Đăng ký làm căn cước công dân

Hiện tại thì người dân đã có thể đăng ký làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) online ngay tại nhà trên điện thoại hoặc máy tính. Người dân có thể đăng ký tại các thành phố hỗ trợ, kê khai hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip online. Với cách thực hiện này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức thực hiện. Vậy đăng ký làm căn cước công dân thực hiện như thế nào. Bài viết về đăng ký làm căn cước công dân của Công ty Luật Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Các giấy tờ cần chuẩn bị đăng ký làm căn cước công dân 

Bạn làm trực tiếp tại nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có sổ KT3:

– Bản gốc sổ hộ khẩu và kèm theo 02 bản photo.

– Chứng minh thư nhân dân cũ (nếu có): Bởi nếu bạn đã có CMTND, khi xin cấp CCCD, cơ quan Công an sẽ xác nhận số CMTND cũ và CCCD mới là của cùng một người.

– Bản khai theo mẫu (có xác nhận của UBND phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú).

Thủ tục đăng ký làm căn cước công dân online trực tuyến

Bước 1: Dùng máy tính hoặc điện thoại truy cập vào trang dịch vụ hành chính công trực tuyến tại địa chỉ sau:

http://qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/cap-can-cuoc-cong-dan

Bước 2: Chọn hình thức cấp Căn cước công dân tại trang nhập tờ khai căn cước công dân (Tờ khai điện tử)

Tại mục Yêu cầu công dân về thẻ căn cước, bạn phải lựa chọn 1 trong 5 hình thức cấp căn cước công dân trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Cụ thể gồm: Cấp CCCD (tức cấp mới CCCD dành cho công dân chưa từng làm CMND hoặc CCCD); Đổi CCCD; Cấp lại CCCD; Cấp mới từ CMND 9 số sang CCCD hoặc Cấp mới từ CMND 12 số sang CCCD.

Bước 3: Kê khai thông tin đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại căn cước công dân theo các mục trên trang web

Nhập đầy đủ các thông tin cá nhân theo yêu cầu trong các mục có sẵn của THÔNG TIN CƠ BẢN như Họ tên, Số CCCD/CMND, Giới tính, Ngày tháng năm sinh, Dân tộc, Tôn giáo, Nơi đăng ký khai sinh, Tình trạng hôn nhân, Quê quán, Địa chỉ hiện tại…

Bước 4: Đề nghị cấp giấy xác nhận số CMND với số CCCD

Nếu có nhu cầu cần đổi các loại giấy tờ, bằng cấp, thẻ hoặc phục vụ cho việc giao dịch ngân hàng… tại mục YÊU CẦU CỦA CÔNG DÂN, ở ô Xác nhận số CMND, bạn chọn dòng “” để Cơ quan công an cấp giấy xác nhận đã chuyển từ CMND cũ sang CCCD mới (xác nhận số CMND cũ và số CCCD mới). Giấy xác nhận này có thể đăng ký để chuyển phát bằng đường bưu điện đến tận nhà.

Bước 5: Chọn ngày, giờ, địa điểm nộp tờ khai dựa theo lịch có sẵn

Thông tin được điền ở trên sẽ được lưu vào mẫu tờ khai trực tuyến, bạn lựa chọn cơ quan công an để gởi tờ khai này (đây cũng là nơi bạn sẽ trực tiếp đến làm thủ tục cấp CCCD sau khi đã đăng ký online). Sau đó bạn cần chọn ngày đăng kí và thời gian làm thủ tục trong buổi sáng hoặc buổi chiều (trừ chiều thứ 7 và ngày CN không làm việc) để đến làm trực tiếp. 

Bước 6: Kiểm tra, xác nhận lại thông tin đã khai báo trên mẫu

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin ở bước 5, điền Mã xác nhận (gồm 5 kí tự) rồi click chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” và bấm vào nút Kiểm tra thông tin để kiểm tra lại xem toàn bộ thông tin đã khai trên mẫu tờ khai có chính xác hay chưa.

Ngay sau đó, Tờ khai căn cước công dân (theo Mẫu quy định của Bộ Công an) với đầy đủ thông tin bạn vừa điền sẽ hiện ra. Ở dưới mẫu này sẽ có hai nút Chỉnh sửa tờ khai và nút Xác nhận và lưu tờ khai.

Bước 7: Lấy mã tờ khai và in tờ khai

Sau khi lưu tờ khai, hệ thống sẽ cung cấp cho bạn mã tờ khai, ngày hẹn, buổi hẹn nộp tờ khai và thông báo bạn cầm tờ khai đã được in đến nơi cấp tờ khai tương ứng để nộp. Bạn cần tải về mẫu tờ khai căn cước công dân đã khai ở trên (file PDF) và in thành 1 bản, chờ đến ngày giờ đã hẹn để đi nộp cho cơ quan công an.

Lưu ý:

– Truy cập vào trang web để đăng ký thủ tục cấp căn cước công dân trực tuyến bằng máy tính hoặc điện thoại đều được.

– Hiện tại việc đăng ký làm căn cước công dân trực tuyến mới chỉ áp dụng tại TP HCM, các tỉnh thành khác chưa thực hiện. Địa điểm nộp hồ sơ sau khi đăng ký trực tuyến: Tại Phòng cảnh sát Quản lý hành chính (PC06) Công an thành phố Hồ Chí Minh.

– Khi đến nộp mẫu tờ khai tại cơ quan công an đã đăng ký ở trên, các thủ tục còn lại như chụp hình, lấy dấu vân tay, đóng lệ phí…bạn phải hoàn thành tại nơi đã đăng ký.

– Mang theo CMND cũ (nếu có) và sổ Hộ khẩu khi đến nộp tờ khai.

– Công an các tỉnh, thành sẽ đổi CCCD gắn chip cho công dân tạm trú (chưa có hộ khẩu thường trú) trên địa bàn quản lý, với điều kiện công dân đó có thông tin đầy đủ trên hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện đang chờ Bộ Công an chuyển dữ liệu người ngoại tỉnh tạm trú cho công an các tỉnh thành, khi nào xong thì mới cấp được thẻ CCCD cho người tạm trú.

đăng ký làm căn cước công dân
đăng ký làm căn cước công dân

Thủ tục đăng ký làm căn cước công dân 

* Thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

– Người làm thẻ căn cước công dân phải Điền vào tờ khai theo mẫu quy định

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.”

Bước 1: Các bạn cầm toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới Phòng hành chính của Công an cấp quận/huyện nơi bạn đang thường trú hoặc KT3.

Bước 2: Công an sẽ tiến hành đối chiếu, kiểm tra thông tin trong tờ khai so với sổ hộ khẩu và phần mềm quản lý dữ liệu công dân.

Bước 3: Công an sẽ tiến hành chụp ảnh, lăn vân tay, ghi đặc điểm nhận dạng của bạn.

Bước 3: Nhận giấy hẹn và đợi lấy kết quả. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn lại đúng quy định để cấp thẻ cho công dân.

Bước 4: Đến lấy thẻ Căn cước công dân như trong giấy hẹn trước đó. Sau khi bạn nhận thẻ Căn cước công dân, công an sẽ tiến hành cắt góc phía bên phải giấy Chứng minh nhân dân và từ đây giá trị của giấy Chứng minh nhân dân hết hiệu lực.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Như vậy, theo quy định, khi đăng ký làm thẻ, bạn không phải xuất trình sổ hộ khẩu và xác nhận của công an địa phương. 

Nơi làm thủ tục xin cấp thẻ CCCD lần đầu:

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Lệ phí xin cấp CCCD lần đầu:

Sau khi nhận được giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân, bạn đến cơ quan ghi trong giấy hẹn để nhận thẻ. Bạn có thể đến địa điểm khác theo yêu cầu song phải trả phí dịch vụ chuyển phát thẻ.

Mức phí khi chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng.

Đổi thẻ Căn cước công dân khi thẻ bị hư, thay đổi thông tin trên thẻ Căn cước công dân là 50.000 đồng.

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất, trở lại quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng.

Thời hạn xin cấp thẻ căn cước công dân:

Theo bạn trình bày thì được hiểu bạn xin cấp đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân theo Điều 23 Luật căn cước công dân 2014.

Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân được thực hiện từ Điều 4 đến Điều 12 theo Thông tư 11/2016/TT-BCA như sau:

– Bước 1: Cán bộ tiếp công dân tiếp nhận hồ sơ của công dân, đối chiếu thông tin trong hồ sơ với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

– Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi thẻ căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu thập thông tin theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA.

– Bước 3: Hồ sơ đề nghị cấp, đổi cần tra cứu tàng tư căn cước công dân:

+ Tại công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Tại Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

+ Tại Trung tâm căn cước công dân quốc gia: Giám đốc Trung tâm căn cước công dân quốc gia chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

– Bước 4: Xử lý, duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân

– Bước 5: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

– Bước 6: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Trung tâm Căn cước công dân quốc gia

– Bước 7: Phê duyệt cấp, đổi, cấp lại và in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân

– Bước 8: Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ Điều 12 Thông tư 11/2016/TT-BCA thì thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:

– Công an cấp huyện hoàn thành việc xử lý, duyệt hồ sơ và chuyển dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân lên Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời hạn như sau:

+ Đối với thành phố, thị xã thì trong thời hạn 1,5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, đổi thẻ Căn cước công dân và 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại thẻ Căn cước công dân, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

+ Đối với các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

+ Đối với các khu vực còn lại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

– Tại Công an cấp tỉnh:

+ Đối với dữ liệu điện tử do Công an cấp huyện chuyển lên thì ngay trong ngày đối với trường hợp cấp, đổi và 02 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại, kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Công an cấp tỉnh phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia.

+ Đối với hồ sơ do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về đăng ký làm căn cước công dân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về đăng ký làm căn cước công dân và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin