Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp mới

Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là gì? giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp có gì khác với giấy phép đầu tư? Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là gì?

giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp là giấy chứng nhận mà cơ quan nhà nước đã cấp cho các cá nhân lập hộ kinh doanh, tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Giấy phép này bảo hộ quyền sở hữu tên, số giấy tờ pháp lý doanh nghiệp theo những quy định của pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng theo dõi và quản lý việc kinh doanh, tham gia bảo hiểm và các quy trình khác của các doanh nghiệp. Về thủ tục, đối tượng đăng ký cấp giấy được Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định, kiểm tra các điều kiện và hồ sơ hợp lệ theo cơ quan nhà nước quy định, nếu tất cả điều kiện đáp ứng đủ và hoàn tất sẽ được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh.

Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

Địa chỉ trụ sở hành của doanh nghiệp;

Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với hanh viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với hành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở hành của hành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp? Đối với mỗi loại hình hoạt động kinh doanh mà đối tượng đăng ký cấp giấy phép sẽ được cấp giấy phép khác nhau. Hiện tại, có 2 mẫu giấy phép được cấp khi muốn thành lập doanh nghiệp (tùy thuộc vào loại hình khác nhau): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hộ kinh doanh cá thể.

Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp, sau khi tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của Hồ sơ.

Đối với giấy phép hộ kinh doanh cá thể: Phòng kinh tế của quận/ huyện cấp, khi nhận được đơn xin cấp phép của hộ kinh doanh cá thể.

Xin giấy phép thành lập doanh nghiệp trong bao lâu?

Thời gian xin giấy phép doanh nghiệp là 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ cho Sở kế hoạch đầu tư. Đây là thời gian trung bình (có thể chậm hơn từ 1 -2 ngày tùy vào điều kiện các giấy tờ pháp lý không gặp trục trặc, hồ sơ được nộp đầy đủ, giấy tờ hợp lệ và được thực hiện đúng quy trình)

Có cách nào để rút ngắn thời gian thành lập công ty không?

Quý khách hàng có thể rút ngắn quy trình xin giấy phép thành lập doanh nghiệp bằng cách tìm đến dịch vụ pháp lý và tư vấn hỗ trợ của công ty luật uy tín. Nhằm giúp doanh nghiệp rút ngắn được tối đa thời gian đăng ký thành lập cũng như đẩy nhanh khâu chuẩn bị trước khi kinh doanh, APLUS LAW mang đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ, đồng hành cùng quý khách trong toàn bộ quá trình hợp tác xử lý giấy tờ.

Thành lập doanh nghiệp cần đóng những chi phí gì?

Lệ phí nhà nước để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Thành lập doanh nghiệp cần đóng các chi phí bao gồm: lệ phí thành lập doanh nghiệp, phí công bố thành lập trên cổng thông tin và phí làm dấu. Các chi phí này thay đổi theo thời gian do Bộ tài chính ban hành trừ phí làm dấu do doanh nghiệp làm dấu quyết định. Thông thường chi phí này dao động từ 700 đến 1 triệu đồng.

Mức lệ phí đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng.

Mức lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.

Mức chi phí khắc dấu doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đang giao động trong khoảng 450.000 – 500.000 đồng tùy thuộc vào loại dấu và đơn vị cung cấp.

Ngoài lệ phí nộp cho nhà nước, trường hợp tự thực hiện thành lập doanh nghiệp bạn phải chi trả thêm các khoản phí khác.

Chi phí tự thực hiện thành lập công ty:

Ngoài lệ phí nhà nước, khi khách hàng quyết định tự thực hiện lập công ty không thông qua các đơn vị tư vấn pháp luật, bạn phải chịu thêm các khoản phí bao gồm:

Mức chi phí mua chữ ký số – Token dao động từ 1.5 – 2.5 triệu đồng.

Phí mở tài, duy trì tài khoản ngân hàng theo quy định của ngân hàng khoảng 1.000.000 đồng.

Đăng ký hoá đơn điện tử với mức chi phí dao động từ 860.000 – 3.000.000.

Mức lệ phí môn bài được niêm yết cụ thể như sau:

Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh

Để phân biệt hai loại giấy phép này, chúng ta cần đi từ khái niệm của chúng, rồi từ đó phân tích sự khác biệt. 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp. (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Giấy phép kinh doanh 

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Có thể hiểu giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ý nghĩa pháp lý của từng loại

Mỗi loại giấy chứng nhận, giấy phép có một ý nghĩa và tác dụng khác nhau.

Ý nghĩa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh. Lúc đó tư cách của chủ thể kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với cá nhân kinh doanh. 

Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại.

Ý nghĩa giấy phép kinh doanh

Là sự chứng nhận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể kinh doanh đủ điều kiện. Ở đây tính chất là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).

giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp

Điều kiện cấp của từng loại 

Hiểu rõ điều kiện cấp của từng loại để chuẩn bị đáp ứng đủ khi bắt đầu kinh doanh.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Ví dụ như: kinh doanh bán lẻ thuốc lá, kinh doanh bán buôn rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…). Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.).

Hồ sơ và thủ tục cấp từng loại

Mỗi loại giấy có hồ sơ và thủ tục cấp khác nhau. Chúng ta cùng đi chi tiết từng loại.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Điều lệ công ty, danh sách các thành viên, bản sao các giấy tờ thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các chứng thức cá nhân hợp pháp khác, …).

Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Về hồ sơ và thủ tục xin giấy phép cơ bản sẽ có:

– Giấy đề nghị;

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao;

– Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;

Ngoài ra tuỳ vào từng loại giấy cụ thể mà có các tài liệu, văn bản đi kèm khác nhau.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện. Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

Thời gian có hiệu lực của từng loại 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đầu tư là bao lâu?

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 gồm:

Tên dự án đầu tư.

Nhà đầu tư.

Mã số dự án đầu tư.

Mã số dự án đầu tư là một dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Mỗi dự án đầu tư được cấp một mã số duy nhất, tồn tại trong quá trình hoạt động của dự án và hết hiệu lực khi dự án chấm dứt hoạt động.

Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác, mã số dự án đầu tư là số Giấy chứng nhận đầu tư, số Giấy phép đầu tư hoặc số giấy tờ có giá trị tương đương khác đã cấp cho dự án đầu tư.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

– Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

– Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Như vậy, có thể thấy, thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Theo đó, thời hạn này của Giấy chứng nhận đầu tư không được vượt quá thời hạn của dự án đầu tư.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong về giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin