Dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Lắk

Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc khai báo hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một bước vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây Luật Rong Ba sẽ giới thiệu cho bạn đọc về Trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc khai báo hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một bước vô cùng quan trọng.

Tổng quan về Đăk Lăk

Đắk Lắk (cách viết cũ là Darlac) là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam.

Năm 2019, Đắk Lắk là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 10 về số dân, xếp thứ 22 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 41 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 37 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,87 triệu người dân, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.686 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4175 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 41,00 triệu đồng (tương ứng với 1.781 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,82%.

Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km, cách thành phố Đà Nẵng 520 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông[5]. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại được thế giới công nhận.

Dịch vụ hải quan là làm gì?

Dịch vụ hải quan là tổng hợp các công việc để thông quan 1 lô hàng, như truyền tờ khai điện tử, làm thủ tục hồ sơ với hải quan tiếp nhận, phối hợp với hải quan thực hiện kiểm hóa,…vv

Người khai báo hải quan có thể là cá nhân hoặc các công ty làm dịch vụ hải quan.

Dịch vụ thủ tục hải quan có thể thực hiện theo 2 cách khách hàng có thể tiếp nhận như: khai thuê hải quan hoặc đại lý hải quan

Dịch vụ khai thuê hải quan: công ty dịch vụ hoặc cá nhân nhận làm dịch vụ dùng giấy giới thiệu thay mặt người có nhu cầu dịch vụ để làm thủ tục thông quan. Người làm dịch vụ không xuất hiện tên pháp nhân (hay cá nhân ) trên chứng từ hải quan.

Dịch vụ đại lý hải quan: công ty dịch vụ mới có thể đứng tên mình và dùng chữ ký số của mình để khai tờ khai, sao y chứng từ để nộp hồ sơ hải quan. Công ty dịch vụ dùng tên mình để làm dịch vụ.

Nhóm mặt hàng khai hải quan tại Đắk Lắk

Hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, máy móc dây chuyền các loại

Khai báo hàng máy móc mới và đã qua sử dụng, máy móc trên 10 năm

Mặt hàng thực phẩm, hải sản tươi sống, rau củ quả

Thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp, thiết bị ngành hàng không, quốc phòng, thiết bị in màu, ngành in ấn.

Chuyên khai báo hải quan nhóm mặt hàng máy móc trên 10 năm.

Chuyên khai báo hải quan nhóm hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Khai báo hải quan đồ chơi trẻ em, thang máy, thang cuốn, vật liệu xây dựng, bồn cầu, chén.

Dịch vụ hải quan trọn gói gồm những vấn đề gì?

Khai báo hải quan

Kiểm tra chuyên ngành: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, đăng kiểm…vv

Kiểm tra lô hàng: khác với luồng vàng và xanh, thì tk luồng đỏ bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm hóa. Hiện nay có 2 phương thức kiểm tra. Một là kiểm tra bằng hình thức soi chiếu và hai là mở theo chỉ thị của hải quan.

Xin CO

Vận chuyển hàng hóa

Xin hoàn thuế xuất nhập khẩu …

Tham vấn giá

Tư vấn chuẩn bị hồ sơ kiểm tra sau thông quan

Quy Trình Khai Báo Hải Quan Điện Tử Hàng Nhập

(1) Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

(2) Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)

(3) Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

(4) Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ

(5) Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan

(6) Những điểm cần lưu ý

Tư vấn dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Lắk

Hướng dẫn 8 bước khai hải quan điện tử

Cách Thức Thực Hiện:

Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Lắk
dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Lắk

Thành Phần, Số Lượng Hồ Sơ:

– Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

+ Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan.

– Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc điện tử.

Thời Hạn Giải Quyết:

– Hệ thống phản hồi cho người khai hải quan ngay sau khi hệ thống tiếp nhận, công chức hải quan chấp nhận kết quả phân luồng/từ chối tờ khai trừ các trường hợp bất khả như nghẽn mạng, hệ thống đường truyền gặp sự cố…

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

Đối Tượng Thực Hiện Thủ Tục Hành Chính:

Tổ chức, cá nhân

Cơ Quan Thực Hiện Thủ Tục Hành Chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan

– Người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan

– Cơ quan phối hợp (nếu có):

Kết Quả Thực Hiện Thủ Tục Hành Chính:

Quyết định thông quan hàng hóa

Yêu Cầu, Điều Kiện Thực Hiện Thủ Tục Hành Chính:

Trước khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:

– Có chữ ký số được đăng ký;

– Đăng ký người sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;

– Làm thủ tục cấp mã địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp không được công nhận địa điểm kiểm tra tại chân công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải đưa hàng hoá đến địa điểm kiểm tra tập trung để kiểm tra (áp dụng đối với các lô hàng được hệ thống VNACCS phân vào luồng đỏ).

(1) Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo các chỉ tiêu thông tin cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).

Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38 và nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39) cho cơ quan hải quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất xuất khẩu, và xuất khẩu sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải khai mã sản phẩm xuất khẩu, mã nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phù hợp với thực tế quản trị, sản xuất của người khai hải quan tại chỉ tiêu mô tả hàng hóa theo hướng dẫn của Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38 (được thay thế bởi Phụ lục I Thông tư 39) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu.

(2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.

(3) Một tờ khai hải quan được khai báo cho lô hàng có một hóa đơn. Trường hợp khai hải quan đối với lô hàng có nhiều hóa đơn trên một tờ khai hải quan, người khai hải quan lập Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi kèm tờ khai hải quan đến Hệ thống.

Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hóa đơn và tổng lượng hàng trên tờ khai hải quan, nếu không thể khai hết các hóa đơn trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan.

(4) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế theo quy định thì khi khai hải quan phải khai các chỉ tiêu thông tin liên quan đến không chịu thuế, miễn thuế.

(5) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện được giảm mức thuế so với quy định thì khi khai mức thuế trên tờ khai hải quan giấy phải khai cả mức thuế trước khi giảm, tỷ lệ phần trăm số thuế được giảm và văn bản quy định về việc này.

6) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là phương tiện vận tải đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt thì người khai hải quan phải khai và hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu trước khi làm thủ tục xuất cảnh, trừ trường hợp bán hàng sau khi phương tiện vận tải đã xuất cảnh; khai và làm thủ tục hải quan nhập cảnh trước khi làm thủ tục nhập khẩu; trường hợp là phương tiện vận tải đường bộ hoặc phương tiện được các phương tiện khác vận chuyển qua cửa khẩu thì chỉ phải khai và làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu, không phải làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh.

(7) Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

 Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Lắk. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm dịch vụ hải quan trọn gói tại Đắk Lắk và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin