Về cơ bản, gỗ mfc và gỗ mdf đều có chung một đặc điểm là gỗ công nghiệp. Cả hai đều được sản xuất từ các sợi/ bột hoặc dăm gỗ tự nhiên băm nhuyễn với phương pháp trộn keo, sau đó ép lại với nhau để tạo thành ván gỗ. Tuy nhiên, gỗ MDF vẫn được nhiều người đánh giá là tốt hơn MFC, nhưng MFC lại là loại gỗ được phổ biến hơn. Vậy nên chọn loại gỗ nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai loại gỗ này, xem chúng có những ưu và khuyết điểm gì khi sử dụng.
Khái niệm và đặc điểm của ván gỗ mfc
MFC viết tắt của ” Melamine Faced Chipboard” – Gỗ công nghiệp MFC nguồn gốc từ các loại gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày n tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước.
Nói đến gỗ MFC được phân làm 2 loại: gỗ MFC loại thường và gỗ MFC lõi xanh chống ẩm cao cấp tương ứng với độ bền và mức giá khác nhau Ngoài 80 màu MFC loại thường có hầu như tất cả các loại MFC chống ẩm lõi xanh V313 tương tự màu như MFC loại thường. Khác với MFC loại thường, MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, Hiện nay MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet. Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, quý khách để ý MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m3.
Khái niệm và đặc điểm của ván gỗ mdf
MDF là viết tắt của ” Medium Density Fiberboard”, là một loại dăm được làm từ composite. Cụ thể, gỗ công nghiệp MDF được làm từ chất thả MDF là một loại vật liệu xây dựng rất linh hoạt có thể sử dụng trong một loạt những lĩnh vực xây dựng khác nhau. Được dùng làm tủ, bàn. Bề mặt gỗ MDF trơn tru và có khả năng chống cong vênh tốt.
Trên thị trường hiện có: MDF trơn, MDF chịu nước
MDF trơn: Khi sử dụng thường được sơn PU
MDF chịu nước: Cũng thuộc loại MDF trơn nhưng được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất. Được sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao.
MDF veneer là tấm mdf được dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng để hoàn thiện bề măt.
Phân biệt gỗ mfc và gỗ mdf
Nhìn tổng thể thì cả hai loại mdf và mfc r4khá giống nhau, nhất là khi chúng đã là thành phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt 2 loại gỗ này dựa vào những điểm sau:
Giá cả
Hiện nay, ván gỗ MFC có giá thành thấp hơn MDF và khá rẻ, phù hợp nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào bề mặt phủ mà giá thành của MFC sẽ thay đổi. Nếu sử dụng Melamine bạn sẽ tiết kiệm được chi phí và nếu sử dụng các bề mặt cao cấp như Acrylic hay Laminate thì giá thành sẽ cao hơn. Tùy từng loại mặt phủ, giá cả sẽ chênh lên vài chục tới vài trăm, tùy theo thiết kế được lựa chọn.
Độ dày của cốt gỗ
Bằng mắt thường có thể quan sát được rằng gỗ MFC dày hơn gỗ MDF. Gỗ MFC có độ dày từ 18 – 25mm, trong khi MDF chỉ có các độ dày 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm.
MFC cũng nhẹ hơn MDF nên được ứng dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là trong sản xuất các đồ nội thất có kích thước lớn.
So với MFC, MDF chịu lực kém hơn. Còn MDF lại có tác dụng cách âm tốt hơn MFC.
Ứng dụng của gỗ mdf và mfc
Ván dăm phủ Melamine – MFC
- Thiết kế showroom.
- Không gian ẩm ướt như tủ bếp, khu vệ sinh, toilet…. (sử dụng ván dăm chống ẩm).
- Thiết kế nội thất văn phòng như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ đựng tài liệu, vách ngăn….
- Thiết kế nội thất dân dụng, tủ áo, giường, bàn ghế.
Ván MDF
- Thiết kế những sản phẩm nội thất có kiểu dáng phức tạp.
- Không gian có độ ẩm cao như tủ bếp, kệ bếp (sử dụng ván MDF chống ẩm).
- Thiết kế nội thất gia đình, giường, tủ áo, cửa gỗ, bàn ghế,…
- Thiết kế nội thất văn phòng.
- Thiết kế nội thất công trình.
Cấu tạo
Xét về cấu tạo, nguyên liệu để tạo thành thì gỗ mdf và mfc đều được tạo nên từ các loại gỗ rừng. Với gỗ MFC thì người ta dùng máy để băm nhỏ. Với gỗ MDF thì người ta dùng máy nghiền nát sau đó kết hợp với chất kết dính để tạo nên những tấm gỗ . Nhìn chung, những sản phẩm làm từ 2 loại gỗ này có khả năng chống ẩm, chịu được lực tốt và có giá thành phải chăng. Không chỉ vậy, bề ngoài chúng còn dán lớp Melamine, Laminate hoặc Veneer với nhiều màu sắc khác nhau giúp sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao.
– Gỗ công nghiệp MFC: loại gỗ này có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên từ những loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn hay cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy băm nhỏ thành những dăm gỗ. Dăm gỗ sau đó được kết hợp với keo và ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi tiếp tục được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Độ dày của các tấm gỗ có nhiều loại khác nhau.
– Gỗ công nghiệp MDF: loại gỗ này được làm từ những loại gỗ vụn, nhánh cây…cho vào máy đập nhỏ ra, tiếp theo được đưa vào máy nghiền nát ra, lúc này gỗ chỉ là những sợi gỗ nhỏ cellulo. Những sợi gỗ này được đưa qua một bồn rửa trôi những tạp chất, khoáng chất nhựa…rồi đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ rồi ép lại thành tấm với kích thước tiêu chuẩn là 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.
Như vậy về cấu tạo, cũng giống như gỗ mdf và hdf, gỗ mfc và mdf đều bắt nguồn từ tự nhiên. Được sản xuất chế tạo bằng những công nghệ tiên tiến, qua dây chuyền sản xuất hiện đại bằng máy móc kỹ thuật cao. Đây là các loại gỗ nhân tạo có tính ứng dụng rất cao, có thể được xem là một bước tiến của khoa học ứng dụng. Hai loại gỗ này đều được áp dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, đặc biệt là sản xuất những vật dụng với mẫu mã đẹp và độ bền tương đối cao.
So sánh về độ bền
Cả hai loại gỗ mdf và hdf đều có độ bền tốt. Vì được sản xuất từ quy trình kỹ thuật cao, độ xử lý nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng nên gỗ thành phẩm có độ cứng tương đối, khả năng chống mối mọt cao và chất lượng gỗ ổn định. Chất liệu gỗ cứng nên khắc phục được những nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, sử dụng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
Nhờ có độ bền tốt nên gỗ hdf và mdf đều được sử dụng trong chế tạo đồ nội thất văn phòng. Đặc biệt là các sản phẩm yêu cầu cần có kích thước tấm gỗ lớn như tủ đựng hồ sơ cho các văn phòng quy mô, chứa đựng lượng tài liệu, hồ sơ nhiều.
Độ chịu lực
Dòng gỗ mfc và mdf có độ chịu lực tương đối. Vì được kết hợp từ những dăm gỗ với keo và chất phụ gia nên độ chịu lực không cao như gỗ tự nhiên. Riêng với loại gỗ MFC chống ẩm thường có độ chịu lực cao hơn, khoảng 40-60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740-760 kg/m³.
Độ chống ẩm
Với gỗ mdf và hdf loại thường đều chống ẩm kém và dễ bị bung nở khi gặp nước. Tuy nhiên, cả hai loại gỗ công nghiệp này đều có loại chống ẩm tốt dành riêng cho những hạng mục ngoài trời hoặc sử dụng cho các vị trí có độ ẩm cao. Những đồ nội thất bằng gỗ mdf và mfc đặt ở vị trí khô ráo thường có thời gian sử dụng được khá lâu dài.
Tính thẩm mỹ
Gỗ MDF và MFC đều có bảng màu phong phú đa dạng với 80 màu. Bề mặt có thể được chọn phủ sơn Pu hoặc phủ melamine hoặc veneer, sơn bóng đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao.
Chọn lựa gỗ mdf và hdf để chế tạo đồ nội thất văn phòng luôn là ưu tiên hàng đầu nhờ đặc tính này. Bảng màu phong phú, đặc biệt là các màu sắc tự nhiên như màu vân gỗ rất đẹp mắt, thích hợp với đồ nội thất cho nhiều không gian.
Vậy gỗ mfc và mdf cái nào tốt hơn?
Nếu dựa trên những số liệu ở trên, bạn có thể dễ dàng đánh giá được gỗ MDF sẽ tốt hơn gỗ MFC. Nhưng trên thực tế, gỗ MFC mới là loại gỗ phổ biến nhất trong lĩnh vực nội thất nhà ở và đặc biệt là văn phòng. Tại sao lại người ta lại ưu chọn gỗ MFC nhiều hơn là gỗ MDF, trong khi đó gỗ MDF có chất lượng tốt hơn?
Tất nhiên là gỗ MDF phải có những khuyết điểm nào đó khiến cho nhiều người phải cân nhắc khi sử dụng chúng. Đó chính là dư lượng của hợp chất formaldehyde có trong các loại ván gỗ công nghiệp MDF. Nếu vẫn còn nghe mùi xốc thẳng vào mũi khó chịu tức là sản phẩm đó đang dư thừa formaldehyde.
Tuy nhiên vẫn có nhiều khách hàng cho rằng đắt tiền hơn sẽ tốt hơn. Điều này là sai lầm. Do đó, khi chúng ta lựa chọn giữa gỗ mfd và mfc phủ melamin thì chúng ta nên chọn MFC, vì MFC vừa rẻ hơn, độ cứng tốt hơn và an toàn hơn!
Đối với nội thất văn phòng, chung cư, nhà ở thì chỉ cần sử dụng ván gỗ MFC tiêu chuẩn là ổn, còn đối với những khu vực ẩm ướt chúng ta có thể lựa chọn ván MFC lõi chống ẩm hoặc melamine trên nền MDF chống ẩm.
Một lưu ý khi nữa, tấm Melamine MDF dán cạnh, sơn phủ cạnh được dùng khi quý khách không muốn dán nẹp nhựa PVC vào mép gỗ, mà sử dụng biện pháp sơn hay khi quý khách muốn phay, tạo hình hoặc tạo các họa tiết trên bề mặt gỗ nên sử dụng tấm Melamine trên nền MDF vì tấm này có ưu điểm là mịn và dễ dàng. Còn nếu bạn muốn dùng những bề mặt phẳng dán chỉ nhựa xung quanh, không phay tạo hình trên bề mặt gỗ thì bạn chỉ cần sử dụng ván gỗ MFC là được.
Ngoài hai loại gỗ mfc và mdf sử dụng trong nội thất, chúng ta còn có gỗ HDF (dán ép ở mật độ cao). Đây là loại gỗ rất giống với MDF nhưng có chất lượng tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba Group về phân biệt gỗ mfc và mdf. Để được biết thêm thông tin chi tiết và giá thành sản phẩm, liên hệ Hotline của chúng tôi ngay hôm nay bạn nhé.