Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp có thành phần gỗ tự nhiên chiếm hơn 85%, các nguyên liệu còn lại là các chất phụ gia để tăng cường chất kết dính và độ đàn hồi nhất định. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn mua đồ nội thất như tủ, bàn, giường ngủ bằng gỗ với các tiêu chí phù hợp và tiết kiệm chi phí thì gỗ HDF được xem là sự lựa chọn phù hợp. Cùng tham khảo bài viết về gỗ hdf dưới đây và một số thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây nhé!
Gỗ hdf là gì?
Khái niệm High Density Fiberboard (HDF) được hiểu là gỗ sợi mật độ cao. Gỗ HDF còn có tên gọi khác là tấm ván ép HDF được tạo thành bởi 80 – 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia tạo độ cứng và chất kết dính gỗ.
Gỗ công nghiệp lõi HDF đều đặt tiêu chuẩn E1. Đây là tiêu chuẩn đảm bảo về độ bền, độ cứng và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe. Tùy thuộc nguyên liệu đầu vào mà lõi của gỗ có thể là màu xanh hoặc trắng. Chất lượng gỗ không bị ảnh hưởng bởi màu lõi gỗ.
Thành phần cấu tạo của gỗ hdf là gì
Gỗ công nghiệp hdf được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên (thành phần gỗ tồn tại dưới dạng bột hoặc sợi nhỏ). Phần còn lại chất kết dính (thường là keo UF) và 1 số chất phụ gia như Parafin, chất làm cứng,….
Đặc điểm của gỗ hdf là sử dụng bột gỗ lấy từ các loại cây rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, cây thông,…. Tuy nguồn nguyên liệu đầu vào tương tự như ván mfc và ván mdf nhưng do kích thước nguyên liệu nhỏ hơn và được nén ép dưới áp suất và nhiệt độ cao hơn nên gỗ hdf bền và cứng hơn các loại gỗ khác rất nhiều.
Lịch sử
Năm 1898, một loại ván tương tự gỗ hdf được sản xuất lần đầu tiên tại Anh bằng cách ép nóng giấy phế liệu. Đến năm 1890, một loại ván sợi mật độ thấp dùng trong xây dựng có cấu tạo tương tự ván được sản xuất tại Canada. Đầu những năm 1920, công nghệp ép bột gỗ ướt dưới nhiệt độ và áp suất cao được cải tiến đã cho ra đời những sản phẩm ván sợi mật độ cao hơn.
Đặc điểm, tính chất của gỗ HDF
Màu của gỗ (vàng, nâu) là màu đặc trưng của gỗ công nghiệp hdf tiêu chuẩn.
Tỷ trọng trung bình của ván HDF từ 800 – 1040kg/m3.
Ván HDF tương đối nặng do có mật độ cao.
Quy trình sản xuất ván HDF
Gỗ tự nhiên nguyên khối được đưa về luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao từ 1000 – 2000 độ C. Với dây truyền xử lý hiện đại và công nghiệp hóa hoàn toàn, gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Chất lượng gỗ được đảm bảo cùng thời gian xử lý nhanh chóng.
Bột gỗ sau khi được xử lý sẽ được kết hợp với các chất phụ gia nhằm làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó chúng được ép dưới áp suất cao (850 – 870kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF. Ván gỗ này thường có kích thước là 2.000mm x 2.400mm, độ dày từ 6mm – 24mm. Ngoài ra theo yêu cầu còn có thể có những kích thước khác.
Sau khi các tấm ván HDF được xử lý bề mặt sẽ chuyển sang dây truyền cắt theo kích thước được thiết kế định hình. Các tấm ván này sẽ được phủ tạo lớp vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt này thường là Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp trong suốt. Màu sắc và vân gỗ sẽ luôn được ổn định và bảo vệ tốt bề mặt với sự kết hợp này.
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp hdf
Ưu điểm
Chống ẩm tốt
Đây là một trong những dòng gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm tốt, cả 2 loại gỗ HDF trên thị trường hiện nay bao gồm HDF siêu chống ẩm và gỗ HDF Black siêu chống ẩm đều thực hiện tốt được chức năng này. Nhờ khả năng chống ẩm tốt nên loại gỗ này có tính ứng dụng cao trong thi công gỗ ở không gian trong nhà và ngoài trời. Bên cạnh đó thích hợp để làm đồ gỗ nội thất trong không gian ẩm như nhà bếp, nhà tắm hay sân thượng. Tính năng chống ẩm của loại gỗ này cũng được đánh giá là rất phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam. Đặc biệt là trong ứng dụng làm cửa gỗ công nghiệp hdf, cửa gỗ nhà vệ sinh.
Chống trầy xước
Thuộc về ưu điểm trong công nghệ chế tạo, loại gỗ này khắc phục được những nhược điểm thường thấy của một số dòng gỗ tự nhiên đó là khả năng chống trày xước, nhờ đó phần nào gia tăng độ bền cho sản phẩm. Cũng nhờ ưu điểm chống trày xước này mà chúng có tính ứng dụng cao khi làm bàn ghế, bảng tại trường học hoặc gỗ hdf an cường làm bàn ghế đồ nội thất văn phòng. Thông thường gỗ HDF cũng được phủ một lớp bóng để tăng cường chống trầy xước tối ưu.
Cách âm cách nhiệt tốt
Bề mặt gỗ không dày như gỗ công nghiệp MFC nhưng gỗ HDF lại sở hữu ưu điểm được đánh giá cao đó là khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Vì vậy chúng có tính ứng dụng cao trong việc lát sàn nhà, vách ngăn hay gia tăng khả năng cách âm cho phòng karaoke, rạp chiếu phim hoặc tại các khách sạn hay các không gian phòng học, nhà ở hoặc tại văn phòng. Cùng với khả năng cách âm là khả năng cách nhiệt tốt nên thích hợp sử dụng để làm cửa sổ dưới dạng gỗ công nghiệp hdf.
Khả năng chịu trọng tải lớn
Một ưu điểm khác của dòng gỗ này chính là độ cứng cao từ đó giúp tăng cường khả năng chịu trọng tải lớn giúp tăng cường độ bền nhất định cho loại gỗ này. Điều này cũng phần nào giúp ích trong quá trình di chuyển hay làm giá treo, giá đựng đồ. Một số nhà có diện tích khiêm tốn có thể tham khảo các loại kệ tủ hay bàn trang điểm đính tường có chất liệu gỗ công nghiệp hdf vừa giúp tiết kiệm diện tích lại tăng cường tối đa khả năng chịu lực khi treo trên tường.
Khả năng bắt vít tốt
Nhờ độ cứng và khả năng chịu trọng lực tốt nên loại gỗ này cũng được tăng cường khả năng bắt vít, vì vậy thích hợp để làm kệ đựng đồ treo tường, tủ treo tường, bàn phấn treo trường… Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng bắt vít của loại gỗ công nghiệp này.
Bề mặt gỗ nhẵn mịn mang tính thẩm mỹ cao
Với đặc trưng của loại gỗ này khá bóng mịn nhờ đó mang đến tính thẩm mỹ cao cùng bề mặt phẳng và nhẵn sẽ giúp dễ dàng hơn trong quá trình thao tác sơn hoặc ép các bề mặt trang trí lên phía trên như các lớp phủ bóng hoặc melamine, laminate, veneer ( cửa gỗ HDF Vener)… Bề mặt gỗ hdf nhẵn mịn cũng là một trong những ưu điểm lớn để dễ dàng tạo hình theo mong muốn.
Thân thiện với sức khỏe và môi trường
Sở hữu nguyên liệu và cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, các thành phần còn lại là chất phụ gia nên đây là loại gỗ an toàn và thân thiện vơí môi trường cũng như sức khỏe của người sử dụng. Không gây mùi khó chịu như một số loại gỗ gia công và sử dụng nhiều hóa chất khác.
Giá thành rẻ
So với một số dòng gỗ cao cấp khác như gỗ lim hay gỗ gõ đỏ, gỗ hương thì đồ bền và tính tự nhiên là không bằng nhưng gỗ hdf sở hữu nhiều ưu điểm trong nhu cầu sử dụng hàng ngày. Vì vậy được xem là giải pháp kinh tế nếu bạn muốn lựa chọn đồ nội thất tiết kiệm chi phí với nhiều tính năng cần thiết.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm dễ nhận thấy thì gỗ công nghiệp hdf cũng có một số nhược điểm dễ nhận thấy trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên các bạn cũng có thể phần nào khắc phục bằng cách lưu ý trong việc bảo quản sao cho phù hợp với tính chất của loại gỗ công nghiệp này.
Khó phân biệt bằng mắt thường
Bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn loại gỗ hdf với một số loại gỗ công nghiệp khác bởi chúng có bề ngoài khó phân biệt bằng mắt thường, màu sắc cũng không cố định mà tương đối đa dạng. Chính vì vậy khi mua các bạn cần lưu ý để tránh bị các cơ sở kém uy tín bán loại gỗ công nghiệp kém chất lượng hoặc loại gỗ HDF chưa đạt tiêu chuẩn nhé!
Giá cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp
So với các loại gỗ tự nhiên quý hiếm khác thì tất nhiên giá thành của HDF được đánh giá là phải chăng và kinh tế hơn, tuy nhiên so với một số dòng gỗ công nghiệp khác cao hơn. Nếu các bạn có nhu cầu chọn mua đồ nội thất trong phân khúc đồ gỗ công nghiệp thì có thể cân nhắc nhé!
Chỉ cố định thi công ở dạng phẳng
Với dòng gỗ công nghiệp HDF các bạn sẽ không thể lựa chọn thi công bằng cách tạo hình , uốn tròn hay thi công ở dạng panel bởi tính chất của loại gỗ này ở dạng phẳng, nhẵn mịn, khó gọt dũa mềm mại và tạo hình tỉ mỉ như mong muốn. Ngoài thi công ở dạng phẳng thì thích hợp thi công khi kết hợp cùng với nẹp. Vì vậy mà việc tạo hình theo mong muốn với gỗ HDF cũng có phần hạn chế hơn.
Cách bảo quản ván gỗ hdf
Tránh tiếp xúc với nước.
Sử dụng vải mềm khô để làm sạch bụi bẩn.
Phân loại gỗ HDF
Gỗ An Cường là đơn vị phân phối các tấm gỗ công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Đơn vị này đang cung cấp 2 loại gỗ HDF gồm: HDF siêu chống ẩm và Black siêu chống ẩm. Ngoài ra, trên thị trường có có HDF loại thường, HDF chống cháy, HDF lõi xanh,…
HDF siêu chống ẩm
Loại gỗ này thường có cấu tạo và chức năng như HDF bình thường. Tuy nhiên, tấm gỗ hdf lõi xanh này lại có khả năng kháng nước lâu, chống ẩm mốc khi thời tiết thay đổi. Cửa gỗ thông phòng hay sử dụng loại vật liệu này. Chúng thường là HDF dày 3- 6mm, được ép chặt chẽ trên hệ thống cửa gỗ tự nhiên. Bên trong có thể được nhời bằng giấy Honeycomb hoặc bông thủy tinh cách ẩm.
Black HDF siêu chống ẩm
Loại gỗ này có màu đen và cấu tạo cũng tương tự như gỗ HDF siêu chống ẩm. Tuy nhiên, khi sản xuất sử dụng lực nén cực lớn, hơn hẳn HDF siêu chống ẩm. Bởi vậy, Black HDF có nhiều đặc tính vượt trội hơn. Black HDF không cần phải sử dụng nẹp cạnh gỗ như gỗ công nghiệp thông thường mà vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của đồ nội thất. Ngoài ra, màu đen chỉ là cách để phân biệt với HDF siêu chống ẩm.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng để đóng đồ nội thất trong nhà và ngoài trời. Chẳng hạn như: Tấm tường, đồ nội thất, vách ngăn phòng, cửa ra vào,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng làm sàn gỗ bởi tính ổn định và mật độ cao.
HDF là sản phẩm mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng để lát sàn và cửa. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã trở thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp hay dân dụng ở các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Và ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Tủ bếp gỗ hdf
Không gian bếp là nơi diễn ra các hoạt động nấu nướng. Do vậy, gỗ công nghiệp được cho rằng không phù hợp với khu vực này bởi khả năng chống thấm và cách chịu nhiệt hạn chế của chúng. Tuy nhiên, với vật liệu gỗ hdf thì bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi chúng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu trong căn bếp của bạn.
Tuy nhiên, giá thành của 1 bộ tủ bếp hdf khá đắt. Có thể không phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Trong trường hợp nguồn tài chính hạn hẹp nhưng bạn vẫn muốn sở hữu sản phẩm nội thất cao cấp với chất lượng tốt, bạn có thể lựa chọn nhiều chất liệu khác như mdf sơn trắng, tủ bếp cốt mdf phủ acrylic hay laminate,..
Tủ quần áo gỗ hdf
Cũng giống như tủ bếp hdf, tủ quần áo làm bằng gỗ hdf được nhiều gia chủ tin dùng bởi ưu điểm về độ bền và tính thẩm mỹ vô cùng phong phú.
Tùy theo gu thẩm mỹ và sở thích của mình mà bạn có thể lựa chọn bề mặt trang trí cho chiếc tủ như acrylic, veneer,… để làm đẹp cho không gian phòng ngủ của mình.
Gỗ hdf ứng dụng làm các loại cửa
Ván hdf có khả năng cách âm cách nhiệt tốt, rất thích hợp được ứng dụng trong sản xuất cửa gỗ.
Cửa gỗ bằng gỗ hdf có nhiều ưu điểm vượt trội như trọng lượng cánh cửa trung bình, giúp giảm tải trọng công trình và tránh tình trạng xệ cánh trong quá trình sử dụng. Cửa gỗ hdf cũng dễ dàng thi công và lắp đặt.
Sàn gỗ hdf
Sàn gỗ tự nhiên có thể bị cong vênh, biến dạng trong những khu vực có điều kiện thời tiết và khí hậu thất thường và khắc nghiệt như ở Việt Nam. Trong khi đó, các loại gỗ công nghiệp như mfc hay mdf lại khó có thể đáp ứng được yêu cầu về khả năng chịu trọng tải và chịu nước.
Trong trường hợp này, gỗ hdf hội tụ đủ các ưu điểm của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp và nó chính là lựa chọn lý tưởng nhất dành cho sàn nhà của bạn.
Bên cạnh đó với một số loại gỗ HDF theo yêu cầu thi công và được gia cố thêm các tính năng khác sẽ có những mức phụ giá khác nhau. Một số báo giá nội thất gỗ công nghiệp hdf sẽ phụ thuộc vào độ dày của yêu cầu thi công. So sánh giá gỗ HDF và MDF, MFC thì giá thành của HDF cao hơn. Một số loại gỗ đến từ các đơn vị khác nhau phổ biến trên thị trường hiện nay như gỗ hdf an cường, gỗ HDF Đức Phát hay gỗ hdf lõi xanh an cường cũng sẽ có mức giá khác biệt. Các bạn có thể tham khảo thêm một số địa chỉ bán đồ nội thất cửa gỗ HDF Hà Nội, tphcm uy tín khác để có thêm những thông tin chi tiết.
Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng trên thị trường hiện nay nhờ những ưu điểm và tính năng nổi trội. Các bạn có thể tham khảo Rong Ba Group để lựa chọn cho mình những dòng sản phẩm phù hợp nhất nhé!