Gỗ mdf có tốt không

Với sự phát triển của công nghệ sản xuất có rất nhiều loại gỗ công nghiệp ra đời thay thế cho gỗ tự nhiên. Trong số đó, gỗ MDF được khá nhiều người dùng nhóm phổ thông ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Vừa giúp giảm thiểu tác động đến môi trường rừng vừa đáp ứng được nhu cầu giá rẻ cho người dùng. Vậy chính xác gỗ công nghiệp MDF là gì? Loại gỗ mdf có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Gỗ MDF là gì?

MDF là chữ viết tắt của Medium Density Fiberboard, vậy chất liệu gỗ MDF là gì? Chúng ta có thể hiểu theo tiếng Việt nghĩa là những tấm ván có tỷ trọng dày trung bình. Thành phần chính tạo nên gỗ MDF là các loại gỗ tự nhiên hoặc được tận dụng từ các xưởng gỗ như mảnh vụn, nhánh cây vv… Chúng được đập nhỏ, nghiền nát bằng máy, tạo thành các sợi gỗ nhỏ. Sau đó sợi gỗ được đưa vào bồn để rửa trôi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa còn sót lại, rồi đưa vào máy trộn có sẵn keo và các chất kết dính chuyên dụng dùng nhiệt để nén thành nguyên tấm ván gỗ sử dụng trong việc sản xuất đồ nội thất.

Gỗ MDF có bề mặt phẳng nhẵn, có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt. Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1m2 x 2m4 với nhiều độ dày khác nhau. Vì thế đây chính là nguyên liệu rất linh hoạt và thuận tiện khi sử dụng chế tác nhiều món đồ dùng khác nhau. Loại gỗ này thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho nên bề mặt gỗ thường sẽ kết hợp với nhiều loại vật liệu khác chuyên làm bề mặt để tạo ra những màu sắc và mẫu mã khác nhau. Cụ thể, ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian nội thất. Loại cốt gỗ này cũng có thể kết hợp với veneer nhân tạo hoặc veneer gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ tần bì vv… hoặc gỗ mdf phủ melamine để mang lại nét hiện đại và sang trọng cho các sản phẩm nội thất. Ngoài ra, một số vật liệu bề mặt công nghiệp khác như poly, men trắng, acrylic, giấy keo vv… cũng có thể kết hợp với cốt ván MDF để tạo nên thành phẩm.

Quy trình sản xuất gỗ mdf tốt không?

Quy trình sản xuất gỗ MDF trải qua khá nhiều giai đoạn, công nghệ sản xuất. Có thể ứng dụng quy trình khô hoặc quy trình ướt để cho ra thành phẩm.

Quy trình khô

Sau khi thu hoạch, gỗ được nghiền vụn. Sau đó, trộn chung với keo và phụ gia trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo được trải ra thành các tầng theo kích thước quy chuẩn của nhà sản xuất. Sau đó,  ván MDF được đưa qua máy ép gia nhiệt thực hiện ép nhiều lần. Nhiệt độ trong quá trình ép có chức năng làm nước dư bốc hơn và làm keo kết dính hóa rắn từ từ. Kết thúc quá trình ép ván gỗ MDF được xuất ra cắt bỏ phần biên dư thừa, xử lý chà nhám bề mặt rồi phân loại.

Quy trình ướt

Ngược lại với quy trình kho, bột gỗ ban đầu được phun nước làm ướt kết vón thành dạng vẩy. Sau đó, được cào rải đưa lên mâm ép. Lần ép đầu tiên ép đến khi đạt độ dày sơ bộ. Tiếp theo, được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao như quá trình sản xuất giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra. Gỗ công nghiệp MDF thành phẩm sau khi hoàn thiện ép cũng được chà nhám bề mặt và phân loại.

Phân loại gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được làm từ nhiều loại bột gỗ cũng như được kết dính bằng nhiều loại keo và các chất phụ gia khác nhau.

