Dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc

Dựa vào BCTC, doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi trong tương lai tốt hơn để giúp doanh nghiệp phát triển hơn và có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số cho công ty. Vậy báo cáo tài chính gồm những gì? Vậy dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc được quy định như thế nào. Bài viết về dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).

Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính trong dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục đích của báo cáo tài chính

Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:

– Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

– BCTC cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…

 Vai trò của báo cáo tài chính trong dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc

– Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

– Dựa trên số liệu thể hiện trên BCTC để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.

– Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.
Thông tin thể hiện trên bản BCTC không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Cụ thể:

– Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.

– Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.

– Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.

– Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về báo cáo tài chính. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, giải đáp câu hỏi: Báo cáo tài chính là gì và các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính.

dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc
dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc

1 bộ báo cáo tài chính gồm những gì trong dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc

Các mẫu, nội dung BCTC được nhà nước quy định chặt chẽ. BCTC không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cơ quan nhà nước và các đối tác. Vậy bộ báo cáo tài chính 2021 gồm những báo cáo nào? Xem tiếp theo đây bạn nhé!

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200

Tại điều 100 trong thông tư này có quy định bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:

Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)

Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ bao gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a-DN).

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a- DN).

– BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a-DN).

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN).

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 133

Báo cáo tính hình tài chính

BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối tài khoản

Chú ý khi lập BCTC:

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào điều cũng phải lập và trình bày BCTC.

Nếu có nhu cầu khác trong công tác quản lý, doanh nghiệp có thiết kế và lập thêm các báo cáo cần thiết.

Nếu trong báo cáo có những phần doanh nghiệp không có số liệu thì có thể bỏ trống. Đồng thời đánh lại số cho các dòng có thông tin liên tục.

Công ty/tổng công ty có đơn vị trực thuộc: Cần lập báo cáo tài chính hợp nhất cuối kỳ.

Tổng công ty/doanh nghiệp nhà nước mà có đơn vị kế toán trực thuộc: lập BCTC hợp nhất giữa niên độ

Công ty mẹ và tập đoàn: lập BCTC hợp nhất giữa và cuối niên độ.

Các công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước

Cứ 3 tháng công ty đại chúng cần lập BCTC dạng đầy đủ để công khai trên phương tiện đại chúng. Đồng thời các nhà phân tích của DN có nhiệm vụ cập nhật lại mô hình và sửa đổi khuyến nghị cho từng cổ phiếu. Như vậy khi này các nhà đầu tư sẽ xem xét lại tình hình của công ty mình đầu tư, ra quyết định việc mua bán cổ phần sẽ thế nào. Và thời điểm này gọi là mùa báo cáo.

Các công ty tư nhân

Theo quy định, ít nhất công ty tư nhân cần lập báo cáo tài chính 1 năm 1 lần. Trong trường hợp cần thiết, DN có thể linh hoạt. Và thông tin của BCTC có thể được cổ đông, các thành viên của Hội đồng quản trị và đối tác, chủ nợ xem xét.

Giới thiệu cụ thể từng loại báo cáo tài chính 2021 gồm những gì

Bảng cân đối kế toán

Phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Bảng cân đối phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Trong đó:

Tài sản gồm: tài sản ngắn hạn (gồm tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và tài sản dài hạn (gồm các tòa nhà, máy móc và các tài sản vô hình).

Nợ cũng gồm: nợ ngắn hạn (các khoản phải trả trong thời hạn 12 tháng tiếp theo) và dài hạn.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hay còn được gọi là báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả lãi và lỗ). Thông qua báo cáo, doanh nghiệp có thể nắm được tất cả các khoản chi phí phát sinh và lãi/lỗ vào cuối kỳ. Trong báo cáo, các chỉ tiêu thể hiện gồm:

Đầu tiên là tất cả các doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tiếp theo là các chi phí phát sinh từ chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí tài chính.

Phần cuối cùng thể hiện lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng trước lãi và thuế = Chi phí – Lợi nhuận gộp

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Đây là báo cáo giúp bạn kiểm soát được dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Tiền mặt là khoản rất quan trọng, giúp doanh nghiệp thanh toán nhanh các khoản cần thiết. Việc thiếu hụt tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Và đặc biệt cho dù doanh nghiệp đang phát triển, việc thiếu hụt tiền mặt vẫn có thể xảy ra. Vậy báo cáo lưu chuyển tiền mặt rất quan trọng. Bạn có thể xem thêm bài viết cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp để hiểu rõ hơn nhé!

Trong báo cáo thể hiện dòng tiền mặt vào và ra ở 3 phần:

Dòng tiền do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: các chi phí thực tế phát sinh và doanh thu.

Phần dòng tiền từ hoạt động đầu tư: tiền mặt, tài sản dài hạn hoặc thu nhập từ việc bán tài sản dài hạn.

Từ hoạt động tài chính: nguồn thu từ lãi xuất được trả, vay mới hoặc được trả tiền vay.

Thuyết minh báo cáo tài chính trong dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc

Thông qua số liệu trong “Bảng cân đối kế toán”, “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng lưu chuyển tiền tệ”. Kế toán sẽ phân tích chi tiết và tường thuật lại theo các chỉ tiêu đã được quy định. Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo về cách xem báo cáo tài chính để hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty.

Bên cạnh các thông tin được quy định, doanh nghiệp có thể thêm các thông tin khác tùy theo yêu cầu.

Sau khi chuẩn bị xong bộ báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ nộp cho cơ quan chức năng, công bố thông tin đại chúng,… Tuy nhiên một số đơn vị trước khi nộp BCTC thì cần tiến hành kiểm toán BCTC. Đó là những đơn vị nào?

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về dịch vụ báo cáo tài chính tại Vĩnh Phúc và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin