Gỗ mfc

Gỗ mfc là loại gỗ thuộc nhóm công nghiệp có tính ứng dụng khá phổ biến trong đời sống hiện đại và là sự thay thế phù hợp cho những dòng gỗ tự nhiên đang cần khai thác có quy hoạch và được bảo tồn. Loại gỗ này cũng có tên gọi khác là gỗ ép hay gỗ ván ép, thích hợp sử dụng chế tạo các đồ nội thất quen thuộc như tủ quần áo, giường ngủ bằng gỗ… Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm hiểu về gỗ mfc là gì cũng như những ưu/ nhược điểm của loại gỗ này và bảng giá thì bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Tìm hiểu gỗ mfc là gì? gỗ mfc có tốt không?

Gỗ mfc là loại gỗ công nghiệp được chế tạo chủ yếu từ những loại gỗ trồng rừng có thời gian sinh trưởng ngắn như cao su, bạch đàn, keo.. Loại gỗ công nghiệp MFC này được xem là những bước cải tiến mới thay thế cho những dòng gỗ tự nhiên quý đang ngày càng khan hiếm. Công đoạn sản xuất và khai thác của những loại gỗ công nghiệp này thường được đưa về nhà máy để băm nhỏ và tạo thành các dăm gỗ. Trong quá trình đó, người ta sẽ sử dụng các chất kết dính bằng keo để tạo đồ dày cho gỗ dưới áp suất lớn. Để hoàn thiện công đoạn chế tạo hình thức cho gỗ, người ta sẽ phủ lên một lớp melanin bảo vệ cùng lớp sơn bóng, nếu tỉ mỉ hơn, trên bề mặt gỗ mfc phủ melamine có giả vân gỗ hay kim loại mang đến tính thẩm mỹ cao. Nếu chưa biết về gỗ công nghiệp mfc là gì hay có những loại nào các bạn có thể tham khảo thêm. Ngoài ra loại gỗ này có tính ứng dụng cao như tủ quần áo gỗ mfc,

Hiện nay trên thị trường, gỗ công nghiệp mfc có 3 loại phổ biến nhất, bao gồm:

Gỗ mfc loại thường: Ưu điểm của loại gỗ này là sở hữu bảng màu tương đối phong phú giúp đem lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng trong việc lựa chọn các món đồ nội thất phù hợp với không gian phòng ở. Loại gỗ này sở hữu bảng màu lên đến 80 màu và thậm chí còn hơn thế với các màu chủ đạo như đen, xám, trắng, chì, đẹp mắt hơn là những màu vân gỗ như gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tràm, xoan đào, gỗ đỏ, nu vàng, nu đỏ, gỗ sồi sọc, trắc, mun, tần bì giả cổ. Đặc biệt nếu không tinh ý hay là một người sành về gỗ các bạn sẽ tưởng như đây là gỗ thật có vân đẹp mắt. Loại gỗ mfc thường có ưu điểm đẹp mắt màu sắc phong phú nên được sử dụng phổ biến để làm đồ nội thất như cửa gỗ công nghiệp mfc, tủ bếp gỗ mfc, giường ngủ hay bàn trang điểm gỗ tự nhiên…

Gỗ mfc chống ẩm: Đây cũng là loại gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm, trong đó đặc tính chống ẩm là đặc trưng nhất. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là gỗ mfc xanh. Khả năng chống ẩm của loại gỗ này xuất phát từ phần kết cấu gỗ sở hữu các hạt hút ẩm giúp bề mặt gỗ luôn được khô thoáng, không bị mủn và có khả năng chống chịu nước. Ngoài ra màu sắc của gỗ mfc chống ẩm này vẫn đẹp và đa dạng như loại gỗ mfc thường. Tuy nhiên loại gỗ này cũng sở hữu trọng lượng nặng hơn so với tấm MFC thường. Phía bên trong loại gỗ này có lõi màu xanh (vì vậy còn được gọi là gỗ mfc lõi xanh). Một số mẫu ván MFC chống ẩm này cũng có tính ứng dụng cao để phục vụ cho việc chế tạo nội thất ở những nơi có độ ẩm cao như vách ngăn vệ sinh, vách nhà vệ sinh, cửa toilet hay tủ gỗ nhà bếp, tủ đựng đồ nhà bếp, bên cạnh đó loại gỗ này cũng được sử dụng để chế tạo loại tủ đựng hồ sơ để giúp bỏ quản tốt các tài liệu bên trong.

So sánh 2 loại gỗ mfc thường và loại gỗ mfc chống ẩm thì gỗ mfc chống ẩm có độ bền tốt hơn bởi khả năng chống ẩm có khả năng chịu nước tốt, không dễ bị mủn hay ảnh hưởng đến chất liệu bên trong. Bên cạnh đó gỗ mfc chống ẩm cũng sở hữu độ cứng và trọng lượng lớn hơn so với ván gỗ mfc thường giúp gia tăng độ bền và khả năng chống chịu lực. Tìm hiểu về gỗ mfc phủ melamine là gì chắc hẳn các bạn sẽ có thêm những lựa chọn phù hợp cho các món đồ nội thất, đồ dùng trong không gian nhà ở của mình.

Phân biệt gỗ công nghiệp mfc với các loại gỗ khác

Như các bạn đã biết, gỗ mfc thuộc nhóm gỗ công nghiệp cùng với MFD và HDF. Không có độ bền và kiểu dáng đẹp như những loại gỗ tự nhiên quý hiếm, tuy nhiên lại có giá thành rẻ hơn cùng kiểu dáng bắt mắt, hiện đại, có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Cùng chúng mình đi tìm hiểu và phân biệt các loại gỗ công nghiệp MDF MFC HDF sau đây:

Phân biệt gỗ mfc và MDF

Quy trình sản xuất:

+ So sánh gỗ MDF và MFC trong quy trình sản xuất, với gỗ mfc có công đoạn và quy trình sản xuất chủ yếu là dùng máy băm nhỏ thân gỗ để tạo thành các dăm nhỏ, sau đó sấy ở nhiệt độ quy định và sàng lọc với các dăm có kích thước khác nhau, công đoạn tiếp theo là trộn lẫn với các chất kết dính, ép sơ bộ sau khi tạo hình và xén cạnh bỏ lỗi các bề mặt rồi mài nhẵn phần bề mặt.

+ Với gỗ MDF: công đoạn sản xuất chủ yếu là quy trình khô và ướt. với bột gỗ được nghiền sau đó trộn cùng với các chất phụ gia và sau đó tiến hành rải cảo thành 2 – 3 tầng, tùy khổ. Trong đó loại gỗ này sẽ thực hiện công đoạn ép 2 lần. Trong đó lần 1 là ép sơ bộ, lần 2 là ép chặt các tầng lại với nhau để tạo phần khuôn gỗ hoàn chỉnh. Cuối cùng trong công đoạn là cắt ván, bo viền rồi xử lý nguội và chà nhám.

Sau khi đã hoàn tất quy trình khô, là đến với quy trình ướt bằng cách nghiền bột gỗ, sau đó được phun nước để vón thành dạng vẩy. Phần vẩy gỗ được ép khô gia nhiệt 1 lần, ván sơ được cán nhiệt lần 2 để ép lại và rút nước. Các công đoạn còn lại được hoàn tất giống như quy trình khô ở phía trên.

Nguyên liệu sản xuất:

+ Các nguyên liệu sản xuất chính của loại gỗ mfc là các cây gỗ như keo, bạch đằng hoặc cao su… Những loại gỗ này có thời gian sinh trưởng ngắn nên tương đối dễ khai thác.

+ Nguyên liệu sản xuất gỗ MDF lại là những mảnh vụn gỗ, nhánh cây, mùn cưa, vỏ bào và dăm gỗ, nguyên liệu có phần nhỏ lẻ hơn và không có chất kết dính bằng gỗ mfc.

Phân biệt gỗ mdf và mfc loại nào tốt hơn các bạn có thể tham khảo từ khâu nguyên liệu của 2 loại gỗ này để có cân nhắc chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Cấu tạo:

+ Gỗ mfc có cấu tạo chủ yếu từ những dăm gỗ có kích thước lớn và sử dụng các chất kết dính có chứa Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí. Ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cấu tạo của loại gỗ này được đánh giá là không hoàn toàn thân thiện với môi trường.

+ Gỗ MDF có cấu tạo từ dăm gỗ hay nhánh cây có kích thước nhỏ, đồng thời cũng không có khả năng kết dính, chính vì vậy mà khả năng chịu lực không tốt, ngoài ra loại gỗ này cũng có khả năng chịu lực thẳng đứng không tốt. Tìm hiểu về gỗ MDF và MFC khác nhau thế nào các bạn có thể thấy rõ về mặt cấu tạo.

Cách nhận biết cơ bản các loại gỗ MDF MFC:

+ Gỗ mfc sở hữu phần cốt ván có phần thô ráp hơn do cấu tạo chủ yếu từ các ván dăm và những sợi liên kết có nhúng keo Melamine. Còn được gọi là gỗ mfc phủ melamine. Độ dày trung bình của loại gỗ này thường trong khoảng từ 18mm và 25mm

+ Gỗ MDF có cốt ván mịn hơn so với ván dăm của MFC nhờ được làm từ sợi gỗ, bột gỗ có kích thước nhỏ. Bên cạnh đó chúng cũng không dễ bị mẻ cạnh.. Độ dày trung bình trong khoảng từ 5mm – 17mm. Có vẻ ngoài mềm mại và nhẹ nhàng hơn. Trên đây là những cách phân biệt cơ bản giữa 2 loại gỗ công nghiệp nếu bạn chưa biết điểm khác biệt của gỗ MDF và gỗ mfc là gì. So sánh gỗ mfc và MDF cái nào tốt hơn và nên dùng gỗ công nghiệp mfc hay MDF các bạn có thể tham khảo các tiêu chí trên đây. Bên cạnh đó so sánh giá gỗ mfc và MDF thì mức giá gần như tương đương nhau.

Phân biệt gỗ mfc và HDF

Quy trình sản xuất:

+ Gỗ mfc có quy trình chế tạo phổ biến từ những máy băm thân gỗ để thành các dăm nhỏ, sau đó được sấy ở một nhiệt độ quy định rồi sàng lịc kích thước và sử dụng chất kết dính, mài nhẵn bề mặt giúp tạo nên thành phẩm.

+ Gỗ HDF có nguyên liệu là bột gỗ và gỗ tự nhiên trong rừng trồng nguyên khối. Sau đó chúng được luộc và sấy khô trong môi trường có nhiệt độ cao ở khoảng 1000 độ C – 2000 độ C. Sau đó gỗ sẽ được xử lý hoàn toàn với nhựa và sấy khô hết nước trên công trình xử lý công nghiệp hiện đại và công nghiệp hóa hoàn toàn. Toàn bộ bột gỗ sẽ được kết hợp với các chất phụ gia giúp làm tăng cường độ cứng của gỗ cùng khả năng chống chịu lực giúp tăng cường trọng lực cho gỗ. Phần bột gỗ cũng được ép dưới áp suất và cường độ cao.

Nguyên liệu sản xuất:

+ Nguyên liệu sản xuất chính của loại gỗ mfc được làm từ những loại gỗ trồng rừng tự nhiên có thời gian sinh trưởng ngắn như bạch đằng, cao và keo..

+ Với gỗ HDF, các nguyên liệu sản xuất tạo thành là bột gỗ và gỗ tự nhiên trong rừng trồng nguyên khối.

Cấu tạo:

Gỗ mfc có cấu tạo chủ yếu từ những dăm gỗ có kích thước lớn và sử dụng các chất kết dính có chứa Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí. Ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cấu tạo của loại gỗ này được đánh giá là không hoàn toàn thân thiện với môi trường.

+ Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp có khung gỗ xương ép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất để tăng cường khả năng chống mối mọt. Từ đó khắc phục các nhược điểm như dễ bị công vênh, giúp giữ được form dáng tốt trong quá trình sử dụng, tăng độ bền sử dụng theo thời gian.

Cách nhận biết cơ bản:

+ Gỗ mfc là loại ván dăm được phủ nhựa Melanine có bề mặt là không được mịn và hơi thô ráp. Các bạn có thể phân biệt thông qua màu sắc của cốt gỗ ván dăm như cốt đen, cốt trắng, cốt chịu ẩm

+ Với gỗ HDF là loại gỗ rất dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, các bạn có thể thấy màu sắc của loại gỗ này toát lên sự đồng nhất. Khi dùng tay để cảm nhận cũng có thể thấy rõ được sự khác biệt cơ bản so với loại gỗ công nghiệp mfc bởi bề mặt nhẵn và mịn hơn cùng với mặt phẳng của gỗ, không bị cong vênh khi chịu lực hay trong quá trình sử dụng.

Gỗ mfc có bền không?

Gỗ mfc là loại gỗ công nghiệp được nhiều người tin dùng và được chế tạo làm các đồ nội thất như giường, tủ, kệ đựng, bàn trang điểm, bàn tại các trường học, bàn hội nghị.. Nếu so sánh với các loại gỗ cổ thụ và loại hỗ quý hiếm có độ bền không bằn. Tuổi thọ sử dụng của loại gỗ công nghiệp mfc thường kéo dài trong khoảng từ 5 – 10 năm nếu biết bảo quản.

Ưu điểm của gỗ mfc:

+ Đây là loại gỗ có khả năng chống cong vênh, mối mọt và chống bong tróc tương đối tốt, nhờ đó được xem là yếu tố cần thiết để giúp gia tăng độ bền sử dụng.

+ Có khả năng chống ẩm tương đối tốt, điều mà nhiều người vẫn thường lầm tưởng là ở loại gỗ công nghiệp không có được. Cũng nhờ ưu điểm này mà gỗ mfc được xem là phù hợp sử dụng ở nơi có nhiệt độ nóng ẩm đặc trưng như tại đất nước ta.

+ Gỗ mfc cũng gia tăng khả năng cách âm với trọng lượng tương và độ dày tương đối nên thích hợp làm vách ngăn cho phòng ở hay làm cửa ra vào, cửa sổ. Đi kèm với khả năng cách âm là khả năng cách nhiệt tốt.

+ Mang đến cho bạn sự lựa chọn đa dạng với bảng màu phong phú khác nhau, ngoài các màu cơ bản còn có cả các loại màu giả vân gỗ và kim loại tương đối đặc sắc.

+ Dễ dàng vệ sinh sạch sẽ nhờ bề mặt phẳng.

+ Giá thành rẻ và có tính ứng dụng tương đối cao trong công nghiệp nội thất cũng như sử dụng đời sống hàng ngày. Được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những ai muốn lựa chọn gỗ nội thất có giá thành rẻ nhưng tích hợp nhiều ưu điểm cần thiết. Nếu chưa biết về những ưu điểm của gỗ mfc phủ melamine là gì trong việc chọn mua thì những ưu thế trên đây sẽ là các tiêu chí phù hợp để các bạn có thể cân nhắc.

Nhược điểm của gỗ mfc

+ Mặc dù sở hữu ưu điểm là khả năng chống ẩm nhưng khả năng chịu nước của gỗ mfc là tương đối thấp. Đặc biệt chúng sẽ dễ bị bung và hở ván nếu như phải tiếp xúc với mặt nước lâu ngày.

+ Xét phần bề mặt của loại gỗ này được đánh giá là không chân thật và chuẩn xác bằng các loại gỗ tự nhiên, kiểu dáng có phần hoa mỹ hơn.

+ Có sự hạn chế nhất định về độ dày cũng như khả năng chịu mài mòn không được tốt. Cũng bởi những nhược điểm đặc trưng này mà loại gỗ có độ bền kém hơn so với những loại gỗ tự nhiên như gỗ lim. gỗ hương hay gỗ gõ đỏ

Báo giá gỗ mfc

Như các bạn đã biết gỗ mfc thuộc nhóm gỗ công nghiệp có giá thành tương đối phải chăng, được sử dụng tương đối phổ biến trong nhịp sống hiện đại giúp tô điểm đẹp cho đồ nội thất  trong không gian phòng ở và là sự thay thế cho các loại gỗ tự nhiên đang dần khan hiếm do khai thác không có chủ trương. Nếu bạn có dự định mua đồ nội thất từ gỗ mfc và muốn tham khảo gỗ mfc giá bao nhiêu thì có thể xem các báo giá cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết:

+ Loại gỗ mfc dày 12mm sẽ có mức giá trung bình khoảng 300k (khổ 1m22 x 2m44)

+ Gỗ mfc dày 18mm có mức giá trong khoảng 320k (khổ 1m22 x 2m44)

+ Gỗ mfc dày 25mm có mức gúa trung bình trong khoảng 450k (khổ 1m22 x 2m44)

Bên cạnh đó gỗ mfc cũng được định giá thông qua màu sắc và vân gỗ:

+ Gỗ mfc màu xám/ màu trắng là 280k ( khổ 1m22 x 2m44)

+ Gỗ mfc màu vân gỗ có giá là 450k.( khổ 1m22 x 2m44)

Một số mẫu giá gỗ mfc chống ẩm có phủ lớp sơn bóng hay Melamine cũng có mức giá cao hơn so với các loại gỗ mfc nguyên bản.

Bên cạnh đó tùy vào nhu cầu thi công đồ nội thất với gỗ mfc mà báo giá sẽ có sự khác biệt như một số loại bàn họp gỗ mfc hay các loại giường gỗ mfc An Cường…

Rong Ba Group là đơn vị thiết kế thi công nội thất Biệt thự, Nhà phố, Chung cư, Văn phòng, vv…  Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các chuyên gia thiết kế sẽ tư vấn cho bạn thông tin chi tiết vật liệu gỗ công nghiệp cũng như gỗ tự nhiên, cập nhật những phong cách nội thất thời thượng, tư vấn những ý tưởng bố trí nội thất sáng tạo, đảm bảo về công năng sử dụng và các yếu tố phong thủy trong thiết kế nội thất nhà đẹp để đem đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình. 

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay cần tư vấn về thiết kế – thi công nội thất, hãy liên hệ với Rong Ba Group tại Hotline hoặc để lại thông tin để được tư vấn nhé!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin