Đăng ký thực phẩm chức năng

Đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng (đăng ký thực phẩm chức năng) là một khâu bắt buộc khi muốn kinh doanh và lưu hành tự do sản phẩm này trên thị trường.

Nó như một sự cam kết về chất lượng của sản phẩm và cũng là quy định bắt buộc của nhà nước đối với các doanh nghiệp buôn bán, phân phối hay nhập khẩu thực phẩm chức năng.

Vậy doanh nghiệp bạn đã biết về những quy định của việc đăng ký thực phẩm chức năng chưa? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý

Để xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cần tuân thủ theo các luật – nghị định bên dưới:

Luật an toàn thực phẩm 2010

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

Nghị định 15/2018/NĐ-CP Hướng dẫn luật an toàn thực phẩm

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các vi phạm về an toàn thực phẩm

Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng

Các khái niệm, thông tin chung về thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì

Thực phẩm chức năng là các sản phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được bổ sung thêm các chất chức năng trong quá trình chế biến.

Thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi và hỗ trợ điều trị bệnh. Hoặc đôi khi thực phẩm chức năng chỉ đơn thuần là có tác dụng tạo cho cơ thể thoải mái nhất, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm chức năng được chế biết theo công thức, có liều lượng sử dụng và được chỉ định đối tượng rõ rệt, người dùng có thể sử dụng thường xuyên, đảm bảo an toàn, không có độc hại hay phán ứng phụ.

Số đăng ký thực phẩm chức năng là gì

Thực phẩm chức năng là nhóm sản phẩm có tác đụng hỗ trợ điều trị bệnh hoặc tạo cho cơ thể sự thoải mái, tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Theo quy định của Nhà nước, các sản phẩm là thực phẩm chức năng cần phải được thực hiện công bố trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam với mục địch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Thông thường khi thực hiện thành công việc công bố, cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền sẽ trả lại kết quả cho tổ chức, cá nhân, trong đó có số đăng ký thực phẩm chức năng. Số đăng ký này do Cục an toàn thực phẩm cấp

Số đăng ký thực phẩm chức năng thực chất là số giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm do cơ quan nhà nước cấp quá trình kiểm duyệt hồ sơ công bố và cấp giấy công bố sản phẩm. Mã số này được đặt phía trên bên dưới dòng “ Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm”

Giấy phép lưu hành tự do là gì

Giấy phép lưu hành tự do sản phẩm hay còn gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale) là một loại chứng từ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu đối với sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm cả các giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và các loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực 02 (hai) năm, kể từ ngày cấp và không quá thời hạn hiệu lực của Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Giấy phép lưu hành sản phẩm tự do là giấy phép rất quan trọng đối với doanh nghiệp, để sản phẩm hàng hóa được lưu hành hay xuất khẩu một cách hợp pháp.

Là công cụ để nước nhập khẩu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời đưa thương hiệu mình nâng tầm quốc tế và tạo sự tin dùng mặt hàng đến người tiêu dùng.

Quản lý CFS còn hạn chế được hiện tượng nhập siêu. CFS có một số tác dụng nhất định trong việc kiểm soát tình hình nhập siêu.

Các sản phẩm, hàng hóa được Bộ Y tế quản lý và cấp giấy phép lưu hành tự do.

Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;

Thuốc, mỹ phẩm;

Trang thiết bị y tế

Như vậy, giấy phép lưu hành thực phẩm chức năng sẽ do Bộ Y tế quản lý và cấp phép.

Điều kiện để sản phẩm, hàng hóa được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm (giấy chứng nhận lưu hành tự do).

Có giấy yêu cầu của thương nhân xuất khẩu

Được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành

Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định)

Nội dung giấy chứng nhận lưu hành tự do thực phẩm chức năng

– Tên cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

– Số, ngày cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

– Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

– Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

– Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

– Trên Giấy chứng nhận lưu hành tự do phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

– Họ tên, chữ ký của người ký Giấy chứng nhận lưu hành tự do và dấu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhân lưu hành sản phẩm.

đăng ký thực phẩm chức năng
đăng ký thực phẩm chức năng

– Lưu ý:

Trường hợp Giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng cho nhiều lô hàng thì phải theo quy định của Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.

Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, Giấy chứng nhận lưu hành tự do phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

Trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận lưu hành tự do, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Quy định chung về thực phẩm chức năng

Quy định cụ thể tại: Điều 10,14, Khoản 2 Điều 38, Khoản 2 Điều 44 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, với nội dung chung như sau:

– Bộ Y tế quản lý thực phẩm chức năng, nên mọi giấy phép, chứng nhận để kinh doanh với thực phẩm chức năng sẽ được cấp phép bởi bộ y tế.

– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

– Đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

+ Quy định về bảo quản thực phẩm.

– Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

– Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

.- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

– Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hồ sơ đăng ký lưu hành sản phẩm thực phẩm chức năngbao gồm

Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Nếu sử dụng dịch vụ của Thiên Di-Thiên Di sẽ soạn cho Khách Hàng);

Bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (đối với sản phẩm nhập khẩu);

Bản gốc hoặc bản sao chứng thực Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;

Mẫu nhãn hiệu hàng hóa lưu hành tại nước xuất xứ;

Nội dung nhãn phụ sản phẩm (Nếu sử dụng dịch vụ của Thiên Di-Thiên Di sẽ soạn cho Khách Hàng);

Mẫu sản phẩm;

Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có.

Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của các thành phần tạo nên chức năng đã công bố (Nếu sử dụng dịch vụ của Thiên Di-Thiên Di sẽ soạn cho Khách Hàng);

Cơ quan có thẩm quyền

Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ Y tế.

Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận bản đăng ký công bố sản phẩm

-Chuẩn bị hồ sơ theo quy định như đã nêu

– Nộp hồ sơ đến Cục An Toàn thực phẩm

-Phản hồi của cơ quan có thẩm quyền

– Nhận giấy chứng nhận bản đăng ký công bố sản phẩm 

Thẩm quyền cấp

Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ y tế cấp số đăng ký đối với thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Thời hạn giải quyết

Theo quy định thời gian là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ với thực phẩm chức năng, nhưng thực tế thời gian có thể kéo dài hơn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về đăng ký thực phẩm chức năng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành những thủ tục công bố chất lượng thực phẩm chức năng cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin