Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại

Sự ra đời của Thừa phát lại là một bước tiến mới đối với pháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống tố tụng dân sự nói riêng. Vậy Thừa phát lại là gì? Vai trò và chức năng của thừa phát lại trong thi hành án dân sự? Điều kiện để được bổ nhiệm trở thành Thừa phát lại bao gồm những gì? 

Vậy điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Thông tư 05/2020/TT-BTP

Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-TANDTC-BTC.

Định nghĩa

Thừa phát lại được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về thừa phát lại, cụ thể:

“Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan“

Nghĩa là, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Vai trò của Thừa phát lại

+ Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

+ Thừa phát lại được thực hiện 4 nhiệm vụ chính: Tống đạt văn bản giấy tờ của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án.

+ Thừa phát lại được làm nhiều việc hơn Chấp hành viên (ngoài chức năng thi hành án, Thừa phát lại còn tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng). Đây là những chức năng vốn có của Thừa phát lại đã từng tồn tại ở nước ta trước đây và hiện nay tại một số quốc gia khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi hành án, chức năng thi hành án của Thừa phát lại hẹp hơn so với Chấp hành viên.

Tìm hiểu về điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại

Tiêu chuẩn người được bổ nhiệm Thừa phát lại:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Không có tiền án, tiền sự;

– Có bằng cử nhân Luật;

– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ trung cấp trở lên;

– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

Quy định điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại mới nhất

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện việc tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

 Công dân Việt Nam có bằng Cử nhân luật đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại theo đề nghị của Sở Tư pháp: Không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật; Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề Thừa phát lại; Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại; Đã nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại và không thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm thừa phát theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại:

Theo hướng dẫn của Sở Tư pháp Hà Nội, đối tượng muốn được bổ nhiệm Thừa phát lại yêu cầu cần có 02 bộ hồ sơ gửi đến Sở Tư pháp thành phố Hà Nôi, theo đó hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:

– Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số  14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013  của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Sơ yếu lý lịch bản chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc thị trấn trong thời hạn 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (theo mẫu);

– Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (bản chính);

– Bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật (bản sao có  chứng thực);

– Chứng chỉ tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại (bản sao có chứng thực);

– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

– Hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội (bản sao có chứng thực);

– Giấy xác nhận thời gian trên 05 năm công tác pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh (bản sao có chứng thực) đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

– 04 ảnh 3×4;

– Bản cam kết không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật sau khi được bổ nhiệm Thừa phát lại và tham gia hành nghề tại một văn phòng Thừa phát lại (theo mẫu).

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại
Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại

Phạm vi hoạt động của Thừa phát lại

Công việc Thừa phát lại được làm

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt hồ sơ, giấy tờ theo quy định của Tòa án phải đảm bảo thực hiện một cách nghiêm ngặt, tuân theo các biểu mẫu pháp luật quy định và sẽ do thư ký nghiệp vụ của văn phòng thừa phát lại trực tiếp thực hiện để giao tận tay cho các đương sự.

– Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Đây là loại văn bản cho chính Thừa phát lại lập ra, ghi nhận lại các sự kiện đã xảy ra để làm chứng cứ trong xét xử

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Được thực hiện trong trường hợp các đương sự có gửi yêu cầu đến thừa phát lại về việc kiểm tra điều kiện thi hành án, chủ yếu là các đối tượng liên quan đến tài sản như: Nhà, đất, ô tô, xe máy, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Những việc Thừa phát lại không được làm

Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Thừa phát lại có được công chứng văn bản không?

Hiện nay, thuật ngữ công chứng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy, công chứng chỉ thực hiện theo Luật Công chứng, do Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trong khi đó, Thừa phát lại chỉ có nhiệm vụ tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác mình điều kiện thi hành án… mà không được thực hiện việc công chứng.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định:

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Và Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020. Như vậy, Thừa phát lại không có nhiệm vụ công chứng văn bản.

Chi phí lập vi bằng thừa phát lại là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 08/2020, chi phí lập vi bằng được xác định theo thỏa thuận của người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại; được xác định theo hai căn cứ:

– Công việc thực hiện.

– Theo giờ làm việc.

Thực tế, thông thường chi phí lập vi bằng ở các Văn phòng Thừa phát lại dao động từ 03 – 05 triệu đồng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin