Đăng ký sở hữu thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu được hiểu là đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật. Việc các cá nhân, tổ chức không đăng ký sở hữu thương hiệu trong nước hoặc trên thị trường quốc tế đã làm cho nhiều công ty bị mất đi thương hiệu cũng như tài chính và tài sản trí tuệ của mình. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Rong Ba sẽ cung cấp cho người đọc các thông tin về đăng ký sở hữu thương hiệu.

Căn cứ pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2019

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tất cả các dấu hiệu có thể tạo ra một hình ảnh riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ hay cho chính doanh nghiệp.

Một thương hiệu có thể bao gồm cả nhãn hiệu, cũng có thể cả tên gọi hàng hóa, đôi khi chứa cả yếu tố kiểu dáng công nghiệp, hay bản quyền tác giả.

Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu là một dấu hiệu, có thể hữu hình hay vô hình, đặc biệt để nhận biế một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Như vậy, thương hiệu có thể là bất cứ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết rõ ràng với các sản phẩm hay doanh nghiệp cùng loại.

Lý do cần đăng ký sở hữu thương hiệu

Những lý do khi đăng ký sở hữu thương hiệu như sau:

Thương hiệu chỉ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ khi đã được chủ sở hữu nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký;

đăng ký sở hữu thương hiệu
đăng ký sở hữu thương hiệu

Chủ sở hữu thương hiệu chỉ có thể khẳng định được quyền sở hữu hợp pháp thương hiệu của mình khi đã được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ;

Chỉ khi đăng ký, thương hiệu mới được pháp luật bảo vệ trước hành vi xâm phạm quyền của bên khác;

Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới có thể chuyển nhượng, cho phép đối tác sử dụng thương hiệu (nhượng quyền) để thu lại khoản chi phí để tái đầu tư kinh doanh

Chủ thể có quyền đăng ký sở hữu thương hiệu?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký sở hữu thương hiệu cho các trường hợp sau:

Đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Đăng ký thương hiệu sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất. Điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể đăng ký thương hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng;

Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký thương hiệu chứng nhận. Điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký sở hữu thương hiệu

Đăng ký sở hữu thương hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ và được chia thành 02 đối tượng như sau:

Đối với cá nhân/công ty/tổ chức có quốc tịch Việt Nam

Các đối tượng trên có thể nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục SHTT. Ngoài ra, để thuận tiện cá nhân/tổ chức/công ty có thể thuê công ty sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký để đảm bảo việc đăng ký được tiến hành đúng theo quy định của Luật và không gặp bất kỳ trở ngại hay khó khăn gì.

Đối với cá nhân/tổ chức/công ty nước ngoài

Các đối tượng nêu trên, trong trường hợp không hiện diện thương mại tại Việt Nam khi tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, bắt buộc phải sử dụng dịch vụ đăng ký của Công ty Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam để thay mặt mình nộp đơn đăng ký.

Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam sẽ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký, thẩm định hồ sơ và ra kết quả cuối cùng về việc đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hoặc từ chối cấp (trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận – Cục SHTT sẽ nêu rõ lý do từ chối

Hồ sơ Đăng ký sở hữu thương hiệu bao gồm:

Chủ sở hữu có thể trực tiếp nộp đơn hoặc ủy quyền cho Tổ chức đại diện đăng ký bản quyền thương hiệu thay mặt chủ sở hữu nộp đơn đăng ký, hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu bao gồm các tài liệu sau:

Đơn (tờ khai) đăng ký bản quyền thương hiệu theo mẫu của nhà nước;

05 mẫu thương hiệu đăng ký in trên Giấy A4;

Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho luật sư làm);

Chứng từ lệ phí nộp đơn đăng ký thương hiệu

Nhóm sản phẩm/dịch vụ thương hiệu dự định đăng ký;

Quy trình Đăng ký sở hữu thương hiệu

Quy trình đăng ký bản quyền thương hiệu được tiến hành qua nhiều bước, cụ thể:

Thiết kế và lựa chọn thương hiệu sẽ đăng ký;

Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn;

Nộp đơn đăng ký thương hiệu;

Xét duyệt hình thức đơn đăng ký thương hiệu, bảo hộ thương hiệu;

Công bố đơn đăng ký thương hiệu và bản quyền thương hiệu;

Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu;

Quyết định cấp hoặc từ chối cấp chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu;

Thời gian Đăng ký sở hữu thương hiệu

Theo quy định thời gian thẩm định sau khi tiếp nhận đơn đăng ký và hồ sơ là 12 tháng từ ngày nộp. Trong thời gian này, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành quá trình thẩm định như: xét duyệt đơn, thẩm định nội dung, kiểm tra tính trùng lặp, công bố đơn và cuối cùng là cấp chứng nhận.

Quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc được cấp đơn có thể kéo dài hơn bình thường do tranh chấp về bản quyền thương hiệu từ các đơn vị khác hoặc do số lượng đơn nộp về cục sở hữu trí tuệ bị quá tải. Chúng ta cần phải chờ đợi và sẵn sàng cung cấp, thu thập thông tin trình cục khi có yêu cầu để việc giải quyết nhanh hơn.

Thời gian thông thường hiện nay tính từ ngày nộp đơn cho đến nhận được văn bằng bảo hộ thương hiệu là khoảng từ 18-22 tháng.

Thời gian bảo hộ bản quyền thương hiệu:

Thời gian bảo hộ của thương hiệu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là trong vòng 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần. Thời gian gia hạn thương hiệu sẽ được thực hiện trước 06 tháng tính từ ngày thương hiệu hết hạn hoặc sau 06 tháng tính từ ngày hết hạn (trường hợp này sẽ phải nộp thêm phí gia hạn muộn).

Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu thương hiệu

Đơn đăng ký quyền sở hữu thương hiệu được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho Cục sở hữu trí tuệ. Hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài không thường trú, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Tra cứu sở hữu thương hiệu

Tra cứu sở hữu thương hiệu chính là một bước quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật. Từ đó tránh được tình trạng đơn xin bảo hộ thương hiệu bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn.

Cách thức tra cứu Đăng ký sở hữu thương hiệu trước khi đăng ký

Trước khi nộp đơn đăng ký bản quyền của thương hiệu, chúng ta nên đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu thông qua việc tra cứu nhãn hiệu. Tra cứu thương hiệu sẽ giúp chủ sở hữu thương hiệu biết được rằng tại thời điểm hiện tại thương hiệu của chủ sở hữu đã có ai đăng ký hay chưa? Trong trường hợp kết quả tra cứu cho thấy thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu nên tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu nhanh để được hưởng ngày ưu tiên. Trường hợp thương hiệu dự định đăng ký đã có người đăng ký trước đó theo hướng trùng hoặc tượng tự với thương hiệu dự định đăng ký, khách hàng sẽ cân nhắc để sửa đổi thương hiệu để tăng khả năng bảo hộ hoặc buộc phải thay đổi thương hiệu (trong trường hợp thương hiệu đăng ký trùng hoàn toàn)

Lưu ý: Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu, thương hiệu đăng ký phải đáp ứng được những điều kiện sau: 

Thương hiệu là hình dạng chữ, từ ngữ hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó.

Thương hiệu đăng ký có khả năng phân biệt với thương hiệu khác cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ.

Thương hiệu không có dấu hiệu trùng lặp với thương hiệu khác.

Cách tra cứu thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ

Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Truy cập vào địa chỉ tra cứu thương hiệu tại trang: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Nhập thông tin thương hiệu cần tra cứu vào ô thương hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINAMILK

Điền hông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu thương hiệu bạn muốn đăng ký là nhãn hình).

Nhập thông tin những nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên của sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Lưu ý:  Kết quả sẽ trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem thương hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với thương hiệu của đơn vị khác hay không.

Cách 2: Tra cứu thương hiệu nâng cao tại cục sở hữu trí tuệ

Tra cứu sở hữu thương hiệu nâng cao chính là việc tra cứu thương hiệu được thực hiện với sự hỗ trợ của những chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để tiến hành tra cứu thương hiệu nâng cao, bạn sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ để làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu thương hiệu cho chuyên viên, sau đó chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Với cách tra cứu này, kết quả tra cứu sẽ đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của thương hiệu.

Lưu ý: Hình thức tra cứu này sẽ mất chi phí tra cứu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về đăng ký sở hữu thương hiệu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về đăng ký sở hữu thương hiệu và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin