Franchise là gì? Phân chia loại hình franchise hiện nay là gì? Franchise là thuật ngữ nói về phương thức kinh doanh mới xuất hiện gần đây, nhưng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và chọn lựa đầu tư. Vậy để hiểu hơn về thuật ngữ này hãy cùng chuyên mục tư vấn nội thất tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
0987.022.122 – 0919.333.991
Franchise là gì?
Từ “Franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “free” – tự do. Theo từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học thì franchise được hiểu là nhượng quyền kinh doanh. Franchise tức là nhượng quyền thương mại. Theo đó, doanh nghiệp bán franchise (franchiser) trao cho bên mua quyền kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ của công ty mình trên thương hiệu của mình. Đổi lại doanh nghiệp mua franchise (franchisee) phải trả cho bên bán một khoản phí sử dụng bản quyền hay chiết khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận. Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên mua franchise đảm nhiệm, doanh nghiệp bán franchise chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…
Franchise tức là nhượng quyền thương mại
Phân chia loại hình franchise hiện nay
Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Trong management franchise, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng sở hữu thương hiệu và mô hình, công thức kinh doanh.
Full business format franchise mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
Full business format franchise mang tính hoàn thiện hơn với yêu cầu từ hai bên. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại sản phẩm cơ bản, bao gồm:
Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh
– Hệ thống: chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo
– Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh
– Hệ thống thương hiệu
– Sản phẩm, dịch vụ
Bên mua quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản phí cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)
Equity franchise có nghĩa là người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Equity franchise có nghĩa là người nhượng quyền tham gia vốn đầu tư
Bạn có thể xem thêm tại: Nhượng quyền thương hiệu cafe
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)
Non-business format franchise mang nguyên tắc quản lý lỏng lẻo hơn, bao gồm các trường hợp phổ biến như sau:
– Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên…
– Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (marketing franchise) như CocaCola.
– Nhượng quyền thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler nhượng quyền sử dụng thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng và hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi.
– Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên thương hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) hoặc loại tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst&Young, Grant Thornton…
Những ưu/ nhược điểm của Franchise
Hiện nay tại Việt Nam phổ biến nhất vẫn là nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện, vậy hình thức này có những ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
– Giảm thiểu rủi ro thương hiệu: Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã có sẵn một thị phần khá rõ ràng trên thị trường. Lúc đó nhượng quyền mới có giá trị, và vì điều này nên các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc vận hành kinh doanh sao cho tốt.
– Chất lượng được đảm bảo: Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ về mặt chất lượng, bộ phận quản lý nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền của thương hiệu.
– Hệ thống hóa quy trình: Các quy trình từ vận hành kinh doanh, thiết lập quán trà sữa, thuê mướn nhân viên đều sẽ được hệ thống hóa. Có một sườn nhất định hoặc sẽ được chủ thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhận nhượng quyền. Điều này nhằm làm mọi việc dễ quản lý cũng như rõ ràng hơn khi gặp rắc rối.
– Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền: Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền từ việc pháp lý, bày trí, và marketing. Điều này làm bên nhận nhượng quyền dễ thở hơn trong việc quản lý và vận hành quán.
– Đào tạo bài bản: Tất cả nhân viên, và các bên nhận nhượng quyền sẽ được đào tạo từ A-Z các điều cần biết về thương hiệu, mọi thứ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp.
Nhược điểm
– Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu: Nếu các bên nhận nhượng quyền quyết định mở kinh doanh theo phương thức này, thì cần nằm lòng một điều rằng là bạn không sỡ hữu thương hiệu này. Bạn chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Cho nên nếu các bên nhận thương hiệu không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao và mọi thứ có thể trở nên công cốc.
– Rủi ro kinh doanh chuỗi: Nhất là trong những hệ thống nhượng quyền lớn, các bên nhận nhượng quyền sẽ như ngồi trên đống lửa khi 1 mắt xích trong chuỗi cửa hàng bị dính “phốt” như là nguyên liệu không nguồn gốc, nhân viên không tốt.. Điều này sẽ làm các khách hàng đánh giá tình hình của cả chuỗi mà không cần biết các chi nhánh nhượng quyền khác hay giống nhau.
– Cạnh tranh trong chuỗi: Tình trạng cạnh tranh trong chuỗi là có chứ không phải là không, nhất là tại các cửa hàng gần nhau. Cạnh tranh nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng, thông thường các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.
– Thiếu sáng tạo: Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều được định sẵn cho các bên nhận thương hiệu và có khuôn khổ. Các chính sách đều được đưa xuống từ bên chủ thương hiệu nên gần như việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh là không có.
Trên đây là một số mẫu và thông tin chi tiết về các Franchise là gì? Phân chia loại hình franchise hiện nay là gì? mà thietkexaydungpro.vn muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
0987.022.122 – 0919.333.991