Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh nội địa, ở vị trí trung tâm các tỉnh thuộc khu Việt Bắc cũ, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; thị xã tỉnh lỵ cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường Quốc lộ 3.

Ngoài ra mỗi sản phẩm, hàng hóa cần được đăng ký nhãn hiệu để phân biệt với các đơn vị khác, Luật Trần và Liên Danh xin hướng dẫn quý khách hàng tại Bắc Kạn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và giới thiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn như sau.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi sử dụng Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn

Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản). Lưu ý khi làm tờ khai phải mô tả nhãn hiệu cụ thể và thực hiện phân nhóm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu chính xác. Các nhóm hàng hóa cần được đoc kỹ và xác định cụ thể để đơn được chấp nhận hình thức theo đúng thời hạn quy định.

Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);

Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);

Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);

Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị khi đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Trần và Liên Danh

Công ty Luật Trần và Liên Danh là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi. Để thực hiện đăng ký nhãn hiệu thông qua Luật Trần và Liên Danh dù tại Việt Nam hay nước ngoài quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị các tài liệu sau:

Mẫu nhãn hiệu;

Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký nhãn hiệu.

Ký Giấy ủy quyền theo mẫu của Luật Trần và Liên Danh.

Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

Đóng lệ phí theo quy định.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khi sử dụng Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn tại Luật Trần và Liên Danh là bao lâu?

Thẩm định về hình thức

Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên;

Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ

Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.

Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.

Thẩm định về nội dung

Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu;

Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật là 12 tháng.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài lên tới 18 – 24 tháng bởi các lý khách quan như:

– Số lượng đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, việc thẩm định đơn sẽ ngày càng kéo dài hơn.

– Đơn đăng ký thường bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung do hồ sơ, tài liệu có sai sót về hình thức.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn

Dịch vụ tra cứu và tư vấn đăng ký nhãn hiệu của Luật Trần và Liên Danh

Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu: sau khi nhận được mẫu nhãn hiệu, Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu. Kết quả tra cứu sẽ là cơ sở để tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu.

Tư vấn: đối với nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc khả năng đăng ký thấp, Luật Trần và Liên Danh sẽ tư vấn cho quý khách hàng để sửa đổi, tăng khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu đó.

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.

Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?

Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.

Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ hay không?

Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.

Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Trần và Liên Danh :

Mẫu nhãn hiệu;

Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.

Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Trần và Liên Danh tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;

Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Luật Trần và Liên Danh sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Tra cứu chuyên sâu

Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.

Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.

Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.

Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Kạn như thế nào?

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:

Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.

Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định hình thức: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thời hạn công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định nội dung của nhãn hiệu: 09-12 tháng

Bước 4: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Bước 5: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.

Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Bắc Kạn?

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, cá nhân/tổ chức có thể nộp hồ sơ qua 2 hình thức: 

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa – Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, cá nhân/tổ chức cũng tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.

Cách 2: Gửi hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ bằng đường bưu điện. Phí đăng ký có thể gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. 

Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Cơ quan nộp hồ sơ

Địa chỉ

Cục Sở hữu trí tuệ

384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng

Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Để đảm bảo thực hiện thủ tục đúng chuẩn, tránh rủi ro, chậm trễ, khách hàng có thể lựa chọn Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn tại Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trên đây là một số nội dung mới nhất về Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu độc quyền tại Bắc Kạn Luật Trần và Liên Danh gửi tới quý khách hàng. Là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đăng ký nhãn hiệu, chúng tôi tự tin là nơi để quý khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nếu có thắc mắc hay có vần đề cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn chi tiết và cụ thể.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin