Dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam

Thủ tục hải quan là thủ tục bắt buộc đối với việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá, theo đó cơ quan hải quan của một nước thực hiện các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình để kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về thủ tục hải quan, nhất là dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam như thế nào? mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Tổng quan vè tỉnh Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.[3][4]

Năm 2020, Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếp thứ 44 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 808.200 người dân[, GRDP đạt 44.613 tỉ Đồng (tương ứng với 1,9376 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55,2 triệu đồng (tương ứng với 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,02%.

Quy trình, thủ tục khai báo hải quan tại cục Hải quan theo dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì ?

Để đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, chính xác, doanh nghiệp chủ hàng cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan. Chi tiết bao gồm:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Tờ khai hải quan, có kết quả phân luồng

– Vận đơn vận chuyển hàng hóa (Bill of lading)

– Các chứng từ, giấy tờ liên quan hàng hóa khác (nếu có): Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ), kết quả kiểm tra chất lượng, phân tích phân loại, Công bố sản phâm,

Thủ tục hải quan là gì?

Trước hết, cần hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”.

Theo Wikipedia: Hi quan là mt ngành có nhim v thc hin kim tra, giám sát hàng hóa, phương tin vn ti, phòng, chng buôn lu, vn chuyn trái phép hàng hóa qua biên gii.; t chc thc hin pháp lut v thuế đi vi hàng hóa xut khu, nhp khu, kiến ngh ch trương, bin pháp qun lý Nhà nước v hi quan đi vi hot đng xut khu, nhp khu, xut cnh, nhp cnh, quá cnh và chính sách thuế đi vi hàng hóa xut khu, nhp khu.

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

– Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

– Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

– Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;

– Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;

– Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;

– Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Địa điểm làm thủ tục hải quan theo quy định pháp luật:

Theo điều 22 Luật hải quan năm 2014 và điều 4 nghị định 08/2015/NĐ-CP thi hành luật hải quan về thủ tục kiểm tra giám sát kiểm soát hải quan:

– Thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tại khoản 2 Điều này được làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh.

Đối với hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, địa điểm làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.

– Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, cảng cạn (ICD), ga đường sắt liên vận quốc tế, mạng bưu chính công cộng cung ứng dịch vụ quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc tổ chức bộ máy, bố trí lực lượng làm thủ tục hải quan; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận kho, bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập kết để làm thủ tục hải quan. Điều kiện, trình tự thủ tục công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung như quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan”.

Thông tin dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam

Thủ tục hải quan tại chỗ Hà Nam

Ngoài việc mua bán, giao thương với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Hà Nam cũng thường xuyên phải trao đổi hàng hóa với doanh nghiệp trong nước. Khi đó, nghiệp vụ hải quan cho hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ phải được thực hiện:

– Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan

– Bước 2:Doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ tiến hành thủ tục xuất khẩu hàng hóa bình thường

– Bước 3:Doanh nghiệp xuất khẩu bàn giao hàng hóa cho doanh nghiệp nhập khẩu

– Bước 4:Doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm bảo quản hàng hóa cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu

– Bước 5:Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Trong quá trình làm hải quan, bàn giao hàng hóa có thể phát sinh kiểm hóa. Tại đây, TTL logistics sẽ tư vấn, hướng dẫn khách hàng chi tiết.

dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam
dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:

– Hợp đồng thương mại (Sale Contract).

– Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).

– Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).

– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).

– Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice).

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

– Vận đơn bản sao.

– Vận đơn bản gốc có dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

– Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.

– Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

– Thuế nhập khẩu.

– VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Thời gian thông quan hàng hóa tại Hà Nam mất bao lâu ?

Đối với bất kì hoạt động gì, thời gian hoàn thành luôn là một trong những yếu tố quyết định. Dịch vụ thông quan hàng hóa cũng không phải ngoại lệ.

Thông thường, hàng khóa xuất nhập khẩu khi đi qua lãnh thổ hải quan sẽ được phân luồng xanh/vàng/đỏ. Đối với hàng hóa luồng xanh, hàng hóa được tự động thông quan; luồng vàng phải trải qua quá trình kiểm tra hồ sơ của cán bộ hải quan (khoảng 30 phút-1 giờ kể từ khi mở tờ khai). Riêng với luồng đỏ, bên cạnh phải nộp chứng từ bản cứng thì cần phải kiểm hóa thực tế. Thời gian kiểm hóa thông thường là 1/2 đến một ngày làm việc.

Thời gian thông quan còn phụ thuộc vào hình thức mở tờ khai của chủ hàng: cá nhân hay tổ chức/doanh nghiệp. Nếu chủ hàng là cá nhận, bắt buộc phải mở tờ khai giấy và kiểm hóa thực tế hàng. Do đó, thời gian thông quan sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ của TTL, với đội ngũ chuyên viên có nghiệp vụ vững vàng, thời gian làm thủ tục sẽ được tối giản nhất.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu dịch vụ hải quan trọn gói tại Hà Nam và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin