1. Gió là gì? Vai trò của gió
Gió chính là kết quả của những chuyển động trong không khí, được dồn từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp. Gió bao gồm khối lượng lớn không khí chuyển động trên bề mặt Trái đất.
Trong không gian, gió Mặt trời chính là các chất khí hoặc các hạt mang điện từ Mặt trời chuyển động. Còn gió hành tinh sẽ là sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ, chúng chuyển động từ bầu khí quyển hành tinh vào không gian.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của gió, tuy nhiên chủ yếu vẫn là sự chênh lệch trong áp suất của khí quyển. Sự chênh lệch của áp suất khí quyển sẽ khiến cho không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao xuống những nơi có áp suất thấp. Đây cũng chính là lý do mà các cơn gió được tạo ra với độ mạnh yếu khác nhau.
Dựa vào các nghiên cứu về lực và hướng di chuyển của không khí tạo ra gió mà người ta đã ứng dụng vào ngành giao thông vận tải như: thiết kế thuyền buồm, máy bay,…
Ngoài ra, gió còn được tận dụng để tạo ra các nguồn năng lượng cho ngành luyện kim từ năm 300 trước Công nguyên. Dần dần, người ta nghĩ đến việc sử dụng sức gió trong tạo thành các cối xay gió ứng dụng trong đời sống và sản xuất,… Ngày nay, với khoa học tiên tiến người ta đã nghiên cứu để khai thác năng lượng gió để tạo nên các nguồn năng lượng mới vừa an toàn thân thiện với môi trường, vừa tiết kiệm và hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng độc hại khác.
Đối với các trò thể thao giải trí, gió đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một số môn thể thao phổ biến như: thả diều, bay diều tuyết, bay khinh khí cầu, lướt ván diều, lướt sóng diều, đua thuyền buồm, hang gliding,..
Trong thế giớ tự nhiên, gió có tác động không hề nhỏ đến các dạng địa hình do bị xóa mòn, phong hóa bởi sức gió, di chuyển bụi sa mạc.
Ngoài ra, gió còn duy trì, phát triển và phát tán các loại thực vật động vật trong tự nhiên, từ khu vực này sang khu vực khác,…
2. Một số loại gió chính
Theo tính chất di chuyển của không khí và phụ thuộc vào vùng khí hậu, gió được chia thành nhiều loại khác nhau. Một số loại gió chính có đặc điểm như sau:
2.1. Gió Tây ôn đới
– Phạm vi hoạt động: 300 – 600 ở mỗi bán cầu
– Thời gian: Gần như quanh năm
– Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây
– Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới
– Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa
2.2. Gió Mậu dịch
– Phạm vi hoạt động: 30 độ về xích đạo
– Thời gian: quanh năm
– Hướng thổi: chủ yếu hướng Đông
– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa cao chí tuyến và áp thấp xích đạo
– Tính chất: khô, ít mưa
2.3. Gió mùa
– Phạm vi hoạt động:
+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Australia
+Vĩ độ trung bình: Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang Nga, Đông Nam Hoa Kì
– Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau
– Nguyên nhân: Khá phức tạp, chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu
– Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa
2.4. Gió địa phương
a. Gió biển, gió đất
– Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm
– Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển
– Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp)
– Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô
b. Gió fơn
– Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng
– Đặc điểm:
+ Sườn đón gió có mưa lớn.
+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.
– Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
– Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.
3. Gió mậu dịch là gì? Quá trình hình thành và tính chất của gió mậu dịch
Bởi vì tia sáng Mặt Trời có tác động lớn hơn khi tác động toàn bộ (tức là theo chiều thẳng đứng), đường xích đạo của Trái Đất nhận nhiều nhiệt hơn là nguyên nhân nóng lên toàn cầu. Trong trường hợp gió mậu dịch, khi sức nóng của Mặt Trời chiếu vào đất liền và đại dương ở khu vực xích đạo, nhiệt độ cuối cùng sẽ trở lại với một lượng lớn không khí trên bề mặt, bởi vậy quá nóng. Không khí này nở ra và mất mật độ khi bị đốt nóng, sẽ trở nên nhẹ và bốc hơi.
Khi không khí nóng tăng lên, không khí lạnh từ vùng nhiệt đới sẽ chen vào lấp đầy khoảng trống đó. Nên ta cũng nhận thấy ở tính chất gió mậu dịch có phần đa dạng hơn với những loại gió khác.
Ngược lại, không khí nóng bốc lên gần xích đạo di chuyển theo vĩ độ 30 độ, bất kể nằm ở bán cầu nào.
Đúng vào thời điểm này, không khí đã nguội để giảm xuống bề mặt, tạo thành một vòng khép kín, được gọi là pin Hadley.
Tuy nhiên, không phải tất cả không khí đều nguội lại. Một mảnh được làm nóng trở lại và chảy về phí pin Perrer giữa vĩ độ 30 độ đến 60 độ và di chuyển về phía các cực.
Tác động của lực Coriolis, khiến luồng gió bị lệch và đó cũng là lý do hai bán cầu bị ngược.
Gió mậu dịch có một số tính chất đặc trưng sau:
Phạm vi hoạt động: Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp nên tại hai áp cao chí tuyến gió sẽ thổi về áp thấp xích đạo (Từ 30 độ Bắc về xích đạo và 30 độ Nam về xích đạo)
Thời gian gió hoạt động: Quanh năm khá đều đặn
Hướng gió: Gần như là cố định, không thẳng, lệch về hướng đông chủ yếu (hướng gió ở hai bán cầu sẽ ngược nhau: Bán cầu Bắc ở hướng Đông Bắc, bán cầu Nam sẽ ở hướng Đông Nam)
Nguyên nhân: Sự chênh lệch khí áp, giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo
Tính chất chung: Khô và ít mưa
4. Gió mậu dịch ở bán cầu Bắc thổi theo hướng nào?
Như đã đề cập ở trên, gió mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo. Gió này có hướng Đông Bắc ở bán cầu Bắc và Đông Nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô.
Như vậy, gió mậu dịch ở bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Bắc.
Rong Ba Bakery vừa chia sẻ đến quý bạn đọc bài viết Gió mậu dịch ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!