Gỗ MDF hiện nay có khá nhiều loại cho người dùng lựa chọn. Tùy vào công nghệ sản xuất, người ta có thể chia thành các loại phổ biến sau.

Ván gỗ MDF thường

Phổ biến nhất là loại gỗ tấm MDF thường. Tất cả những tấm ván ép này với đặc điểm dễ nhận biết là có màu trắng đục tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng rộng rãi vì giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng. Để đáp ứng tính thẩm mỹ, tấm gỗ còn được phủ lớp sơn PU hoặc các bề mặt trang trí từ gỗ Melamine hoặc Laminate để mang lại vẻ đẹp thời thượng hơn. Vậy Melamine là gì? MDF phủ Melamine là lớp phủ bề mặt được sử dụng phổ biến cho các loại ván gỗ công nghiệp hiện nay. Gỗ MDF loại thường khá bền nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Gỗ An Cường cũng phân phối dòng ván này.

Gỗ ván MDF chống ẩm

Ván MDF chống ẩm sẽ được tăng thành phần sáp hoặc keo chịu ẩm để đáp ứng được khả năng chịu nước cho vật liệu. Một yếu tố quan trọng nữa để tạo nên khả năng chịu nước tốt cho loại ván gỗ công nghiệp này là lực nén ép cao. Lực nén ép càng cao thì tỷ lệ gỗ ép càng đặc, khoảng trống càng ít sẽ hạn chế nước xâm nhập thường được lắp đặt ở những nơi có khả năng tiếp xúc thường xuyên với nước như tủ bếp, cửa nhà tắm, cửa nhà vệ sinh,… Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại gỗ ván ép hàng giả, hàng nhái đưa ra những thông tin không chính xác và chưa được xác minh để quảng cáo cho loại gỗ MDF chống ẩm này. Cách tốt nhất để kiểm chứng vật liệu gỗ này là bạn nên ngâm loại gỗ này trong nước để xem độ trương nở của vật liệu. Độ nở càng cao chứng tỏ khả năng chịu nước càng kém. 

Gỗ ván MDF chống cháy

Với loại ván chống cháy ngoài thành phần cấu tạo cơ bản của tấm gỗ công nghiệp, ván MDF còn được thêm các phụ gia chống cháy vào để làm giảm khả năng bắt lửa và cháy lan của vật liệu. Thực tế, ván ép gỗ MDF chống cháy không thể hoàn toàn chống cháy mà chỉ làm giảm khả năng bắt lửa, giảm khói độc phát ra kéo dài thời gian cho người dùng kịp thoát ra ngoài. Không có một loại gỗ nào có thể không cháy trong lửa. Do vậy, con người chỉ có thể phát minh ra những vật liệu gỗ có khả năng hạn chế rủi ro bắt lửa để nâng cao tính an toàn khi sử dụng. Loại ván ép công nghiệp này được ứng dụng phổ biến làm cửa, vách ngăn chống cháy ở các khu vực đông người như khách sạn, các tòa văn phòng cao ốc, dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí,…

Loại gỗ mdf có tốt không?

Tùy vào công nghệ sản xuất sẽ đem đến những loại vật liệu gỗ có độ bền khác nhau. Nếu quy trình sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt khi xử lý gỗ và độ nén ép cao thì chắc chắn tấm ván sẽ có độ bền lâu hơn. Thông thường, gỗ là loại vật liệu khá bền bỉ nên khi sử dụng bạn cũng không nên quá lo lắng về tuổi thọ của các tấm ván MDF. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng loại vật liệu cao cấp có tuổi thọ lâu bền hơn bạn có thể tham khảo loại ván ép gỗ HDF, nhưng chất lượng cũng đi kèm với giá thành sẽ cao hơn.

Đây là một loại gỗ được dùng khá phổ biến tuy nhiên nó cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Chúng ta hãy cùng phân tích để xem gỗ mdf có tốt không? Gỗ mdf có bền không khi chọn lựa thiết kế những sản phẩm nội thất thích hợp nhất:

Ưu điểm

  • Trải qua quá trình xử lý khá kỹ và được gia cố chắc chắn nên không bị cong vênh, mối mọt và co ngót như gỗ tự nhiên.
  • Khi được xử lý xong thì có bề mặt phẳng, dễ dàng thi công thành những sản phẩm nội thất.
  • Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Chế tác đa dạng các sản phẩm nội thất, có khả năng thích hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau ( bởi loại gỗ này dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như veneer, acrylic, melamine, laminate vv…)
  • Đây là sản phẩm có số lượng sản xuất lớn, dễ tìm kiếm và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người cao.

Nhược điểm

  • Được gia công kết dính bằng các loại keo vì vậy loại gỗ này có khả năng chịu nước kém, tránh ngâm nước trong thời gian dài
  • Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên vì suy cho cùng độ kết dính của loại gỗ này là nhân tạo.
  • Không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên.

So sánh gỗ mfc và mdf cái nào tốt hơn?

Hai loại gỗ này đều có điểm chung đó là sử dụng gỗ tự nhiên để làm cốt gỗ, được tạo ra bằng phương pháp công nghiệp, tuy nhiên chúng vẫn mang những đặc tính khác nhau để người dùng có thể phân biệt và cân nhắc lựa chọn. Để trả lời câu hỏi xem loại gỗ nào tốt thì phải tùy vào mục đích sử dụng cũng như điều kiện tài chính của bạn, cụ thể như chúng ta có thể căn cứ vào một số yếu tố so sánh sau:

  • Xét về cách tạo thành hai tấm gỗ này thì gỗ MFC được băm nhỏ tạo thành dăm gỗ trộn với keo chuyên dụng rồi ép dưới nhiệt độ và áp suất để hoàn thiện thành ván gỗ công nghiệp. Còn với gỗ MDF thì những cành cây, nhánh cây đưa vào máy nghiền nát thành sợi vô cùng nhỏ rồi trộn với keo đặc chủng để tạo thành những tấm ván.
  • Bề mặt của hai loại gỗ này đều có thể tạo màu sắc đa dạng bằng cách dán thêm các lớp phủ bên ngoài. Tuy nhiên khả năng chống ẩm của gỗ MDF lại cao hơn gỗ MFC cũng vì thế mà xét về giá thành thì gỗ MDF sẽ cao hơn giá gỗ MFC.
  • Trong điều kiện trong nhà thì hai loại gỗ này đều có thể sử dụng để làm đồ nội thất và có độ bền cao. Còn đối với môi trường ẩm ướt thì nên sử dụng những loại như MFC chống ẩm và gỗ MDF chống ẩm.

Ứng dụng của gỗ mdf có tốt không, có đa dạng?

Việc ứng dụng ván gỗ MDF phụ thuộc nhiều vào thành phần bột gỗ, các chất kết dính, phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng. Ván MDF phủ veneer, melamine, laminate thường được dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình. Có thể kể đến một số sản phẩm thông dụng như bàn ăn thông minh, bàn làm việc – bàn học thông minh, giường ngủ, tủ quần áo. kệ tivi, cửa gỗ, sàn gỗ, tủ bếp… Tất cả những món đồ này có thể dùng cho văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng vv…hay những căn hộ chung cư từ bình dân đến cao cấp. Với một số dòng gỗ MDF có thành phần sợi gỗ pha phụ gia chống ẩm thì được dùng để làm sản phẩm ngoài trời, đặc biệt là những nơi thường xuyên ẩm ướt, chịu tác động của thời tiết mưa, nắng vv…

Có thể nói, ván gỗ công nghiệp đã trở thành vật liệu hiện đại thay thế cho các loại gỗ tự nhiên, thay đổi thói quen người dùng. Gỗ MDF là một trong những loại ván gỗ ép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này của Rong Ba Group, bạn sẽ có những đánh giá và lựa chọn đúng đắn nhất khi lựa chọn đồ nội thất từ gỗ ép công nghiệp cho gia đình mình!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin