Gia hạn visa thăm thân

Gia hạn visa thăm thân cho người nước ngoài là chồng, vợ, con, bố, mẹ của người Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về thủ tục gia hạn visa thăm thân như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.

Visa thăm thân là gì

Visa có ký hiệu TT được gọi với cái tên visa thăm thân.

Đây là loại visa cấp cho người nước nước ngoài có người thân là người Việt Nam thuộc 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2.

Trường hợp 2: Cấp cho người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam

Visa thăm thân có thời hạn tối đa 3 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

Quy định về gia hạn visa thăm thân Việt Nam

Là thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài có người thân ở Việt Nam. Người thân có thể là: bố, mẹ, vợ, chồng, con,…

Ví dụ cụ thể cho mối quan hệ thân nhân như:

– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam.

– Người nước ngoài là con của người Việt Nam.

– Người nước ngoài có bố, mẹ. vợ, chồng, con cũng là người nước ngoài nhưng đang làm việc tại Việt Nam.

Thủ tục gia hạn visa thăm thân sẽ được thực hiện khi visa của người nước ngoài sắp hết hạn. Sau khi hoàn thành thủ tục này, người nước ngoài sẽ không phải xuất cảnh khỏi Việt Nam. Họ được tiếp tục ở lại Việt Nam để sinh sống cùng người thân của mình.

Đối tượng nào được xin visa thăm thân Việt Nam?

Theo quy định về thị thực thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài, cụ thể là theo luật xuất nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14, thị thực thăm thân Việt Nam được cấp cho các đối tượng dưới đây:

người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam;

người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, trong đó:

LV1 – Loại visa Việt Nam cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.;

LV2 – Loại visa Việt Nam cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

LS – Loại visa Việt Nam cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

ĐT1 – Loại visa Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định;

ĐT2 – Loại visa Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định;

ĐT3 – Loại visa Việt Nam cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng;

NN1 – Loại visa Việt Nam cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;

NN2 – Loại visa Việt Nam cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;

DH – Loại visa Việt Nam cấp cho người vào thực tập, học tập.

PV1 – Loại visa Việt Nam cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

LĐ1 – Loại visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.;

LĐ2 – Loại visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

Gia hạn visa thăm thân được bao lâu?

Tùy từng loại visa, mà thời gian gia hạn thêm sẽ khác nhau. Đối với visa thăm thân, thì người nước ngoài có thể gia hạn thêm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và tối đa 1 năm.

Trường hợp muốn ở lại Việt Nam lâu hơn, thì người nước ngoài có thể làm thủ tục xin thẻ tạm trú thăm thân. Thời hạn tối đa là 3 năm.

Điều kiện để gia hạn visa thăm thân

Một số điều kiện cần chú ý khi gia hạn visa thăm thân như:

Có giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân

Các loại giấy tờ này phải do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ví dụ về một số loại giấy tờ hay được sử dụng là:

Giấy khai sinh

Giấy chứng nhận quan hệ gia đình (người Hàn hay dùng loại này)

Sổ hộ khẩu gia đình

Đăng ký kết hôn

Trường hợp các giấy tờ trên do cơ quan nước ngoài cấp, thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng tiếng Việt.

Hộ chiếu còn thời hạn

Nếu hộ chiếu hết hạn, hoặc còn quá ngắn hạn, thì người nước ngoài phải đi làm hộ chiếu mới.

Theo quy định, visa được gia hạn có thời hạn ngắn hơn thời hạn hộ chiếu ít nhất 1 tháng.

Không bị trục xuất khỏi Việt Nam

Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam sẽ không được gia hạn bất kỳ loại visa nào. Họ phải thực hiện lệnh xuất cảnh theo quyết định của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Và những trường hợp này, có thể bị cấm nhập cảnh trở lại Việt Nam trong khoảng 3 đến 5 năm.

Hồ sơ gia hạn visa thăm thân

Các giấy tờ cơ bản trong bộ hồ sơ gia hạn visa thăm thân cho người nước ngoài bao gồm:

Hộ chiếu gốc của người nước ngoài.

Mẫu đơn xin gia hạn visa Việt Nam: Mẫu NA5 (tải mẫu NA5 tại đây). (Cần có xác nhận của công ty hoặc công an xã, phường nơi người )

Bản sao Giấy tờ tùy thân của người thân như: Hộ chiếu, CMND, CCCd…

Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.

Tờ khai tạm trú của người nước ngoài.

Gia hạn visa thăm thân ở đâu?

Nộp hồ sơ tại 1 trong 2 địa điểm sau:

Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam

Trụ sở tại Hà Nội

Địa chỉ: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội

Cơ quan đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh

Phòng xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính hoặc nơi người Việt Nam bảo lãnh thường trú

Thời gian giải quyết hồ sơ là 05 ngày làm việc.

Thủ tục gia hạn visa thăm thân

Là trình tự thực hiện lần lượt 03 bước đơn giản sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như hướng dẫn ở trên.

Nộp hồ sơ

Thực hiện nộp hố sơ tại: 

– Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam

– Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính hoặc nơi người bảo lãnh (người Việt Nam) có hộ khẩu thường trú

Nhận kết quả

Sau thời gian xử lý hồ sơ 5 ngày làm việc, 

Nhận kết quả trực tiếp theo thông tin trên giấy hẹn hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.

gia hạn visa thăm thân nhân

gia hạn visa thăm thân nhân

Phí gia hạn visa cho người nước ngoài

Lệ phí gia hạn visa được quy định tại Thông tư 25/2021.

Số tt

Nội dung

Mức thu

1

Cấp thị thực có giá trị một lần

25 USD/chiếc

2

Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:

 

a

Loại có giá trị không quá 03 tháng

50 USD/chiếc

b

Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng

95 USD/chiếc

c

Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng

135 USD/chiếc

d

Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm

145 USD/chiếc

Trường hợp thực hiện gia hạn thông qua công ty dịch vụ, thì người nước ngoài cần phải trả thêm chi phí dịch vụ.

Visa thăm thân có được phép làm việc không?

Đây có lẽ là câu hỏi được quan tâm nhất kể từ khi Bộ Luật lao động 2019 có quy định: Miễn giấy phép lao động cho người kết hôn với người Việt Nam.

Theo đó, người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam, sẽ được đi làm mà không cần có giấy phép lao động. Họ có thể dùng visa hoặc thẻ tạm trú diện thăm thân (do chính vợ, chồng bảo lãnh) để làm việc.

Chuyển đổi visa làm việc sang visa thăm thân

Trường hợp người nước ngoài đang sử dụng các loại visa làm việc như DN1, LDD2, ĐT4… muốn chuyển đổi sang visa thăm thân.

Hồ sơ chuyển đổi visa

Mẫu đơn xin gia hạn visa. Mẫu NA5

Hộ chiếu và visa đang sử dụng: Bản chính

Tờ khai tạm trú. Bản sao.

Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

Một số mẫu đơn khác: Đơn giải trình lý do chuyển đổi.

Quyết định nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng hoặc xác nhận đang làm việc tại công ty, tổ chức.

Thời gian giải quyết hồ sơ là 5 ngày làm việc. Nhưng thực tế những trường hợp chuyển đổi sẽ lâu hơn.

Thủ tục xin visa thăm thân Việt Nam cho người nước ngoài

Tùy vào việc người được bảo lãnh đang ở Việt Nam hay nước ngoài, mà thủ tục xin visa thăm thân Việt Nam cũng sẽ khác biệt.

Nếu người được bảo lãnh đang ở nước ngoài

Nếu người cần xin thị thực thăm thân Việt Nam đang ở nước ngoài, quy trình xin visa sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Xin công văn nhập cảnh diện thăm thân

Người bảo lãnh/công ty bảo lãnh sẽ chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở mục Hồ sơ bên trên và nộp tại một trong các địa chỉ sau:

Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội

Cục Quản lý Xuất nhập cảnh TP. Hồ Chí Minh: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh

Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Đà Nẵng: 78 Lê Lợi, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính hoặc nơi nơi người Việt Nam bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

Nộp hồ sơ xong, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận (cũng gọi là giấy hẹn). Bạn sẽ phải chờ khoảng 5 ngày làm việc để cơ quan xuất nhập cảnh xử lý hồ sơ.

Cuối cùng bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Giấy này được gọi là Công văn nhập cảnh Việt Nam.

Khi đó, bạn scan toàn bộ công văn này gửi cho người được bảo lãnh tại nước ngoài, để người đó có thể dán tem visa TT để nhập cảnh Việt Nam.

Bước 2. Dán visa TT Việt Nam

Khi nhận được bản scan công văn nhập cảnh, người được bảo lãnh sẽ cần chuẩn bị:

Hộ chiếu bản chính còn thời hạn trên 6 tháng và phải còn ít nhất 2 trang trắng (chính là hộ chiếu được dùng để xin công văn nhập cảnh Việt Nam);

2 ảnh 4×6 phông trắng;

Bản in tất cả các trang công văn nhập cảnh;

Đơn xin nhập xuất cảnh Việt Nam.

Sau đó, tùy vào địa điểm xin lấy visa thăm thân Việt Nam, người nước ngoài sẽ mang hồ sơ đến

ĐSQ/TLSQ Việt Nam đã đăng ký; hoặc

Cửa khẩu nhập cảnh Việt Nam đã đăng ký

để dán visa thăm thân và hoàn thành thủ tục nhập cảnh Việt Nam theo diện thăm thân.

Nếu người được bảo lãnh đang ở Việt Nam

Do Trong trường hợp này, người bảo lãnh/đơn vị bảo lãnh sẽ thực hiện các bước sau để xin visa thăm thân cho người nước ngoài tại Việt Nam:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh người nước ngoài xin visa TT Việt Nam sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên.

Sau đó, cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh sẽ mang hồ sơ tới nộp tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh, nơi công ty bảo lãnh có trụ sở chính hoặc nơi nơi người Việt Nam bảo lãnh có hộ khẩu thường trú.

Sau đó, người nộp sẽ nhận được biên lai hẹn ngày nhận kết quả.

Bước 2: Nhận kết quả

Vào ngày hẹn, cá nhân bảo lãnh /đại diện của cơ quan bảo lãnh sẽ mang giấy hẹn lên địa điểm nộp hồ sơ để nhận kết quả visa thăm thân.

Từ thời điểm đó, người nước ngoài sẽ được lưu trú tại Việt Nam theo diện visa thăm thân.

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về gia hạn visa thăm thân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về gia hạn visa thăm thân, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin