Hợp đồng cọc đất

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là biểu mẫu ghi chép thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc là một biện pháp bảo đảm khá thông dụng đối với việc chuyển nhượng, mua bán những tài sản có giá trị lớn. Vậy hợp đồng cọc đất được thực hiện như thế nào. Bài viết về hợp đồng cọc đất của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Nội dung hợp đồng cọc đất

Các nội dung trong hợp đồng đặt cọc thường bao gồm:

– Thông tin của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc;

– Tài sản đặt cọc;

– Mục đích đặt cọc;

– Thời hạn đặt cọc;

– Quyền và nghĩa vụ của hai bên;

– Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đặt cọc;

– Phương thức giải quyết tranh chấp;

– Chữ ký của hai bên.

Mẫu hợp đồng cọc đất theo quy định hiện nay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán nhà, đất)

Hôm nay, ngày …tháng … năm 20…. Tại……………., chúng tôi gồm có:

  1. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà):………………………………………………………………….

Sinh ngày:…………………………………………………………………..

Số CMND…………………: cấp ngày: tại:…………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………..

……………………………………………………………………………….

  1. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Họ và tên chủ hộ:……………………………………………………

Sinh ngày:……………………………………………………………….

Số CMND:…………. cấp ngày:……….. tại:…………………….

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):

Ông (Bà):………………………………………………………………

Sinh ngày:………………………………………………………………

Số CMND: …………cấp ngày…………….: tại:…………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………

……………………………………………………………………………

Ông (Bà):……………………………………………………………….

Sinh ngày:…………………………………………………………..

Số CMND:…………. cấp ngày: ……….tại:…………………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………

………………………………………………………………………….

III. Cùng người làm chứng:

  1. Ông (Bà):………………………………………………………….

Sinh ngày:……………………………………………………………..

Số CMND:…………. cấp ngày: ……….tại:…………………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………

………………………………………………………………………….

  1. Ông (Bà):

Sinh ngày:……………………………………………………………..

Số CMND:…………. cấp ngày: ……….tại:…………………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………

………………………………………………………………………….

  1. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là:

Bằng chữ:……………………………………………………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………………….…, kể từ ngày ……… tháng ……… năm 20…..

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

  1. Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại:

………………………………………………………………………..

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại:………. với diện tích là ………..m2 giá bán là………………………………..

  1. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào).

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

  1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;

b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;

2.Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);

b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

hợp đồng cọc đất
hợp đồng cọc đất

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

  1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);

b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.

2.Bên B có các quyền sau đây:

Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được).

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
  2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
  3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
  2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.
  3. Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

 

…….ngày …tháng …năm

Bên A
(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cách ghi hợp đồng cọc đất

Thông tin về nhà, đất

– Hiện nay Giấy chứng nhận về nhà, đất có nhiều loại đang có giá trị pháp lý, gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

– Thông tin về thửa đất, nhà ở trong hợp đồng được ghi theo đúng thông tin tại trang 2 của Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Riêng về diện tích thửa đất thì các bên có thể thỏa thuận ghi theo diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc ghi theo diện tích thực tế. Trước đây khi cấp Giấy chứng nhận nhiều nơi đo thủ công nên diện tích ghi trên Giấy chứng nhận có thể không đúng với diện tích thực tế.

Giá chuyển nhượng nhà, đất

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở do các bên tự thỏa thuận nhưng nên ghi theo đúng thực tế, không nên ghi thấp hơn để giảm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.

Lý do:

– Khi các bên không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hợp đồng thấp hơn giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá để tính thuế thu nhập cá nhân là giá do UBND cấp tỉnh quy định.

– Nhiều rủi ro khi ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế các bên đã thỏa thuận.

 Nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí

* Thuế thu nhập cá nhân

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư 111/2013/TT-BTC, người có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên chuyển nhượng là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng nộp thay thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

Lưu ý: Việc có hay không có thỏa thuận về người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ dẫn tới thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là khác nhau, cụ thể:

– Nếu không có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng thì hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

– Nếu có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng thì hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (chậm nhất là thời điểm đăng ký sang tên).

* Lệ phí trước bạ

Theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, người đăng ký biến động là người có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ, nhưng các bên được phép thỏa thuận về người nộp lệ phí trước bạ.

Thông thường thì bên nhận chuyển nhượng sẽ là người nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký biến động (đăng ký sang tên).

* Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Thực tế cho thấy không phải ai cũng biết khoản phí này khi chuyển nhượng nhà đất nên chỉ ghi chung chung trong hợp đồng là bên A hoặc bên B có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định.

Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Thông thường phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận do bên nhận chuyển nhượng nộp, nhưng các bên được phép thỏa thuận về người nộp.

Chuyển giao giấy tờ và nghĩa vụ đăng ký

Thông thường bên nhận chuyển nhượng sẽ là người đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai. Để đủ điều kiện đăng ký biến động thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ giao giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho bên chuyển nhượng trước khi ký hợp đồng.

Do vậy, bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý để yêu cầu bên chuyển nhượng giao Giấy chứng nhận và các giấy tờ khác có liên quan để thực hiện đăng ký sang tên.

Hợp đồng đặt cọc không bắt buộc công chứng

Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tuy nhiên, để tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực hoặc có người làm chứng.

Mức phạt cọc nếu không mua/không bán đất trong hợp đồng cọc đất

Mức phạt cọc được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, mức phạt cọc được quy định như sau:

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (mất số tiền đặt cọc).

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trả lại tiền đặt cọc và bị phạt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về hợp đồng cọc đất. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về hợp đồng cọc đất và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin