Gỗ mun

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ Lim, Trò, dổi, gụ …. loại gỗ nào cũng có giá trị và thẩm mĩ khác nhau nhưng nếu bạn có để ý thì chúng ta có thể thấy gỗ mun là một loại gỗ khác hẳn so với các loại gỗ tôi vừa kể tên.

Gỗ mun là gì
Gỗ mun là gì

Nó khác về màu sắc cũng như chất lượng. Các loại gỗ trên thường có màu cam đỏ hoặc nâu tuy nhiên với gỗ mun thì nó có sự khác biệt trước tiên mà ai cũng có thể nhìn thấy được đó là màu sắc. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chuyên sâu hơn về loại gỗ này:

VÌ SAO ĐƯỢC GỌI LÀ GỖ MUN?

Gỗ mun có tên khoa học là Diospyros Mun, đây là một loại gỗ có màu đen được khai thác từ các loài cây thuộc họ Thị. Tại Việt Nam nó thường được lấy từ loại cây mun nên mới được gọi là gỗ mun.

Loại gỗ này đã được sử dụng từ thời xa xưa, các lãnh chúa, dòng dõi hoàng tộc đều lấy gỗ mun làm chất liệu chính trong cung đình như bàn ghế, cửa gỗ, sập phản….Đây là một loại gỗ cao cấp được khai thác từ cây mun và được sử dụng để làm các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ giá trị cao.

ĐẶC ĐIỂM CỦA GỖ MUN

Gỗ mun được lấy ra từ cây mun. Cây mun thường có độ cao từ 10-15m, đường kính 0,3 đến 0,5m vỏ màu đen và có nứt dăm bọc thân. Loại cây này có tán lá khá rộng hoa nhỏ có màu vàng đơn tính đó là hoa cái, còn hoa đực thì mọc thành xim khoảng 3-5 hoa nằm trên nách của lá.

Cây gỗ mun thường nở hoa vào tháng 7 và đây cũng là loại cây ưa sáng, sinh sôi phát triển chậm, ưa thoáng.

“Đen như mun” đó là câu nói so sánh của ông cha ta từ xa xưa. Ví như thế bởi loại gỗ này có màu đen xậm. Loại gỗ này cũng không thể nhầm lẫn được với các loại gỗ khác.

Gỗ mun
Gỗ mun

Đây còn là loại gỗ không nổi , nó sẽ bị chìm khi gặp nước. Đây cũng là một đặc điểm không thể nhầm được. Bề mặt gỗ khá mượt và bóng, chất gỗ chắc chắn nên nó được sử dụng làm nội thất.

Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 trong nhóm gỗ ở Việt Nam. Đây cũng là loại gỗ có giá trị tâm linh cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ

Cây gỗ mun là loại cây đặc hữu của Việt Nam. Tuy nhiên nó cung dải rác ở Lào, Campuchia. Ở nước ta thì cây mun phân bố ở miền núi phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn , Hòa Bình và một số tỉnh miền trung nam bộ từ bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa.

Có các loại gỗ mun như : mun đen, mun sừng, mun sọc, mun hoa. Và mỗi loại sẽ được phân bố ở từng nơi khác nhau. Ví dụ:

+ Mun sừng: loại gỗ này có màu đen , nặng, có độ cứng cao nên bị giòn. Được phân bố tại miền nam trung bộ từ bắc Bình Thuận đến Khánh Hòa, cây mun sừng khi được trồng trong loại đất càng màu mỡ thì gỗ lại càng xấu, thậm trí cực kì xấu, nhiều giác, lõi gỗ nhỏ và vân không đẹp.

+ Mun sọc: Vân loại gỗ này có màu xanh như màu phân ngựa, thời gian sau sẽ mất màu và trở lại màu đen như bình thường. Được phân bố ở rừng núi Tây nguyên, gỗ mun sọc là loại gỗ cực kì quý hiếm gần như đã tuyệt chủng hoàn toàn chính vì vậy loại gỗ này có giá thành khá cao.

+Mun hoa: đây cũng là gỗ đặc trưng ở Tây Nguyên , loại gỗ này hầu như tuyệt chủng hoàn toàn , đa phần được tìm thấy là những tác phẩm được chế tác từ vài chục năm mới còn nguyên vẹn còn những tác phẩm được tạo ra từ vài chục năm trước.

+ Mun đen: loại gỗ này có độ bóng rất đẹp mà ít có loại gỗ nào có thể sánh được. Loại gỗ này có rất ít dăm. Tuy nhiên có nhược điểm là khó thích ứng với thời tiết nên dễ xuất hiện những lỗ chân chim.

ỨNG DỤNG CỦA GỖ MUN

Nhắc đến gỗ mun chúng ta không thể quên được ứng dụng của gỗ mun. Loại gỗ này thường được sử dụng làm nội thất gỗ mun các bộ bàn ghế mun, cửa gỗ, các điêu khắc nghệ thuật, sập , phản….

Bán gỗ mun
Bán gỗ mun

Hiện này gỗ mun đã được ghi vào sách đỏ những loại gỗ bị tuyệt chủng và cần bảo tồn. Tuy nhiên loại gỗ này vẫn được nhập khẩu nên những sản phẩm gỗ mun trên thị trường rất nhiều. Đương nhiên bạn phải có một con mắt thật tinh để có thể phân biệt được gỗ thật và giả.

Các bước liên hệ với Rong Ba Group:

Bước 1: Khách hàng liên hệ Hotline: 034 736 2775 hoặc đến trực tiếp địa chỉ công ty. Nhân viên kỹ thuật và thiết kế sẽ tư vấn trực tiếp giải đáp thông tin thắc mắc của quý khách hàng.

Bước 2: Ký hợp đồng thiết kế, khách hàng cung cấp các thông tin như kích thước sản phẩm, vị trí đặt. Khách hàng cũng có thể cung cấp bản vẽ thiết kế riêng của khách hàng hoạc nhân viên của công ty sẽ đến trực tiếp nhà để tư vấn đo đạc.

Bước 3: Khách hàng kiểm tra bản vẽ thiết kế sản phẩm của công ty, khách hàng cũng có thể phối hợp với nhân viên thiết kế để sửa bản vẽ nếu cảm thấy chưa ưng ý nhất.

Bước 4: Thống nhất bản vẽ thiết kế sản phẩm sau đó khách hàng và công ty sẽ ký hợp đồng thi công và lắp đặt.

Bước 5: Công ty tiến hành sản xuất, trong quá trình sản xuất khách hàng có thể kiểm tra quá trình sản xuất sản phẩm bất cứ thời gian nào khách hàng muốn. Sau khi sản phẩm sản xuất xong thì công ty sẽ tiến hành lắp đặt theo đúng thời gian trên hợp đồng.

Bước 6: Khách hàng kiểm tra sản phẩm sau khi lắp đặt và thanh toán mọi chi phí theo hợp đồng.