Dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình

Thủ tục hải quan là một thủ tục quan trọng đối với hàng hoá muốn xuất nhập khẩu. Pháp luật đã quy định cụ thể về các thủ tục quan quan. Trong bài viết dưới đây, Luật Rong Ba sẽ giới thiệu cho bạn đọc về dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình, mời bạn đọc cùng theo dõi

Tổng quan về tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh thuộc duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam.

Năm 2018, Quảng Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 47 về số dân, xếp thứ 50 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 51 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 55 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 887,6 nghìn dân, GRDP đạt 33.282 tỉ Đồng (tương ứng với 1,444 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,03%

Cơ cấu kinh tế: năm 2016: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 22,9%, công nghiệp – xây dựng: 25,7%, dịch vụ: 51,4%. Tổng mức đầu tư toàn tỉnh năm 2016 là 10.824 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Bình có dự án cảng Hòn La và khu công nghiệp Hòn La đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế cho tỉnh này. Cảng Hòn Là được xây dựng trên diện tích 32,3 ha với công suất thiết kế 10-12 triệu tấn/năm. Ngoài ra, ở đây còn có khu công nghiệp Hòn La, Nhà máy đóng tàu với tổng mức đầu tư 4.500 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện có tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD có công suất 1.200 MW.

Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt, Khu kinh tế Hòn La  và Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo và 6 khu công nghiệp khác.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 45.976 tỉ đồng, trong đó thu nội địa đạt 34.323 tỉ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 11.600 tỉ đồng (không bao gồm 365 tỉ đồng ghi thu ghi chi và 53 tỉ đồng thu huy động đóng góp).

Quy định về dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình

Thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan chính là những thủ tục cần thiết nhất để hàng hóa, phương tiện vận chuyên được nhập khẩu hay nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa ra khỏi biên giới của một quốc gia.

Với các công ty không có người chuyên trách hoặc không có kinh nghiệm thì làm thủ tục hải quan, thuê công ty dịch vụ là sự lựa chọn an toàn, ít nhất là những lô hàng đầu tiên.

Trong đó, khai báo hải quan chính là một trong những khâu quan trọng trong suốt quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc khai báo hải quan luôn đòi hỏi về sự linh hoạt của nhân viên giàu kinh nghiệm để xử lý tất cả những vấn đề phát sinh và hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công việc giao hàng ngày càng nhanh chóng.

Đây là một trong những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận chuyển được nhập khẩu hoặc nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu hay xuất cảnh ra khỏi ra khỏi biên giới một quốc gia.

Mục đích làm thủ tục hải quan để làm gì?

Đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa là một trong những yêu cầu được bắt buộc. Thực hiện thủ tục hải quan nhằm giải quyết 2 mục đích cơ bản như sau:

+ Nhà nước thu thuế: Đây cũng chính là mục đích quan trong nhất để trả lời cho chúng ta biết tại sao phải tốn nhiều thời gian, công sức của nhiều người để giải quyết những công việc như thế này.

+ Quản lý hàng hóa: Nhằm đảm bảo an toàn hàng hóa ra vào trong lãnh thổ Việt Nam không còn thuộc vào danh mục cấm, bạn có thể nhập như; ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất các mặt hàng đồ cổ, động vật ra khỏi thị trường Việt Nam theo con đường chính ngạch được.

Hướng dẫn dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu

Khi làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, người khai tờ khai (chủ hàng, đại lý hải quan, hoặc người khai thuê hải quan) thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ chứng từ hàng hoá

Ở bước này, có khá khá loại chứng từ mà bạn phải chuẩn bị theo quy định như: Hoá đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, chi tiết đóng gói, chứng nhận chất lượng, vận đơn,… Trong đó, có nhiều loại thông tin và giấy tờ phải do bên bán cung cấp vậy nên ngay khi có bản mềm, bạn phải cẩn thận kiểm tra tính hợp lệ của tất cả trước khi yêu cầu bên bán gửi bản cứng và nộp cho hải quan.

Bước 2: Chuẩn bị chữ ký số, đăng ký với Tổng cục hải quan

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều dùng chữ ký số để khai thuế. Và bạn phải đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục hải quan để có thể truyền tờ khai hải quan điện tử. Việc này bạn có thể tự làm hoặc thuê dịch vụ khai báo hải quan nhờ họ làm.

Nếu so sánh giữa phương án tự chủ hàng làm, nhờ dịch vụ hải quan, và nhờ đơn vị cung cấp chữ ký số, thì tôi thấy bên công ty bán chữ ký số thao tác nhanh hơn cả. Đơn giản là vì họ làm thường xuyên.

Bước 3: Khai báo thông tin với Phần mềm khai báo hải quan VNACCS

Đến với bước khai báo hải quan điện tử trong quy trình làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, bạn có thể chọn một trong các phương án sau:

Tự xây dựng phần mềm theo chuẩn kết nối được Tổng cục Hải quan công bố tại địa chỉ sau: http://ptsw.customs.gov.vn/vnaccs/EDI%20Detailed%20Design.rar

Sử dụng các phần mềm cung cấp bởi các đơn vị đã được Tổng cục Hải quan xác nhận hợp chuẩn.

Trong 3 cách trên thì bạn nên chọn phương án “Sử dụng các phần mềm cung cấp bởi các đơn vị đã được Tổng cục Hải quan xác nhận hợp chuẩn”. Các công ty đủ điều kiện hiện nay có thể kể đến như:

– Công ty TNHH hệ thống thông tin FPS FPT;

– Công ty cổ phần Softech;

– Công ty TNHH thương mại dịch vụ CNTT G.O.L;

– Công ty TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn;

– Công ty cổ phần TS24

Bước 4: Thủ tục đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Với hàng xuất khẩu, cần căn cứ vào nội dung hợp đồng ngoại thương và thoả thuận giữa người mua và người bán để làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành cho phù hợp chứ không phải là điều kiện bắt buộc khi làm thủ tục hải quan.

Với hàng nhập khẩu thì với mỗi mặt hàng cụ thể, căn cứ vào quy định hiện hành, hải quan sẽ quyết định có phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Bạn nên tìm hiểu về danh mục các mặt hàng nhập khẩu này để tránh phát sinh rủi ro thời gian và chi phí.

dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình
dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình

Bước 5: Khai và truyền tờ khai cho hải quan

Nếu muốn tự thực hiện bước này, cách duy nhất là sử dụng phần mềm khai hải quan mà bạn đã cài đặt, nhập đầy đủ thông tin và số liệu của lô hàng vào tờ khai hải quan. Bạn có thể tham khảo để biết cách thực hiện theo văn bản hướng dẫn công khai của cục hải quan.

Khi thông tin đầy đủ và hợp lệ, tờ khai sẽ được cấp số. Sau khi truyền chính thức, tờ khai sẽ được hệ thống tự động phân luồng:

– Luồng Xanh: hệ thống đã thông quan chỉ cần nộp thuế và đến hải quan giám sát thực hiện nốt thủ tục hải quan là xong.

– Luồng Đỏ: hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy, sau đó kiểm tra thực tế hàng hóa

– Luồng Vàng: hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy

Giờ bạn in tờ khai ra bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo của quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng (D/O)

Lệnh giao hàng là chứng từ mà công ty vận chuyển (hãng tàu, forwarder) phát hành ra để chỉ thị cho đơn vị lưu giữ hàng (cảng, kho) giao hàng cho chủ hàng. Đây chứng từ quan trọng để làm thủ tục hải quan tại cảng khi kiểm hàng hoá, kiểm tra chuyên ngành hay lấy hàng.

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Trong khi làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, chứng từ doanh nghiệp cần chuẩn bị khác nhau tuỳ theo luồng tờ khai:

Với tờ khai luồng Xanh:

Chỉ cần in tờ khai in từ phần mềm và tờ mã vạch từ website của Tổng cục hải quan rồi đem đến bộ phận hải quan giám sát để làm nốt thủ tục.

Với tờ khai luồng Vàng:

Hồ sơ hải quan cho hàng nhập khẩu gồm:

+ Giấy giới thiệu của công ty

+ Tờ khai hải quan: 1 bản in từ phần mềm

+ Vận đơn (Bill of Lading): 1 bản chụp, có dấu doanh nghiệp + dấu hãng vận chuyển biển (hãng tàu hoặc công ty forwarding)

+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 1 bản chụp

+ Hóa đơn cước vận chuyển quốc tế (nếu điều kiện ExWork, FOB), hóa đơn phụ phí CIC, vệ sinh, phí chứng từ: 1 bản chụp

+ Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu hàng phải kiểm tra): 1 bản gốc có dấu xác nhận của cơ quan chuyên ngành

+ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): 1 bản gốc (nếu có)

+ Chứng từ khác (nếu có, tùy theo loại hàng): bản chụp Chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – CQ), Chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis – CA), Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)…

Với tờ khai luồng Đỏ:

Chuẩn bị như với luồng Vàng được nêu ở trên.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc nộp thuế có thể được thực hiện ngay sau lúc truyền tờ khai hoặc sau khi tờ khai đã được thông quan. Nhưng bắt buộc phải hoàn tất trước khi thông quan.

 Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan

Đại lý làm thủ tục hải quan là những công ty chuyên làm dịch vụ hải quan theo hợp đồng đại lý và hoạt động dựa trên sự ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu.

Điều kiện công nhận đại lý làm thủ tục hải quan

Thứ nhất, điều kiện về chủ thể kinh doanh

Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy đinh Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Hải quan 2014 và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thì có quyền kinh doanh dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.

Thứ hai, điều kiện về nhân sự

Doanh nghiệp phải có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;

– Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;

– Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan

Thứ ba, điều kiện về cơ sở vật chất

Doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện hoạt đồng ngành nghề kinh doanh về  khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Quảng Bình và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin