Gỗ mdf là gì

Gỗ MDF ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất tạo nên nét đẹp độc đáo và sang trọng cho sản phẩm. Ván MDF phù hợp cho các công trình với mật độ chịu lực vừa phải như nhà ở, các cửa hàng nhỏ hay những công trình nội thất đơn giản.

Vậy, gỗ mdf là gì? Gỗ MDF có tốt không? Để giúp quý khách biết rõ điều này ngay bây giờ hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dòng gỗ mdf là gỗ gì?

MDF là chữ viết tắt của Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng thực tế MDF là tên gọi chung của ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tủ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard).

Đúng như cái tên của nó, loại ván gỗ công nghiệp này có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình, đặc hơn các loại gỗ ván dăm nhưng không bằng các loại gỗ cao cấp HDF. Loại này thuộc phân khúc phổ thông phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng cơ bản hiện nay.

Cấu tạo của ván gỗ mdf là gì?

Cấu tạo cơ bản của một tấm ván ép MDF bao gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, sáp chống ẩm, chất bảo vệ, bột trộn vô cơ. Các thành phần được nén ép dưới áp lực đạt tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3. Bột gỗ ở dạng khá mịn. Tuy nhiên, vẫn còn các dăm gỗ trong kết cấu kết hợp với bột độn đem lại độ cứng chắc tương đối cao cho loại ván công nghiệp này. Sáp chống ẩm và các chất bảo vệ chống mối mọt, nấm mốc giúp gỗ ván MDF không bị hư hại trong nhiều điều kiện sử dụng.

Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MDF là 1.2 – 2.4 m với nhiều độ dày khác nhau từ 2.3mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm, 5.5mm, 6.0mm, 15.0mm, 19.0mm, 25.0mm…. đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Gỗ MDF có bề mặt nhẵn, phẳng và có cấu trúc tinh thể đồng nhất mang màu rơm nhạt. Tùy theo mục đích sử dụng khi sản xuất người ta sẽ ép tấm gỗ MDF thành các lớp có màu sắc độc đáo khác nhau như xanh lá cây của gỗ chống ẩm hay màu đỏ – gỗ chịu hóa chất.

Gỗ công nghiệp MDF được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến trên thế giới không chỉ ở giá thành ổn định mà còn do tính năng của bề mặt rất phong phú. Gỗ MDF có thể kết hợp với hơn 80 mã màu laminate cùng 200 màu melamine mang lại nét đẹp thẩm mỹ đa dạng, ấn tượng cho sản phẩm.

Ưu điểm của dòng gỗ mdf là gì?

Là vật liệu thân thiện và được ứng dụng rộng rãi, gỗ MDF có nhiều đặc điểm khiến khách hàng rất ưa chuộng. Để biết MDF có tốt không thì hãy điểm qua một số ưu điểm của loại vật liệu này như sau:

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Được cấu tạo từ những tấm gỗ vụn và cành cây, ngọn cây nên gỗ công nghiệp MDF là giải pháp thân thiện với môi trường rừng, tiết kiệm được nguyên liệu tự nhiên.
  • Do tận dụng được nguồn nguyên liệu nên giá thành của loại ván này cũng rất phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
  • Sản lượng dồi dào và luôn có sẵn phục vụ khách hàng bất kỳ thời điểm nào.
  • Có khả năng chống mối mọt tốt, không bị hư hại bởi côn trùng.
  • Tấm ván khá nhẵn mịn dễ dàng sơn, dán, in lớp trang trí lên bề mặt tạo độ đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau.

Có thể thấy, gỗ MDF có khá nhiều ưu điểm phù hợp với nhu cầu khách hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó loại gỗ ván ép công nghiệp này cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Nhược điểm của gỗ MDF

  • Nhìn vào mặt bằng chung thì ván gỗ ép MDF khả năng chịu nước chưa cao. Nếu để ngâm nước trong thời gian dài sẽ dễ bị trương nở ván, gây cong vênh.
  • Độ đặc chỉ ở mức độ trung bình nên khả năng chịu lực còn hạn chế, không chịu được va đập mạnh dễ bị lõm bề mặt.
  • Không có tính dẻo dai nên không làm được các đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.

Nhìn chung, không có vật liệu nào là hoàn hảo, chúng có ưu điểm cũng có nhược điểm. Tùy vào nhu cầu của người dùng mà đôi khi không cần chọn loại vật liệu tốt nhất chỉ cần chọn loại phù hợp là được.

Ứng dụng trong thiết kế nội thất nhà ở của gỗ mdf là gì?

Ngoài không gian văn phòng, gỗ MDF cũng hiện diện khắp mọi phòng chức năng trong nhà ở, nhất là tại các căn hộ chung cư hiện đại. Loại gỗ công nghiệp này được sử dụng để sản xuất nội thất phổ biến như giường ngủ, bàn ghế, tủ quần áo, vách ngăn…

Giường 

Các mẫu giường làm từ gỗ MDF đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, tối giản. Giường gỗ công nghiệp mang lại cho không gian phòng ngủ vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch. Giá thành sản phẩm phải chăng hơn nhiều so với giường gỗ tự nhiên. 

Tủ quần áo

Đây là món nội thất thiết yếu đối với mỗi gia đình. Tủ quần áo thường được làm bằng chất liệu gỗ. Để tiết kiệm chi phí, nhiều người chọn mua tủ gỗ công nghiệp. Hiện nay, tủ gỗ MDF rất được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của phần lớn người tiêu dùng; chất lượng và độ bền tương đương gỗ tự nhiên. Thậm chí, tủ gỗ công nghiệp còn được trang bị thêm những tính năng ưu việt như chống cong vênh, co ngót, mối mọt…

Tủ bếp

Tủ bếp là một trong những ứng dụng phổ biến của gỗ công nghiệp MDF. Với không gian phòng bếp – nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, những ưu điểm vượt trội của gỗ như chịu nhiệt, chịu ẩm mốc, có khả năng kháng mối mọt, cong vênh… càng phát huy tác dụng. Để đảm bảo độ bền đẹp cho sản phẩm, cần hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với nước vì đây là yếu điểm của gỗ MDF.

Vách ngăn phân chia không gian

Vách ngăn là chi tiết vô cùng hữu ích và quan trọng đối với những không gian nhỏ hẹp. Ngoài vách ngăn kim loại, vách kính cường lực, nhiều gia đinh hiện nay chuộng sử dụng vách ngăn gỗ công nghiệp để phân tách các khu vực chức năng. Gỗ MDF dễ gia công hơn gỗ tự nhiên nên có thể mang đến cho người dùng sản phẩm với màu sắc bắt mắt, kiểu dáng hiện đại, độc đáo.

Tủ kệ tivi

Được làm bằng gỗ công nghiệp MDF, tủ kệ tivi đa dạng về màu sắc và kiểu dáng. Từ đó, tạo điểm nhấn trang trí hút mắt cho không gian phòng khách, phòng ăn và thậm chí là cả phòng ngủ.

Sàn gỗ MDF

Loại vật liệu lát sàn này sở hữu nhiều ưu điểm như màu sắc đa dạng, dễ bám sơn, vecni, thi công nhanh và giá thành phải chăng. Gỗ MDF được sử dụng để lát sàn, ốp lát bậc cầu thang. Nhược điểm lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp là khả năng chịu nước kém nên chỉ phù hợp với không gian nội thất, những nơi ít tiếp xúc với nước.

Cửa gỗ MDF

Cửa gỗ công nghiệp MDF được xem là lựa chọn hàng đầu hiện nay bởi những ưu điểm nổi trội như vận hành êm ái, ít bị cong vênh, mối mọt, chống ẩm tốt và giá thành rẻ hơn so với cửa gỗ tự nhiên. Tuổi thọ của cửa gỗ công nghiệp cũng khá cao, từ 10-40 năm tùy từng dòng cửa cũng như cách bạn sử dụng, bảo trì.

Chọn gỗ MDF trong thiết kế nội thất nhà ở cần lưu ý gì?

Các sản phẩm nội thất làm từ gỗ công nghiệp MDF hiện rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Để chọn được món đồ bền đẹp, phù hợp với không gian sống nhà mình, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Nắm rõ ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp hiện nay có khá nhiều loại như MFC, HDF, MDF, gỗ Acrylic… Tất cả các loại gỗ này đều được sử dụng để làm sàn nhà, tủ quần áo, bàn ghế, giường, kệ. Do đó, trước hết bạn cần xác định rõ loại gỗ mình muốn sử dụng. Chẳng hạn, nếu muốn sử dụng nội thất gỗ MDF, bạn cần tìm hiểu kỹ những ưu nhược điểm của vật liệu này.

Lưu ý độ dày của gỗ MDF

Gỗ công nghiệp được sản xuất với nhiều độ dày khác nhau, phổ biến là 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. Người thiết kế sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng của sản phẩm chế tạo để chọn tấm gỗ có độ dày phu hợp. Ván gỗ có độ dày càng lớn thì độ bền càng cao, tăng cường khả năng chịu lực. Ví dụ, sàn gỗ công nghiệp thường được thiết kế với hai loại độ dày là 8mm và 12mm. Kinh nghiệm cho thấy, bạn nên chọn loại 12mm dày dặn hơn, chắc chắn hơn.

Họa tiết, màu sắc và bề mặt vân gỗ phù hợp

Màu sắc vân gỗ công nghiệp nên được lựa chọn phù hợp với sản phẩm nội thất, không gian chức năng cụ thể cũng như kích thước của căn phòng. Chẳng hạn, với phòng ngủ, bạn nên chọn sàn gỗ, giường gỗ hoặc tủ quần áo có họa tiết vân gỗ đơn giản, màu sắc trung tính nhẹ nhàng để tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu nhất cho người dùng. Sàn gỗ công nghiệp tông màu quá đậm, đường vân dày có thể sẽ khiến căn phòng nhỏ càng thêm bí bức, chật chội.

Bạn cũng nên tránh chọn nội thất gỗ MDF màu sắc quá tương phản với phông nền tổng thể vì rất dễ phản tác dụng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung của căn phòng. Thay vì thế, nên chọn màu sắc tương đồng hoặc tương phản vừa phải với các đồ nội thất khác trong phòng.

Riêng với vật liệu lát sàn, các chuyên gia nội thất khuyên rằng, bạn không nên dùng loại gỗ MDF có bề mặt trơn bóng bởi có thể sẽ gây chói mắt và dễ trơn trượt cho người dùng. Đặc biệt, những gia đình có người già, trẻ nhỏ tuyệt đối tránh xa loại sàn gỗ công nghiệp trơn bóng này. 

Khi chọn sàn gỗ nên đảm bảo bề mặt gỗ được xử lý sơn phủ chống trầy xước. Các mẫu sàn gỗ công nghiệp có bề mặt gần giống gỗ tự nhiên hiện rất được ưa chuộng. Với bề mặt sần nhàm vừa phải sẽ giúp hạn chế trơn trượt, đồng thời tạo cảm giác ấm áp, thư giãn cho gan bàn chân.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan tới gỗ mdf là gì, gỗ mdf được ứng dụng như thế nào trong thiết kế nội thất nhà ở. Tùy vào điều kiện cụ thể về tài chính, phong cách thiết kế, bạn sẽ chọn được những món nội thất phù hợp nhất làm từ chất liệu này. Hãy liên hệ Rong Ba Group ngay hôm nay để được tư vấn báo giá các sản phẩm liên quan đến gỗ mdf và bất kỳ dòng gỗ nào tại showroom của chúng tôi.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin