị tiêu dùng (máy móc trong nông nghiệp…)

Một số nội dung chủ yếu trong hợp đồng mua bán máy móc

Trong một hợp đồng mua bán máy móc cần đáp ứng chủ yếu các nội dung sau:

  • Thông tin của bên bán (bên A), bên mua (bên B)

Ví dụ:

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH X

Địa chỉ trụ sở chính: đường abcxyz, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 034xxx786

Đại diện: Ông Nguyễn Văn A

Chức vụ: giám đốc

  • Đối tượng giao dịch

Ví dụ:

Bên A bán cho bên B 100 cái máy xúc Kobelco với giá là 500.000.000 VNĐ/cái.

  • Giá cả

Ví dụ:

Đơn giá mặt hàng trên là giá niêm yết theo văn bản của công ty A đã ban hành.

Ngoài giá gốc là 500.000.000 VNĐ x 100 cái = 50.000.000.000 VNĐ, theo đề nghị của Bên mua được trả chậm đến hết tháng x nên số tiền chậm trả bên mua phải chịu trả lãi với mức lãi suất bằng với mức lãi suất tại Ngân hàng Viettinbank chi nhánh Hà Nội trên số tiền còn lại chưa trả và thời gian thực tế tính từ ngày ký hợp đồng mua bán.

  • Phương thức thanh toán

Ví dụ:

Bằng chuyển khoản vào số tài khoản:

Tên tài khoản 

Tên Ngân Hàng

Địa chỉ Ngân Hàng:

Số Tài Khoản Đồng Việt Nam

Người Thụ Hưởng

  • Thời gian thanh toán

Ví dụ:

Ngay sau khi ký hợp đồng mua bán, Bên mua phải thanh toán trước số tiền mua các tài sản trên là: 20.000.000.000 VNĐ.

Số tiền còn lại là 30.000.000.000 VNĐ Bên mua phải thanh toán trong thời gian tối đa là 10 tháng kể từ ngày ký hợp đồng và được chia làm 10 đợt, mỗi đợt một tháng

Thời hạn thanh toán cuối cùng của mỗi tháng là ngày cuối mỗi tháng (hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu ngày cuối tháng trùng vào ngày nghỉ theo quy định).

Tiền lãi phát sinh Bên bán có trách nhiệm tính theo quy định của ngân hàng và thông báo cho Bên mua số tiền lãi phải trả hàng tháng để Bên mua thanh toán cùng với số tiền gốc

Khi bất cứ một khoản thanh toán nào đến hạn của hợp đồng này, Bên mua phải chủ động thanh toán cho Ngân hàng.

Trường hợp đến ngày thanh toán cuối cùng của mỗi tháng, Bên mua không thanh toán đúng hạn cho ngân hàng thì Bên mua phải chịu lãi suất phạt chậm trả bằng 150% của mức lãi suất 13,50%/năm tính trên số tiền gốc quá hạn và thời gian quá hạn thực tế.

Trường hợp 01 (một) kỳ hạn quá hạn kéo dài đến lớn hơn hoặc bằng 60 (sáu mươi) ngày hoặc 2 (hai) kỳ hạn liên tiếp bị quá hạn nếu không được Bên bán đồng ý thì Bên bán có quyền chấm dứt Hợp đồng với Bên mua

Trong trường hợp này, Bên mua không có quyền nhận lại tài sản và chịu mất toàn bộ số tiền đã trả cho Bên bán và có trách nhiệm bàn giao lại nguyên trạng tài sản cho Bên bán (trừ các tài sản đã được Bên bán thống nhất riêng).

  • Thời hạn, địa điểm và phương thức giao tài sản, quản lý tài sản

Ví dụ:

Phương thức giao tài sản, thời gian giao tài sản và quản lý tài sản trong thời gian chưa thanh lý hợp đồng mua bán:

Sau khi Bên mua thanh toán trước số tiền của Hợp đồng này thì ngân hàng sẽ tạo điều kiện và phối hợp với Bên mua bàn giao tài sản hiện vật tại thực địa. Việc bàn giao tài sản sẽ được thực hiện theo Biên bản cụ thể.

Tài sản sau khi bàn giao cho Bên mua còn trong thời gian chưa thanh lý hợp đồng thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của Bên bán, Bên bán có quyền kiểm tra, giám sát các tài sản trên.

Bên mua có quyền khai thác, sử dụng tại chỗ để sản xuất kinh doanh. Trường hợp có di dời hoặc chuyển nhượng các máy móc, thiết bị nhà xưởng không sử dụng phải được Bên bán đồng ý bằng văn bản và tiền thu được phải được sử dụng để trả cho Bên bán.

Nếu có nhu cầu cải tạo, sửa chữa phải thông báo để Bên bán được biết và thống nhất. Trong thời gian này, Bên mua chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn các tài sản trên và chịu chi phí thuê bảo vệ (nếu có).

Sau khi Bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản cho Bên bán theo lịch nêu tại hợp đồng này chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày, Bên bán chính thức bàn giao toàn bộ tài sản, giấy tờ, hồ sơ của tài sản kèm theo cho Bên mua và hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng.

Bàn giao hồ sơ tài sản: Bao gồm toàn bộ hồ sơ liên quan đến tài sản: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, bộ chứng từ nhập khẩu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất… (được liệt kê theo Phụ lục kèm theo và không tách rời hợp đồng này). Bên bán phải có trách nhiệm bàn giao đầy đủ cho Bên mua chậm nhất sau 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày Bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản.

Việc tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt vận hành và các chi phí kèm theo do Bên mua hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện.

Địa điểm giao tài sản: tại công ty B

hợp đồng mua bán máy móc
hợp đồng mua bán máy móc
  • Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán

Ví dụ:

Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho Bên B kể từ thời điểm Bên B hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của hợp đồng này và hai bên thực hiện thanh lý hợp đồng (nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác).

Việc nộp thuế và phí

Thuế và lệ phí (nếu có) liên quan đến việc mua bán, chuyển đổi sở hữu tài sản theo hợp đồng này do Bên mua chịu trách nhiệm thực hiện.

  • Trách nhiệm vật chất trong thực hiện hợp đồng

Ví dụ:

Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Bên nào vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về vật chất mà bên vi phạm gây ra. Mức phạt vi phạm hợp đồng được thực hiện trên khung hình phạt nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế. Mức tối thiểu là 10% giá trị hợp đồng.

  • Phương thức giải quyết tranh chấp

Ví dụ:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

  • Cam đoan của các bên

Ví dụ:

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

Bên A cam đoan:

Những thông tin về tài sản mua bán ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Tài sản mua bán không có tranh chấp, không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Bên B cam đoan:

Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản mua bán và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này;

Nếu ngay sau khi ký hợp đồng này mà Bên mua không thanh toán số tiền hai bên cam kết của hợp đồng này hoặc không có văn bản nêu rõ lý do thời hạn nộp chậm, Bên bán không có văn bản xác nhận thì coi như bên mua không mua tài sản và chịu phạt hợp đồng

  • Điều khoản cuối cùng

Ví dụ:

Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

Hai bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này;

Hợp đồng này được lập thành 02 bản mỗi bên giữa 01 bản, có giá trị pháp lý ngang nhau, có hiệu lực từ ngày ký và hết hiệu lực khi các bên hoàn thành xong việc mua bán tài sản.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hợp đồng mua bán máy móc. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hợp đồng mua bán máy móc và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin