Bạn đã có nhà và đang tìm kiếm nội thất phù hợp cho căn hộ của mình. Bạn muốn mua nội thất giá rẻ mà không biết gỗ công nghiệp có tốt không? Ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp là gì? Nên chọn nội thất gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Rong Ba Group.
Nội thất gỗ công nghiệp có tốt không?
Ưu điểm của gỗ công nghiệp
- Ổn định – Dễ sử dụng: Gỗ công nghiệp thường được sản xuất hàng loạt trên các dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng cho từng tấm ván. Đồng thời với các công đoạn gia công công nghệ cao, các tấm ván sẽ hạn chế tối đa cong vênh, co ngót và đảm bảo không bị mối mọt xâm hại. Chính vì vậy, nội thất gỗ công nghiệp không cần phải bảo quản và bảo dưỡng cầu kì như gỗ tự nhiên..
- Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy mua gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
- Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
- Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
- Tính thẩm mỹ: Không giống với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có nhiều loại tấm bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer, Sơn PU,…. Bề mặt của gỗ công nghiệp có thể là họa tiết vân gỗ, vân đá, vân vải, giả xi măng, hoặc thậm chí là hình ảnh bất kì, tùy theo mục đích thiết kế. Với sự đa dạng của hoa văn và họa tiết, gỗ công nghiệp là lựa chọn hàng đầu cho các khách hàng yêu thích thiết kế hiện đại
- Thân thiện với môi trường: Tận dụng tối đa mọi nguồn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có thể là phương pháp tái chế gỗ tự nhiên tuyệt vời mà không gây lãng phí và hạn chế ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các khu vực khai thác.. Sử dụng gỗ công nghiệp là bạn đã góp phần bảo vệ môi trường, dẫn đầu xu hướng sống “xanh” của năm mới rồi!
Nhược điểm của gỗ công nghiệp
– Độ bền, độ dẻo dai kém hơn gỗ tự nhiên: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.
Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt.
Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ phải được đảm bảo, sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ, nếu sơn không đảm bảo khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được , nên khi sử dụng đồ gỗ công nghiệp quan trọng nhất là sơn phải đảm bảo nhưng tuy sơn đảm bảo rồi thì vẫn phải tránh nước nếu không tuổi thọ của đồ nội thất sẽ ngắn .
– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
– Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).
– Tuổi thọ không bằng gỗ tự nhiên: tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm, so với gỗ tự nhiên thì không bằng nhưng với đồ nội thất ngày nay thì với thời gian đó là đủ để chúng ta có thể thay đồ nội thất khác, với thời gian sử dụng trên 10 năm thì cũng đã khấu hao hết rồi. Vì vậy sự lựa chọn ở đây chủ yếu theo phong cách, nhu cầu là chính, người thích phong cách cổ điển, ấm cúng thì chọn gỗ tự nhiên, còn nếu thích phong cách hiện đại, trẻ trung, có thể chọn gỗ công nghiệp để làm đồ nội thất.
Các loại gỗ công nghiệp cho nội thất
Gỗ công nghiệp MFC
Tên gọi gỗ công nghiệp MFC có bắt nguồn từ chữ viết tắt Melamine Face Chipboard và nó có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine. Loại gỗ này có nguồn gốc là các nguyên liệu ngắn ngày như cao su, bạch đàn hoặc keo chứ không cần sử dụng đến các loại cây rất lâu năm. Để sản xuất nên loại gỗ công nghiệp này cũng cần trải qua khá nhiều các công đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp.
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
MFC có loại chịu nước (lõi xanh) được trộn keo chịu nước để sử dụng cho khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc khu vực ẩm ướt như tủ bếp. Do đó người tiêu dùng hoan toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.
– Ưu điểm:
+ Giá cả hợp lý, phù hợp với phân khúc bình dân. Thường dùng làm bàn làm việc, giá sách, bàn học cho trẻ nhỏ, tủ quần áo…
+ Màu sắc rất đa dạng, phong phú với hơn 80 màu từ đen, trắng, xám…cho đến các tone màu vân gỗ hiện đại.
+ Dễ thi công, kích thước bề mặt gỗ lớn, sử dụng cho các công trình đơn giản.
– Nhược điểm:
+ Gỗ MFC sợ nước, gặp nước sẽ bị phồng
+ Không thích hợp để sử dụng trong các môi trường ẩm ướt như nhà tắm, tủ bếp…
Gỗ công nghiệp MDF
Dòng gỗ công nghiệp MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn MFC, cốt gỗ có thêm lượng bột gỗ xay mịn cùng với các chất phụ gia ép lại. Cụm từ MDF được viết tắt bởi Medium Density Fiberboard và được ép từ các loại gỗ vụn và nhánh cây. Các sợi gỗ sẽ được nghiền nát, loại bỏ tạp chất và cho vào máy trộn keo và các chất phụ gia bột sợi gỗ, chất kết dính và chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ,… để cho ra loại gỗ thành phẩm phục vụ cho ngành thi công nội thất.
Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.
Gỗ công nghiệp MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ veneer, phủ Laminate, Acrylic.
Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm sản xuất khác nhau, dây chuyền máy móc công nghệ khác nhau cho nên thành phẩm gỗ cũng không giống nhau. Chúng được chia thành 4 loại cơ bản đó là gỗ MDF dùng cho nội thất trong nhà (như bàn ghế, tủ bếp, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ…), loại gỗ MDF có khả năng chịu ướt có thể dùng ngoài trời, loại gỗ MDF mặt trơn không cần phải chà xát và loại cuối đó là MDF mặt không trơn được dùng khi dán ván.
– Ưu điểm:
+ Vecni, độ bán sơn cao.
+ Dễ tạo dáng cầu kỳ phức tạp, có thể sơn được nhiều màu sắc, phù hợp với các sản phẩm nội thất đa dạng sắc màu trong phòng của trẻ hoặc làm các loại tủ gỗ phục vụ trang trí không gian nội thất thêm sinh động.
+ Gỗ MDF dễ gia công, cách âm cách nhiệt tốt.
+ Sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
– Nhược điểm:
+ Khả năng chịu nước không tốt
+ Màu sơn dễ bị trầy xước
+ Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
Gỗ công nghiệp HDF
Cụm từ gỗ công nghiệp HDF được viết tắt từ High Density Fiberboard, loại gỗ này có lượng bột gỗ xay nhuyễn và các loại phụ gia ép lại thành miếng cao cấp hơn các dòng còn lại. Vì thế giá thành loại gỗ này cũng cao hơn cho nên để phân biệt được lõi nội thất là loại gỗ nào thì người tiêu dùng có thể khoan một lỗ nhỏ chỗ lắp bản lề hay ray để loại bỏ lớp phủ bề mặt và thấy được phần cốt gỗ bên trong.
Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF là bột gỗ tự nhiên, tuy nhiên lại cần trải qua nhiều công đoạn phức tạp hơn các loại khác. Cần luộc và sấy gỗ trong nhiệt độ từ 1000 – 2000 độ. Khi đó gỗ sẽ khô kiệt nước và được loại bỏ hết nhựa nhờ dây chuyền xử lý hiện đại, tiên tiến. Do vậy, loại gỗ này đạt được chất lượng cao và thời gian xử lý cũng khá nhanh.
Bột gỗ khi kết hợp với phụ gia sẽ làm tăng độ cứng của gỗ, khả năng chống mối mọt tốt, lực ép cao cho nên khả năng chịu lực cũng tốt. Do đó bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như đảm bảo về thời gian sử dụng sản phẩm làm từ gỗ HDF.
Loại gỗ này có ưu điểm như khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt, có thể sử dụng trong phòng học, nhà bếp hay nội thất văn phòng
– Ưu điểm:
+ Khả năng cách âm tốt, cách nhiệt tốt.
+ Chất gỗ đã được sấy khô hoàn toàn và tẩm hóa chất chống mối mọt, hạn chế tối đa tình trạng cong vênh và nhẹ hơn so với gỗ tự nhiên.
+ Bền mặt gỗ nhẵn bóng và thống nhất với hơn 40 màu sơn giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
+ Gỗ HDF có độ cứng cao, khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều so với gỗ MDF.
- Nhược điểm:
+ HDF là gỗ ván ép, một số nhà sản xuất vẫn chấp nhận tung ra thị trường loại gỗ dễ thấm nước.
+ Gía thành cao, tương đương các loại gỗ tự nhiên thông thường.
So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong thi công nội thất nhà ở
Gỗ tự nhiên có khả năng chịu được trọng lực lớn, không bị biến dạng khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Trong điều kiện được tẩm sấy và sơn bả nghiêm ngặt, gỗ tự nhiên sẽ chịu được những nơi có thời tiết ẩm ướt kéo dài mà không bị bong tróc. Tuổi thọ trung bình của gỗ tự nhiên kéo dài lên đến 30 năm.
Tuy nhiên, thi công nội thất bằng gỗ tự nhiên thường phải đối mặt với hiện tượng cong vênh, co ngót sau một thời gian sử dụng. Mặt khác, gỗ tự nhiên kém chất lượng còn dễ bị mối mọt tấn công, đặc biệt trong môi trường nồm ẩm.
Hoặc nếu người thợ thi công nội thất không có chuyên môn cao, kém chuyên nghiệp thì xác suất hiện tượng cong vênh, co ngót xảy ra sẽ cao hơn, chẳng hạn như bố trí kích thước không hợp lý hoặc ghép mộng không đúng kỹ thuật,…
Đã là gỗ thì sẽ không tránh được vấn đề mối mọt, kể cả gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên. Tuy nhiên gỗ công nghiệp có sử dụng keo, hóa chất để sản xuất nên mối mọt sẽ kén và chậm ăn hơn gỗ thịt (gỗ tự nhiên).
Sở dĩ gỗ tự nhiên có giá thành cao như vậy một phần không nhỏ chính là yếu tố thẩm mỹ mà nó mang lại. Mỗi loại gỗ tự nhiên có một hệ vân gỗ đặc trưng khiến cho đồ gỗ trở nên bắt mắt, sở hữu vẻ đẹp lạ và sang trọng. Mức giá gỗ tự nhiên bình quân dao độngtrong khoảng từ 6,5 triệu đồng/m3 (đối với gỗ sồi) – 50 triệu đồng/m3 (đối với gỗ cẩm lai đen).
Trong khi đó, nếu bạn hỏi gỗ công nghiệp có tốt không thì đây là câu trả lời. Gỗ công nghiệp lại chinh phục người dùng bởi sự đa dạng từ các vật liệu bề mặt. Chỉ với một loại cốt gỗ MDF hoặc HDF chống ẩm, bạn có thể kết hợp với nhiều dạng vật liệu bề mặt khác nhau như laminate, veneer, acrylic hoặc phủ sơn. Gỗ công nghiệp có màu sắc đa dạng, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong nội thất, đặc biệt ván gỗ nhân tạo có đặc tính nổi bật là không cong vênh, co ngót nên hiện nay gỗ công nghiệp thường được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại, giúp gia chủ dễ dàng biến tấu căn nhà theo những phong cách mà mình mong muốn.
Về độ chống ẩm và nấm mốc, gỗ công nghiệp (MDF) được xử lý bề mặt bằng phương pháp cán laminate hay melamine thì dù trời có nồm hay độ ẩm không khí cao thì sản phẩm bằng gỗ công nghiệp (MDF) cũng không dễ bị cong vênh hay co ngót như gỗ thịt.
Không những thế, thời gian thi công gỗ công nghiệp nhanh hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp.
Mỗi loại gỗ có ưu, nhược điểm khác nhau, nếu sử dụng hợp lý sẽ giúp làm tăng tuổi thọ của gỗ. Đối với những loại gỗ có thể chịu được nước, nên ưu tiên sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao. Ngược lại, những loại gỗ cứng thì nên dùng ở nơi thường hay va đập, ví dụ như cầu thang (thường được làm bằng gỗ lim), sàn nhà (thường được làm bằng gỗ căm xe),…
Hạn chế sử dụng gỗ tự nhiên, mua gỗ công nghiệp có thể là phương pháp tái chế gỗ tự nhiên tuyệt vời mà không gây lãng phí và hạn chế ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các khu vực khai thác.. Sử dụng gỗ công nghiệp là bạn đã góp phần bảo vệ môi trường, dẫn đầu xu hướng sống “xanh” của năm mới rồi!
Trên đây là câu trả lời của Rong Ba Group về câu hỏi gỗ công nghiệp có tốt không. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nội thất gỗ công nghiệp cho tổ ấm của gia đình mình, đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với Rong Ba Group thông qua số Hotline hoặc để lại số điện thoại dưới comment để được tư vấn.