Đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích

Trong hầu hết các mâu thuẫn thường xảy ra thì không tránh khỏi những trường hợp có người cố ý gây ra thương tích cho đối phương. Không chỉ chính người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà trong quá trình thực hiện hành vi ấy còn có cả những người giúp sức, người xúi giục… Họ có thể trở thành đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích. Vì thế, đây là một trường hợp phạm tội cũng rất đáng được quan tâm và tìm hiểu. Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp đến cho bạn đọc một số quy định pháp luật liên quan để có thể nắm rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao để quy định điều 134 tội cố ý gây thương tích

Trong cuộc sống thường nhật, những va chạm, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn có thể giải quyết được bằng lời nói, có những con người có lối sống “dĩ hòa vi quý”, có những cảm thông cho nhau thì những mâu thuẫn; tranh chấp sẽ được giải quyết và tình cảm con người trong cuộc sống sẽ gắn kết với nhau. Tuy nhiên, nếu con người đều có thể “đồng hóa” với nhau về mọi mặt thì con người, xã hội sẽ không thể phát triển.  Sự ích kỷ, cái tôi quá cao và sĩ diện của con người vẫn còn tồn tại rất nhiều, lớn và mãnh liệt trong cuộc sống dẫn đến “bạo lực lên ngôi”.

Có những người phạm tội thường do bột phát không làm chủ được bản thân, nóng giận không kiềm chế , bị lệch lạc về nhân cách, khiếm khuyết về gia đình, thiếu hiểu biết, hiếu thắng, uy hiếp mọi người nên dù mâu thuẫn nhỏ xảy ra cũng xuất hiện tranh chấp xô xát.

Thói quen sử dụng rượu bia trong hội họp, lễ tết, tiệc vui, tiệc buồn và sinh hoạt đời thường cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gây thương tích cho người khác. Phần lớn các vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên cả nước trong thời gian qua nguyên nhân là do có sử dụng rượu, bia và chất kích thích khác dẫn tới việc không làm chủ bản thân, tinh thần, ý chí nằm ngoài tầm kiểm soát, không tỉnh táo, dễ bị kích động dẫn đến việc phạm tội.

Nội dung của điều 134 tội cố ý gây thương tích

Điều 134 Bộ Luật Hình Sự 2015 ( điều 134  BLHS 2015) sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Thứ nhất: Chủ thể của tội phạm

đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích
đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích

Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Thứ hai, Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện sử dụng

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.

Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công

Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

– Hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Thứ ba: Khách thể của tội phạm

Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Quy định về đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hiện hành

Tội cố ý gây thương tích được hiểu là người phạm tội có hành vi gây ra thương tích hoặc là gây tổn thương đến sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật. Trong trường hợp cố ý gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại đến cho sức khỏe của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể được nhận định là dưới 11% thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp luật định. Và hậu quả gây ra thương tích hoặc tổn hại đến cho sức khỏe của nạn nhân cũng chính là một dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội phạm.

Căn cứ theo Điều 17 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì đồng phạm được quy định cụ thể như sau:

– Đồng phạm chính là trường hợp mà có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm nào đó.

– Đồng thời, người đồng phạm sẽ bao gồm có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức.

  Người giúp sức chính là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

  Người tổ chức chính là người chủ mưu, người cầm đầu hay chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

  Người xúi giục chính là người kích động, dụ dỗ hoặc thúc đẩy người khác để họ thực hiện tội phạm.

  Người giúp sức chính là người tạo ra điều kiện tinh thần hoặc là điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Và theo quy định pháp luật, để được xem là đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích thì phải thỏa mãn dấu hiệu có hai người cố ý cùng thực hiện hành vi gây ra thương tích hoặc là gây tổn hại đến sức khỏe cho người khác một cách trái pháp luật.

Hình phạt đối với đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người phạm tội cố ý gây thương tích sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

– Người phạm tội cố ý gây thương tích có thể bị áp dụng hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ cho đến 2 năm, hoặc là bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 20 năm, cũng có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân.

– Ngoài ra, người nào mà có chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm, vật liệu nổ, hóa chất nguy hiểm, axit nguy hiểm hoặc là thành lập hay tham gia nhóm tội phạm nhằm gây ra thương tích hay tổn hại đến cho sức khỏe của người khác thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến 2 năm, hoặc bị phạt tù từ 3 tháng cho đến 2 năm.

Nguyên tắc xác định nên trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm theo quy định:

– Phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm như bị xét xử, truy tố về cùng tội danh và cùng điều luật.

– Đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:

Sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà đồng phạm khác đã vượt quá.

Và các tình tiết như tăng nặng hay giảm nhẹ cũng sẽ áp dụng cho từng người cụ thể.

Như vậy, đối với đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích, mỗi người đều sẽ phải chịu trách nhiệm độc lập về việc mà cùng thực hiện đồng phạm, tức là việc đã gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nếu mỗi người có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì sẽ áp dụng riêng cho từng người phạm tội cụ thể chứ không phải ai trong đồng phạm cũng sẽ có mức phạt như nhau.

Vì thế, theo nguyên tắc thì đồng phạm trong tội này cũng sẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mức hình phạt được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. 

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về đồng phạm trong tội cố ý gây thương tích và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin