Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ thường xuyên được nhắc tới, vậy làm thế nào để phân biệt với nhau? Giấy chứng nhận đầu tư là gì? Giấy phép kinh doanh được hiểu như thế nào. Sau đây cùng Luật Rong Ba đến với bài viết giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh, qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng phân biệt. 

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) được hiểu là giấy phép hoạt động được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hay dễ hiểu hơn, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện đầu tiên để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ở dạng văn bản hoặc bản điện tử, có ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư.

Thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư cụ thể như sau (Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020):

Tên dự án đầu tư.

Nhà đầu tư.

Mã số dự án đầu tư.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Theo đo có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư đồng thời là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể:

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh
giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Các trường hợp phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020.

Các dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020 có như cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì được thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn phụ thuộc vào việc dự án đầu tư đó có được cấp quyết định chủ trương đầu tư hay không. Dựa vào đó ta có các trường hợp sau:

Thứ nhất. Dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư và phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thực hiện quyết định chủ trương đầu tư trước sau đó mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thứ hai. Dự án đầu tư không được quyết định chủ trương đầu tư và phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì chỉ cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thủ tục cấp Giầy chứng nhận đăng ký đầu tư

Việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phụ thuộc vào dự án đầu tư đó có được quyết định chủ trương đầu tư hay không. Theo đó:

Trường hợp sự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư: Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn sau:

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp trên.

Trường hợp dự án đầu tư không được quyết định chủ trương đầu tư: nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư năm 2020.

Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).

Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Việc xác định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phụ thuộc vào dự án đầu tư đó được thực hiện ở đâu, cụ thể (Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020):

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020.

Sở Kế hoạch và Đầu tư: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều Đầu tư năm 2020.

Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.

Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Theo Luật doanh nghiệp 2020, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Đặc điểm giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là một trong những cơ sở pháp lý để cá nhân hay tổ chức được phép hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định.

Là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định, là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng, kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện kiểm soát nghĩa vụ thuế.

Nội dung của Giấy phép kinh doanh

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại giấy mà bạn định xin phép. Thông thường giấy phép kinh doanh bao gồm các nội dung sau:

Tên doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ và tên viết tắt, tên nước ngoài

Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số xuất nhập khẩu

Địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;

Ngành nghề kinh doanh

Phạm vi các hoạt động kinh doanh;

Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

Thời hạn của giấy phép bao gồm ngày cấp

Các nội dung khác được cập nhật

Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ có những lợi ích nhất định như sau:

Khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nhà nước cho phép hoạt động và bảo vệ. Đây là bước cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần làm để thuận tiện cho công việc kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh thường dùng cho những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật có quy định điều kiện. Bên cạnh đó, các hoạt động như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa… để xuất hóa đơn đỏ thì cần có giấy phép kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh cũng thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định được doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đáp ứng được các điều kiện hoạt động kinh doanh tối thiểu theo quy định cũng như khẳng định quy mô doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với khách hàng.

Giấy phép kinh doanh thể hiện rõ ràng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp, như vậy việc giao dịch, kinh doanh, các hoạt động khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.

Bên cạnh tạo được sự tin tưởng cho khách hàng từ giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp còn tạo được sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp lớn. Từ đó, mở rộng cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư…

Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ nhận được các ưu đãi từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, trừ thuế, hỗ trợ và bảo vệ bằng pháp luật…

Khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong hoạt động kinh doanh, như vậy sẽ có nhiều thời gian trong công cuộc xây dựng và phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Đối với xin cấp giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh thì chủ thể đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại phòng chuyên môn của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Lưu ý đặc biệt về giấy phép kinh doanh

Cần tránh hiểu nhầm giấy phép kinh doanh trong bài viết này đề cập đến không phải là Giấy phép kinh doanh cấp cho cơ sở bán lẻ hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ hàng hóa của công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh

Bước 1: Lựa chọn hình thức cho doanh nghiệp

Hình thức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và quá trình phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn hình thức doanh nghiệp sẽ rất quan trọng và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định về các loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm khác nhau:

Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty cổ phần.

Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân

Mặc dù loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ giống nhau.

Bước 2: Đặt tên và xác định trụ sở cho doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải không trùng, không tương tự hay gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác.

Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng để ở trừ trường hợp là tầng trệt hoặc tòa nhà mục đích thương mại.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục và nhận kết quả.

Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ thể đăng ký cần phải theo dõi để chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu.

Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc từ khi đủ hồ sơ hợp lệ, chủ thể sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

Phân biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh

Điểm giống nhau

Giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh đều là loại giấy phép mà cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và theo đó, đối tượng được cấp sẽ có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý.

Điểm khác nhau

Tiêu chí

Giấy chứng nhận đầu tư

Giấy phép kinh doanh

Mục đích

Đây là giấy phép hoạt động được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô lớn cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đây là loại giấy tờ khai sinh ra doanh nghiệp, nhằm giúp cho các cơ quan chức năng dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp.

Đối tượng được cấp

Các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cả trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn đối tượng được cấp giấy chứng nhận này là các tổ chức/cá nhân có yếu tố nước ngoài.

Các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2014.

Cơ quan cấp

Cơ quan đăng ký đầu tư – Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi có dự án đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu vực này)

Cơ quan đăng ký kinh doanh – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính

Nội dung

Theo điều 39 Luật Đầu tư 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các nội dung sau đây:

1. Mã số dự án đầu tư (được quy định tại Điều 5 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014).

2. Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.

3. Tên dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.

7. Thời hạn hoạt động của dự án.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.

8. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

9. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).

Theo điều 29, Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ gồm những nội dung sau đây:

1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH.

4. Vốn điều lệ

Thủ tục, trình tự

Theo Điều 37, Luật Đầu tư 2014 quy định các trình tự, thủ tục như sau:

1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo đúng quy định pháp luật cho cơ quan đăng ký đầu tư;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Theo Điều 27, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các trình tự để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp như sau:

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ thành lập doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép kinh doanh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin